Dấu hiệu nhận biết máy tính đã bị nhiễm adware

Có một thực tế là không phải cài đặt các phần mềm diệt malware thì nghĩa là máy tính của bạn đã được bảo vệ an toàn. Đôi khi phần mềm diệt malware có thể không hoàn hảo hoặc không hoạt động đúng cách, nó có thể là cơ hội cho các phần mềm độc hại khác xâm nhập và tấn công hệ thống.

Cùng tham khảo bài viết máy tính bị nhiễm Malware, phần mềm độc hại trên máy tính và dấu hiệu như thế nào? Cách diệt malware tận gốc cho máy tính dưới đây của Taimienphi.vn để tìm hiểu một số dấu hiệu máy tính nhiễm malware nhé.

Máy tính bị nhiễm Malware, dấu hiệu như thế nào? Cách sửa?

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy máy tính của bạn đã bị nhiễm Malware (phần mềm độc hại).

1. Cửa sổ popup quảng cáo xuất hiện mọi lúc mọi nơi

Mặc dù không phổ biến như trước đây, các chương trình phần mềm quảng cáo (Adware) sau khi xâm nhập máy tính nạn nhân sẽ liên tục hiển thị các cửa sổ quảng cáo. Các quảng cáo này có thể quảng cáo sản phẩm hợp lệ để mang về lợi nhuận cho kẻ tấn công, hoặc cũng có thể là các quảng cáo liên kết đến các trang web độc hại khác, đánh lừa người dùng truy cập để phát tán mã độc malware trên máy tính nạn nhân, các bạn tìm hiểu thêm về Malware là gì tại đây

2. Trình duyệt liên tục chuyển hướng

Không phải tất cả các chuyển hướng trang web đều là độc hại, nhưng nếu nhận thấy việc tiếp cận Google liên tục chuyển hướng bạn đến các trang tìm kiếm lạ, nên cảnh giác.

Tuy nhiên đôi khi kẻ tấn công có thể thiết kế giao diện trang web độc hại tương tự như trang web hợp lệ. Chẳng hạn như Trojan ngân hàng có thể chuyển hướng trình duyệt của bạn đến một trang web lừa đảo có giao diện giống hệ trang web ngân hàng hợp lệ. Trong trường hợp này, manh mối duy nhất là URL trên thanh địa chỉ trình duyệt. Các cuộc tấn công chuyển hướng thường dựa vào các tiện ích mở rộng trình duyệt, vì vậy nếu nghi ngờ có vấn đề nào đó, thử đào sâu vào các cài đặt trình duyệt và vô hiệu hóa các tiện ích mở rộng mà bạn không hề cài đặt đi.

3. Ứng dụng diệt virus giả mạo gửi cảnh báo

Việc tạo và phân phối các chương trình, phần mềm diệt virus giả mạo có thể mang về món hời lớn cho kẻ tấn công. Kẻ tấn công có thể lợi dụng các kỹ thuật ngụy trang để đưa phần mềm diệt virus giả mạo vào hệ thống nạn nhân, sau đó hiển thị các cảnh báo đang sợ về các mối đe dọa được tạo ra. Nạn nhân sẽ phải thực hiện thanh toán trước khi kẻ tấn công trả lại các dữ liệu quan trọng cũng như cho họ truy cập máy tính của mình theo cách thông thường.

Các ứng dụng diệt virus giả mạo thường quét hệ thống rất nhanh.

4. Các bài đăng giả mạo trên Facebook

Malware thường tấn công chủ yếu vào Facebook cũng như các mạng xã hội phổ biến khác, bằng cách tạo các bài đăng giả mạo. Thường thì nội dung các bài đăng này mang tính giật gân, thu hút người dùng click vào liên kết giả mạo và kết quả là trở thành nạn nhân của malware.

5. Nhận được thông báo thanh toán tiền chuộc

Một số chương trình, phần mềm độc hại khóa dữ liệu hoặc máy tính nạn nhân để đòi tiền chuộc. Các mối đe dọa ransomware này có thể mã hóa tất cả hình ảnh và tài liệu người dùng, yêu cầu phải thanh toán tiền chuộc để lấy lại dữ liệu và quyền truy cập máy tính.

Các chương trình độc hại này này có thể hiển thị các cảnh báo, chủ yếu từ FBI hoặc các cơ quan khác, nói rằng máy tính của bạn được sử dụng để gửi thư rác hoặc xem các nội dung khiêu dâm, yêu cầu phải thanh toán tiền nộp phạt để được sử dụng lại máy tính. Bằng cách cài đặt các phần mềm diệt virus và phần mềm diệt malware hiệu quả để tăng cường độ bảo mật, an toàn cho máy tính của bạn.

