Dấu hiệu của hiện tượng hóa học

PHÂN BIỆT HIỆN TƯỢNG VẬT LÝ VÀ HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC

I. HƯỚNG GIẢI

- Hiện tượng vật lí: là hiện tượng chỉ biến đổi về thể, trạng thái của chất, không có chất mới sinh ra.

- Hượng tượng hóa học: là hiện tượng biến đổi chất này thành chất mới.

- Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học là có chất mới tạo thành.

II. BÀI TẬP MẪU

Bài 1. Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học trong các hiện tượng hóa học sau.

a. Thanh sắt đung nóng, dát mỏng và  uốn cong được.

b. Thổi khí cacbonic vào nước vôi trong , làm nước vôi trong vẩn đục.

c. Đá lạnh để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng.

d. Nhựa đường đung nở nhiệt độ cao nóng chảy.

Hướng dẫn:

- Hiện tượng vật lí là câu: a, c, d.

- Hiện tượng hóa học là câu: b.

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1. Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học. Giải thích?

a. Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ.

b. Quá trình quang hợp của cây xanh.

c. Sự đông đặc ở mỡ động vật.

d. Ly sữa có vị chua khi để lâu ngoài không khí.

e. Quá trình bẻ đôi viên phấn.

f. Quá trình lên men rượu.

g. Quá trình ra mực của bút bi.

Bài 2. Hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?

a. Thủy tinh nóng chảy đươc thổi thành bình cầu.

b. Khí metan (CH4) cháy tào thành khí cacbonic và hơi nước.

c. Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axetic loãng dùng làm giấm ăn.

d. Cho vôi sống (CaO) vào nước được Ca(OH)2

e. Mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy có bọt sủi lên. (VL vì CO2 bị nén trong đó thoát ra ngoài)

Bài 3. Hiện tượng nào sau đây là  hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?

a. Vào mùa hè băng ở hai cực trái đất tan dần.

b. Thổi hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong làm nước vôi trong vẩn đục.

c. Đốt cháy đường mía cháy thành màu đen và mùi khét.

d. Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh.

e. Đun nóng hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm. Hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu xám.

Bài 4. Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học trong các hiện tượng sau:

“Khi sản xuất vôi sống, người ta đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước thích hợp cho vào lò nung, nung đá vôi ta được vôi sống và khí cacbonic. Khuấy vôi sống với ít nước ta được nước vôi đặc, thêm nước vào nước vôi đặc ta được nước vôi loãng.”

Bài 7. Thanh sắt hơ nóng, dát mỏng, kéo dài thành dây sắt, sau đó tiếp tục nung nóng thành chất bột màu nâu. Hãy chỉ ra đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học.

Bài 5. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học:

a. Rượu etylic để lâu trong không khí bay hơi và loãng dần.

b. Đốt cháy rượu etylic thành khí cacbon đioxit với nước.

c. Khi ở 00C nước lỏng hóa rắn thành nước đá.

d. Cho một mẩu kim loại natri vào nước ta thấy mẩu kim loại tan dần và tạo thành dung dịch có tính bazơ.

Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau:

A. a, b                                 B. b, d                                     C. a, c                                      D. c, d

Bài 6. Hãy chỉ ra đâu là hiện tượng vật lý đâu là hiện tượng hóa học trong các hiện tượng sau:

a. Hiện tượng cháy rừng gây ô nhiễm môi trường.

b. Để làm giảm độ chua của đất trồng cần phải bón vôi.

c. Để làm giảm độ mặn của đất, phải đưa nước vào ruộng để rửa mặn.

d. Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi có dòng điện đi qua.

e. Rượu etylic để lâu trong không khí có mùi chua.

f. Xăng cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước.

g. Hòa tan đường vào nước ta được dung dịch nước đường.

LỜI GIẢI

Bài 1.

a. Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ → Hiện tượng hóa học.

b. Quá trình quang hợp của cây xanh → Hiện tượng hóa học

c. Sự đông đặc ở mỡ động vật → Hiện tượng vật lí

d. Ly sữa có vị chua khi để lâu ngoài không khí→ Hiện tượng hóa học

e. Quá trình bẻ đôi viên phấn Hiện tượng vật lí

f. Quá trình lên men rượu→ Hiện tượng hóa học

g. Quá trình ra mực của bút bi Hiện tượng vật lí

Bài 2.

a. Thủy tinh nóng chảy đươc thổi thành bình cầu→ Hiện tượng vật lí

b. Khí metan (CH4) cháy tào thành khí cacbonic và hơi nước→ Hiện tượng hóa học

c. Hòa tan axit axetic vào nước được dung dịch axetic loãng dùng làm giấm ăn→ Hiện tượng vật lí

d. Cho vôi sống (CaO) vào nước được Ca(OH)2→ Hiện tượng hóa học

e. Mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy có bọt sủi lên. → Hiện tượng vật lí vì CO2 bị nén trong chai bị thoát ra ngoài khi mở nút)

Bài 3.

a. Vào mùa hè băng ở hai cực trái đất tan dần →Hiện tượng vật lí

b. Thổi hơi thở của chúng ta vào nước vôi trong làm nước vôi trong vẩn đục→ Hiện tượng hóa học

c. Đốt cháy đường mía cháy thành màu đen và mùi khét→ Hiện tượng hóa học

d. Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh →Hiện tượng vật lí

e. Đun nóng hỗn hợp gồm sắt và lưu huỳnh trong ống nghiệm. Hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu xám→ Hiện tượng hóa học

Bài 4.