6. Các công cụ hệ thống bị vô hiệu hóa

Nếu đang nghi ngờ sự hiện diện của malware (phần mềm độc hại) trên hệ thống, bạn có thể mở Task Manager để kiểm tra, hoặc kiểm tra các cài đặt bằng Registry Editor. Nếu trên màn hình hiển thị thông báo Admin hệ thống đã vô hiệu hóa các công cụ này, nó có thể là nỗ lực của malware để bảo vệ chính mình trên hệ thống của bạn.

7. Mọi thứ có vẻ bình thường

Một số loại phần mềm độc hại sẽ cố gắng để ẩn các hoạt động của mình, không để lại bất kỳ dấu vết nào. Ngay cả khi người dùng không nhận thấy điều gì bất thường, một bot trên hệ thống có thể đang lặng lẽ chờ lệnh từ hệ thống chỉ huy và kiểm soát của nó. Trojan truy cập từ xa (hoặc một số dạng phần mềm gián điệp khác) có thể đang thu thập thông tin cá nhân của bạn.

Loại bỏ malware ra khỏi hệ thống

Nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy các dấu hiệu chứng tỏ máy tính đã bị nhiễm malware, giải pháp là cài đặt các phần mềm diệt virus (anti virus malware) hoặc các ứng dụng bảo mật mạnh mẽ để quét phần mềm độc hại, diệt công cụ gián điệp ngay lập tức. Ngoài ra nếu đã cài đặt phần mềm diệt virus, cần bảo bảo phần mềm đã được cập nhật phiên bản mới nhất và thực hiện quét toàn bộ hệ thống để tìm và loại bỏ malware ra khỏi hệ thống.

Trường hợp nếu vẫn sót lại ứng dụng không mong muốn, hoặc nếu muốn quét lại máy tính cho chắc chắn, bạn có thể sử dụng các công cụ dẹp dẹp hệ thống theo yêu cầu như Malwarebytes để quét máy tính.

Tải Malwarebytes anti-malware về máy và cài đặt tại đây: Download Malwarebytes

Hy vọng bài viết máy tính bị nhiễm Malware, dấu hiệu như thế nào? Cách sửa mà Taimienphi.vn vừa giới thiệu cho bạn trên đây đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích cũng như các dấu hiệu để phát hiện malware sớm. Nếu phát hiện có sự hiện diện của malware, tốt nhất nên loại bỏ nó ra khỏi hệ thống càng sớm càng tốt, trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Nếu nhận thấy máy tính của mình bắt đầu hoạt động chậm dần, hoặc thực hiện các hành vi lạ, thường thì dấu hiệu này có thể là do các trục trặc nhỏ, nhưng nếu xảy ra liên tục, kèm theo một số dấu hiệu khác, cần coi chừng, nó có thể là dấu hiệu của Malware, để tìm hiểu máy tính bị nhiễm Malware, dấu hiệu như thế nào? Cách sửa? Bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Taimienphi.vn.

Cách sử dụng Malwarebytes Anti-Malware để quét, kiểm tra mã độc trên máy tính Cách xóa phần mềm quảng cáo trên Mac OS X Máy tính bị nhiễm Spyware có dấu hiệu như thế nào? Loại bỏ Spyware? Máy tính bị nhiễm Virus - Dấu hiệu và cách nhận biết Malwarebytes sửa lỗi Windows 7 đóng băng trong bản cập nhật mới Tổng hợp mẫu virus, phần mềm độc hại và cách diệt tuần 2 tháng 3 năm 2015

Mỗi lần vào truy cập vào vào một trang web, bạn luôn cảm thấy phiền phức với rất nhiều cửa sổ quảng cáo tự động xuất hiện, đó được gọi Adware. Vậy cụ thể thì Adware là gì? Cách bảo mật tránh nhiễm Adware như thế nào? Cùng Tino Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Adware là viết tắt của cụm từ “Advertising supported software”. Đây là tên của một phần mềm được thiết kế nhằm mục đích hiển thị các quảng cáo trên máy tính, điều hướng các yêu cầu tới website quảng cáo và thu thập các kiểu dữ liệu marketing.

Adware có thể được ngụy trang dưới nhiều dạng từ quảng cáo hiển thị, banner đến quảng cáo toàn màn hình, video và các cửa sổ bật lên. Khi xâm nhập thành công vào thiết bị, Adware sẽ thực hiện các tác vụ mà người dùng không mong muốn như:

  • Tự động mở tab mới.
  • Thay đổi trang chủ tìm kiếm.
  • Thu thập thông tin người dùng sử dụng cho mục đích quảng cáo.
  • Chuyển hướng người dùng đến những trang web dạng NSFW (not safe/suitable for work).

Dấu hiệu nhận biết máy tính đã bị nhiễm adware

Hầu hết các Adware là hợp pháp và an toàn để sử dụng, bạn hoàn toàn có thể truy cập vào quảng cáo hoặc tải các ứng dụng miễn phí nếu có nhu cầu. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cảnh giác vì không loại trừ khả năng Adware chứa mã độc hại.

Lịch sử ra đời của Adware

Adware được xuất hiện lần đầu vào năm 1995, lúc đó một số chuyên gia xem Adware là một nhánh khác của spyware – một phần mềm gián điệp cho phép kẻ xấu thu thập những thông tin bí mật từ máy tính của người khác khi kiến thức sử dụng máy tính của họ bị hạn chế. Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia bảo mật sau đó đã chỉ ra điểm khác biệt giữa Adware và spyware, sau đó kết luận adware chỉ là một PUP (potentially unwanted program) cũng như ít nguy hiểm hơn.

Khi tính hợp pháp của phần mềm này được tăng lên, nó đã nhận được một cái nhìn khác và chỉ được xem là một “chương trình không mong muốn”.

Đỉnh điểm vào những năm 2005 – 2008, các nhà phát triển Adware đã bắt đầu lạm dụng và thường tự ý phân phối chúng mà không có sự giám sát của bên đối tác. Hậu quả dẫn đến là Adware đã xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, khiến người dùng nghĩ đang bị chúng tấn công.

Những năm gần đây, các trình duyệt web phổ biến thường được trang bị thêm Adblocker. Tuy nhiên, đây lại là “con dao hai lưỡi” vì mặc dù chúng có thể bảo vệ người dùng khỏi Adware, nhưng đồng thời, Adblocker cũng khiến các trang web mất đi doanh thu từ những quảng cáo hợp pháp.

Dấu hiệu nhận biết máy tính đã bị nhiễm adware

Nhà phát triển Adware và nhà cung cấp phân phối sẽ kiếm tiền từ bên thứ ba thông qua:

  • Hoa hồng cho mỗi lần nhấp chuột: họ được trả tiền mỗi khi bạn mở một quảng cáo.
  • Hoa hồng cho mỗi lượt xem: họ được trả tiền mỗi khi quảng cáo của bên thứ ba hiển thị đến bạn.
  • Hoa hồng cho mỗi lần cài đặt: họ được trả tiền mỗi khi phần mềm đi kèm được cài đặt trên thiết bị.

Các bên thứ ba tài trợ sẽ được hưởng lợi từ Adware bằng cách:

Dấu hiệu nhận biết máy tính đã bị nhiễm adware

ADVERTISEMENT

  • Thu hút nhiều người sử dụng hơn cho phần mềm của họ.
  • Hiển thị sản phẩm, dịch vụ của họ đến với khách hàng tiềm năng.
  • Thu thập dữ liệu về bạn để thực hiện các chương trình tiếp thị hiệu quả hơn.

Thông qua các phần mềm miễn phí (freeware) hoặc bản dùng thử (shareware)

Các phần mềm này sẽ nhận được tài trợ từ nhà cung cấp quảng cáo hoặc kiếm doanh thu thông qua quảng cáo. Do đó, người dùng sẽ luôn gặp quảng cáo khi sử dụng các phần mềm miễn phí.

Khi bạn truy cập vào một website không an toàn

Adware sẽ lợi dụng các lỗ hổng của trình duyệt để tự động tải vào ổ đĩa trong thiết bị của bạn. Sau khi xâm nhập thành công, Adware tiến hành thu thập dữ liệu, sau đó điều hướng bạn đến một số trang web độc hại và chèn thêm quảng cáo rác vào trình duyệt.