“người ta đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước thích hợp” là hiện tượng vật lí.

“nung đá vôi ta được vôi sống và khí cacbonic” là hiện tượng hóa học.

“Khuấy vôi sống với ít nước ta được nước vôi đặc” là hiện tượng vật lí.

“thêm nước vào nước vôi đặc ta được nước vôi loãng” là hiện tượng vật lí.

Bài 5.

Đán án đúng là B.

Bài 6.

a. Hiện tượng cháy rừng gây ô nhiễm môi trường→ Hiện tượng hóa học

b. Để làm giảm độ chua của đất trồng cần phải bón vôi→ Hiện tượng hóa học

c. Để làm giảm độ mặn của đất, phải đưa nước vào ruộng để rửa mặn→Hiện tượng vật lí

d. Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi có dòng điện đi qua→Hiện tượng vật lí

e. Rượu etylic để lâu trong không khí có mùi chua→ Hiện tượng hóa học

f. Xăng cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước→ Hiện tượng hóa học

g. Hòa tan đường vào nước ta được dung dịch nước đường→Hiện tượng vật lí

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 8 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. Nhận biết dấu hiệu có phản ứng hóa học.

1. Thí nghiệm 1

Hoà tan và đun nóng kali pemanganat (thuốc tím):

Lấy một lượng (khoảng 0,5 g) thuốc tím đem chia làm ba phần.

– Bỏ một phần vào nước đựng trong ống nghiệm (1), lắc cho tan (cầm ống nghiệm đập nhẹ vào lòng bàn tay).

– Bỏ hai phần vào ống nghiệm (2) rồi đun nóng (làm như cách đun nóng ở thí nghiệm 2, bài thực hành 1). Đưa que đóm cháy dở còn tàn đổ vào để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy (*) thì tiếp tục đun. Khi nào que đóm không bùng cháy thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm. Sau đó đổ nước vào, lắc cho tan (chất rắn trong ống nghiệm có tan hết không?).

Quan sát màu của dung dịch trong hai ống nghiệm.

2. Thí nghiệm 2

Thực hiện phản ứng với canxi hidroxit:

a. Dùng ống thuỷ tinh thổi hơi thở lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong dung dịch canxi hiđroxit). Quan sát thấy gì trong mỗi ống nghiệm?

b. Đổ dung dịch natri cacbonat lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong. Quan sát thấy gì trong mỗi ống nghiệm?

1. Mô tả những gì quan sát được. Trong hai ống nghiệm, ở ống nào xảy ra hiện tượng vật lí, ống nào xảy ra hiện tượng hóa học? Giải thích.

2. Ghi lại hiện tượng xuất hiện trong mỗi ống nghiệm. Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra. Viết phương trình chữ của phản ứng.

Cho biết: a. Trong hơi thở ra có khí cacbon đioxit, hai chất mới tạo ra là canxi cacbonat và nước; b. Hai chất mới tạo ra thì một cũng là canxi cacbonat và một là natri hiđroxit.

Thí nghiệm 1: Hoà tan và đun nóng kali pemanganat (thuốc tím)

Dụng cụ và hóa chất:

– Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, đóm,…

– Hóa chất: kali pemanganat (thuốc tím)

Cách tiến hành:

– Lấy một lượng (khoảng 0,5g) thuốc tím đem chia làm ba phần.

– Bỏ một phần vào nước đứng trong ống nghiệm (1), lắc cho tan (cầm ống nghiệm đập nhẹ vào lòng bàn tay).

– Bỏ hai phần vào ống nghiệm (2) rồi đun nóng (làm như cách đun nóng ở thí nghiệm 2, bài thực hành 1). Đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy thì tiếp tục đun, để nguội ống nghiệm. Sau đó đổ nước vào, lắc cho tan.

Hiện tượng:

– Ống nghiệm (1): thuốc tím tan hết trong nước tạo thành dung dịch có màu tím.

– Ống nghiệm (2): Đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy thì tiếp tục đun, để nguội ống nghiệm. Sau đó đổ nước vào, lắc cho tan thì thấy chất rắn không tan hết, dung dịch có màu tím nhạt hơn so với ống nghiệm (1).

Giải thích:

– Ống nghiệm (1): Thuộc hiện tượng vật lí vì không có sự biến đổi về chất.