Dấu hiệu nhận biết máy tính đã bị nhiễm adware

Trước tiên, bạn cần lưu ý Adware có thể xâm nhập trên bất kỳ thiết bị và hệ điều hành nào. Một vài dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận diện Adware có đang tồn tại trên hệ thống của mình hay không:

  • Quảng cáo xuất hiện ở các vị trí không bình thường hoặc quảng cáo không mong muốn xuất hiện.
  • Trang homepage trên trình duyệt web thay đổi không rõ nguyên nhân và chưa được sự cho phép của bạn.
  • Các website mà bạn thường xuyên truy cập đã không còn hiển thị đúng cách.
  • Các liên kết điều hướng tới một trang web không theo ý định của bạn
  • Trình duyệt web bị chậm hoặc có thể bị treo
  • Toolbar, các tiện ích mở rộng hoặc một số plugin mới đột nhiên xuất hiện trên trình duyệt của bạn.
  • Tự động cài đặt các ứng dụng mà không được bạn cho phép

Trước đây, người dùng Macbook thường không lo ngại về Adware nhờ hệ thống đã được tích hợp Anti-Malware – Xprotect. Hơn nữa, hacker cũng thường nhắm vào đối tượng dùng Windows hơn.

Tuy nhiên vào 2012, một phiên bản Adware đặc biệt dành cho Mac đã xuất hiện và từ đó số lượng Mac Adware ngày càng nhiều. Đồng thời, các hacker, tổ chức bí mật, thậm chí là một số nhà cung cấp ứng dụng “có ngụy trang hợp pháp” cũng gia nhập vào sân chơi này.

Dưới đây là cách để gỡ bỏ Adware ra khỏi máy tính:

  • Sử dụng các phương pháp gỡ bỏ cài đặt ứng dụng truyền thống đối với các tiện ích được tích hợp trên hệ điều hành.
  • Dùng chương trình diệt virus để quét máy tính của bạn
  • Download chương trình Anti-Malware/Adware (ví dụ Malwarebytes) để bảo vệ thiết bị.
  • Xóa lịch sử duyệt web

Dấu hiệu nhận biết máy tính đã bị nhiễm adware

Việc thiết bị nhiễm Adware có thể đến từ một nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Để đảm bảo an toàn tối đa cho thiết bị, bạn nên áp dụng một số phương pháp sau:

  • Luôn cẩn thận với những gì bạn tải xuống, đọc kỹ điều khoản xem có đề cập đến phần mềm quảng cáo hay không.
  • Sử dụng tính năng chặn cửa sổ pop-up để hạn chế quảng cáo độc hại hoặc NSFW. Bạn có thể thực hiện việc này đơn giản với Google Chrome trong Preferences -> Privacy -> Content Settings
  • Tuyệt đối không bấm vào những quảng cáo mờ ám hoặc nghi ngờ chúng độc hại
  • Tránh dùng torrent/các website download bất hợp pháp
  • Không truy cập những website lạ và cảm thấy không đáng tin cậy
  • Cài đặt phần mềm chống vi-rút
  • Sử dụng phần mềm anti-spyware giúp bạn phát hiện dễ dàng hơn.

Trên đây là những thông tin khái quát về Adware, một phần mềm quảng cáo dù không độc hại nhưng luôn mang lại phiền toái cho bạn mỗi khi trình duyệt web. Hãy áp dụng những phương pháp mà TinoHost đã chia sẻ để giúp thiết bị của bạn ngăn chặn phần mềm này nhé.

Dưới đây 5 phần mềm loại bỏ Adware tốt nhất hiện nay, các bạn tham khảo và cài đặt gồm:

  • Phần mềm Malwarebytes
  • Phần mềm HitmanPro
  • Phần mềm Adware Removal tool by TSA
  • Phần mềm Zemana AntiMalware
  • Phần mềm AdwCleaner

Lúc mới xuất hiện, một số chuyên gia trong ngành coi tất cả phần mềm quảng cáo là phần mềm gián điệp. Tuy nhiên khi tính hợp pháp của phần mềm quảng cáo dần cải thiện, thì nó được cho là chỉ là một “chương trình tiềm năng không mong muốn”.

Có 5 loại Adware mà bạn gặp thường xuyên nhất gồm: Fireball, Appearch, DollarRevenue, DeskAd, Gator.

Có. Adware thường có sẵn trong các ứng dụng bạn download, đa số là các ứng dụng miễn phí. Các Adware này xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, từ quảng cáo trên ứng dụng, trên thanh thông báo đến cả màn hình khoá. Cách hạn chế tốt nhất là không sử dụng các ứng dụng này hoặc dùng bản trả phí.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0364 333 333
    Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email:
  • Website: www.tino.org