– Ống nghiệm (2):

  • Bỏ 2 phần vào ống nghiệm 2 rồi đun nóng. đưa que đóm còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy thì tiếp tục đun. Que đóm bùng cháy là do phản ứng sinh ra khí Oxi là khí duy trì sự sống và sự cháy.
  • Để nguội ống nghiệm rồi mới cho nước vào để tránh sự chênh lệch nhiệt độ làm ống thủy tinh bị nứt, vỡ, hóa chất rơi vãi ra gây nguy hiểm.
  • Sau đó đổ nước vào, lắc cho tan hết. Nhận thấy chỉ có một phần tan trong nước, màu dung dịch nhạt hơn ống nghiệm 1.Thuốc tím khi bị đun nóng sinh ra các chất rắn: Kalimanganat, Manganđioxit và Khí oxi.

Phương trình hóa học bằng chữ: Kali pemanganat \(\)\(\xrightarrow{t^0}\) Kali manganat + manganđioxit + oxi

Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với canxi hiđroxit

Dụng cụ và hóa chất:

– Dụng cụ: ống nghiệm, công tơ hút, kẹp gỗ,…

– Hóa chất: dung dịch canxi hidroxit, dung dịch natri cacbonat.

Cách tiến hành:

a. Dùng hơi thở thổi vào trong ống nghiệm có đựng sẳn canxihđroxit. Quan sát nhận xét.

b. Đổ dung dịch natrihiđroxit vào trong ống nghiệm đựng nước và trong ống nghiệm đựng nước vôi trong. Quan sát nhận xét.

Hiện tượng:

a. Dùng hơi thở thổi vào trong ống nghiệm có đựng sẳn canxihđroxit quan sát thấy nước vôi trong bị vẩn đục.

b. Khi đổ dd natricacbonat vào ống nghiệm 2 đựng canxihiđroxit quan sát thấy nước vôi trong bị vẩn đục.

Giải thích:

a. Nước vôi trong bị vẩn đục do có chất rắn không tan được tạo thành là canxicacbonat.

Phương trình hóa học bằng chữ: Canxihiđroxit + khí cacbonic \(\xrightarrow{t^0}\) canxicacbonat + nước

b. Khi đổ dung dịch natricacbonat vào ống nghiệm 2 đựng canxihiđroxit tạo thành canxicacbonat và natrihiđroxit.

Phương trình hóa học bằng chữ: Canxihiđroxit + natricacbonat \(\xrightarrow{t^0}\) canxicacbonat + natrihiđroxit

Bài 1: Mô tả những gì quan sát được. Trong hai ống nghiệm, ở ống nào xảy ra hiện tượng vật lí, ống nào xảy ra hiện tượng hóa học? Giải thích.

Hướng dẫn giải

Hiện tượng:

Ống nghiệm 1: Chất rắn tan hết tạo thành dung dịch màu tím.

Ống nghiệm 2: Tàn đóm đỏ bùng cháy. Hòa vào nước chất rắn còn lại một phần không tan hết.

Giải thích:

Ống nghiệm 1: Thuộc hiện tượng vật lí vì không có sự biến đổi về chất.

Ống nghiệm 2: Thuộc hiện tượng hóa học vì có chất mới sinh ra (khí oxi làm cho tàn đóm bùng cháy, chất không tan hết là manganđioxit).

Bài 2: Ghi lại hiện tượng xuất hiện trong mỗi ống nghiệm. Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra. Viết phương trình chữ phản ứng.

Cho biết:

a. Trong hơi thở ra có khí cacbon đioxit, hai chất mới tạo ra là canxi cacbonat và nước.

b. Hai chất mới tạo ra thì một cũng là canxi cacbonat và một là natri hiđroxit.

Hướng dẫn giải

Hiện tượng ở thí nghiệm 2.a:

Ống nghiệm 1: Không có hiện tượng gì

Ống nghiệm 2: Thấy nước vôi trong vẩn đục

Giải thích:

Ống nghiệm 1: Không có phản ứng hóa học xảy ra

Ống nghiệm 2: Đã xảy ra phản ứng vì xuất hiện chất mới làm đục nước vôi trong là canxicacbonat

Phương trình bằng chữ: Canxi hiđroxit (nước vôi trong) + cacbon đioxit (hơi thở) → canxi cacbonat + nước

Hiện tượng ở thí nghiệm 2.b:

– Nhỏ \(Na_2CO_3\):

Ống nghiệm 1: Không có hiện tượng gì.

Ống nghiệm 2: Xuất hiện kết tủa trắng.

Giải thích:

Ống nghiệm 1: Không có phản ứng hóa học xảy ra.

Ống nghiệm 2: Đã xảy ra phản ứng hóa học vì xuất hiện chất mới.

Phương trình chữ: Canxi hiđroxit + Natricacbonat → Canxi cacbonat + Natri hiđroxit.

Nội dung bài học Bài 14: Bài Thực Hành 3 Dấu Hiệu Của Hiện Tượng Và Phản Ứng Hóa Học thuộc Chương 2: Phản Ứng Hóa Học môn Hóa Học Lớp 8. Giúp các bạn chuẩn bị các kĩ năng cho phần thực hành trên lớp như Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên; Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học; Viết tường trình hoá học.

Bài Tập Liên Quan: