Dấu hiệu thủy đậu ở người lớn

Bệnh thủy đậu là bệnh do siêu vi khuẩn gây ra. Siêu vi bệnh thủy đậu còn gọi là siêu vi bệnh trái rạ. Triệu chứng thủy đậu thường bắt đầu từ một mụn đỏ, nhưng nhiều mụn sẽ phát rất nhanh, kèm với nóng sốt, nhức đầu, sổ mũi, ho và cảm thấy rất mệt. 

Diễn tiến của bệnh thủy đậu sẽ có 4 giai đoạn, các triệu chứng thủy đậu cũng khác nhau ở mỗi giai đoạn. Cụ thể:

Thời kỳ ủ bệnh là khi trong cơ thể đã nhiễm virus và phát bệnh. Thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 10 – 20 ngày và người nhiễm virus thủy đậu sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào nên rất khó để nhận biết.

Giai đoạn phát bệnh, người mắc bệnh thủy đậu sẽ có những triệu chứng đặc trưng như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu.

Trong 24 – 48 giờ đầu, cơ thể người bệnh đã xuất hiện những nốt ban đỏ có kích thước vài milimet. Triệu chứng hạch sau tai, kèm viêm họng còn xảy ra đối với một số bệnh nhân.

Dấu hiệu thủy đậu ở người lớn

Các mụn đỏ thủy đậu sẽ bắt đầu nổi trên ngực, sau lưng, rồi lan lên mặt, da đầu, cánh tay và chân

Tới giai đoạn toàn phát, triệu chứng sốt cao, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, đau cơ và đau đầu sẽ xuất hiện. Đồng thời, các nốt ban đỏ sẽ chuyển sang dạng nốt mụn nước hình tròn, đường kính từ 1 – 3 mm gây ngứa, rát và cực kỳ khó chịu.

Khắp cơ thể của bệnh nhân sẽ mọc mụn nước, đôi khi mọc cả ở trong niêm mạc miệng ảnh hưởng tới việc ăn uống hằng ngày. Mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn trong trường hợp bị nhiễm trùng, mụn nước chứa mủ khiến dịch bên trong chuyển màu đục.

Giai đoạn toàn phát kéo dài từ 7 – 10 ngày rồi chuyển qua giai đoạn hồi phục khi các mụn nước tự vỡ ra, khô lại và bong vẩy.

Ở giai đoạn hồi phục, người bệnh thủy đậu cần chú ý vệ sinh vết thủy đậu cẩn thận, không để nhiễm trùng xảy ra. Có thể sử dụng kết hợp các thuốc trị sẹo, trị thâm để hạn chế để lại sẹo rỗ sau khi nốt mụn biến mất.

Cha mẹ thường không biết lúc nào con em gặp phải bệnh thủy đậu. Có em có thể tiếp xúc với bệnh thủy đậu nhưng không bị lây. Thông thường, thời gian ủ bệnh thủy đậu khoảng 10 đến 21 ngày sau khi trẻ em có tiếp xúc với người đang nhiễm bệnh.

Bệnh thủy đậu là một bệnh thông thường của trẻ em từ 2 đến 10 tuổi. và rất dễ bị lây nhiễm. Trẻ em bị nhiễm trùng từ hai ngày trước khi mụn đỏ nổi lên và tiếp tục lây cho đến khi tất cả các mụn nước đóng thành vảy. Thông thường, thời gian lây nhiễm bệnh kéo dài 7 ngày. Cần cho trẻ em tránh đến nơi giữ trẻ hay trường học trong lúc bệnh đang lây. Siêu vi khuẩn này dễ lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi .

Ngoài ra, người không mắc bệnh sẽ bị lây bệnh thủy đậu từ quần áo có dính chất mủ tươi từ các mụn của người mang bệnh.

Khả năng lây nhiễm của người bệnh thủy đậu kết thúc khi tất cả các mụn nước xẹp đi và đóng thành vảy. 

Dấu hiệu thủy đậu ở người lớn

Bệnh thủy đậu có thể lây lan từ người này sang người kia qua tiếp xúc với chất mủ của các nốt

Đa số trẻ em bị bệnh thủy đậu đều không cần chữa trị. Có thể dùng thuốc nước Calomine Lotion TM thoa lên mụn để giảm ngứa.

Nếu bị sốt nóng hay đau đớn, hãy cho trẻ uống thuốc Panadol TM hoặc Tylenol TM theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc aspirin vì có nguy cơ gây ra Hội chứng Reyes (Reyes Syndrome), một bệnh trầm trọng và hiếm xảy ra. 

Cách tốt nhất để trẻ không mắc bệnh thủy đậu là tiêm phòng vắc xin ngừa thủy đậu đúng thời gian và đủ số mũi cần thiết. 

Dấu hiệu thủy đậu ở người lớn

Tiêm phòng vắc-xin thủy đậu là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh

Các nốt mụn thủy đậu có thể bị nhiễm trùng nếu gãi và làm vỡ các mụn nước, nguy cơ cao có sẹo sau khi khỏi bệnh. Để tránh nguy cơ này, cần thực hiện theo những điều sau: 

– Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, mỏng nhẹ để không cọ sát vào nốt mụn thủy đậu.

– Cắt móng tay gọn gàng cho trẻ bị thủy đậu để hạn chế việc gãi vào các nốt mụn nước.

– Đối với trẻ nhỏ, hãy cố gắng đeo bao tay cho bé để ngăn ngừa việc động chạm vào các nốt mụn nước trên cơ thể. 

– Tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm mỗi ngày để giảm ngứa, tránh viêm nhiễm trên da

– Thay quần áo hằng ngày và thay ga gối thường xuyên

– Nếu trẻ ngứa ngáy không yên và muốn gãi các mụn, cha mẹ có thể xin bác sĩ tư vấn thuốc chống ngứa.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc có triển khai dịch vụ tiêm vắc xin ngừa thuỷ đậu và các loại vắc xin khác cho mọi lứa tuổi. Khi chọn dịch vụ tiêm chủng tại Hồng Ngọc, quý khách hàng sẽ cảm nhận được nhiều ưu điểm vượt trội, cụ thể:

  • Hệ thống 7 cơ sở tiêm chủng phủ rộng khắp Hà Nội.
  • Khám sàng lọc, tư vấn đầy đủ trước tiêm chủng cho trẻ.
  • Loại bỏ nỗi lo của cha mẹ về sự khan hiếm và tăng giá vắc xin.
  • Nguồn vắc xin được nhập khẩu từ Mỹ, Pháp, Bỉ, Đức… phù hợp theo độ tuổi cần tiêm chủng, đảm bảo nghiêm ngặt tiêu chuẩn chất lượng từ khâu kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng.
  • Có hệ thống tủ làm lạnh hiện đại, đảm bảo các loại vắc-xin luôn được bảo quản một cách tốt nhất.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • Theo dõi chặt chẽ phản ứng sau tiêm của trẻ trước khi ra về.
  • Phòng theo dõi sau tiêm chủng được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, sạch sẽ giúp trẻ có cảm giác thoải mái trước và sau khi tiêm chủng.

Để được tư vấn dịch vụ Tiêm chủng cho trẻ tại Bệnh viện Hồng Ngọc, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0949.416.006 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY

Dấu hiệu thủy đậu ở người lớn
Bệnh thủy đậu: Triệu chứng, biến chứng, cách điều trị và một số lưu ý

Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thủy đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm (ví dụ, khi một người bị nhiễm hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho).

Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc với quần áo hoặc vải trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh.

- Bệnh thủy đậu ở người lớn có triệu chứng tương tự với trẻ em. Tuy nhiên chúng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nhiều khi biến chứng. Các dấu hiệu ban đầu của bệnh thường xuất hiện từ 1-3 tuần sau khi virus tấn công cơ thể.

- Các triệu chứng ban đầu của bệnh là sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau nhức cơ thể... Những dấu hiệu này thường bắt đầu từ 1 đến 2 ngày trước khi phát ban xuất hiện. Sau đó trên cơ thể sẽ xuất hiện các ban đỏ và lan ra toàn thân.

- Các ban đỏ phát triển thành mụn nước gây ngứa ngáy, khó chịu. Sau đó chúng sẽ vỡ ra, trở thành các vết loét, kết vảy và bong tróc. Mụn nước xuất hiện trên khắp cơ thể.

Dấu hiệu thủy đậu ở người lớn

Người bệnh thủy đậu nổi các mụn nước toàn cơ thể.

2. Diễn biến của bệnh thủy đậu ở người lớn

Giống như ở trẻ em, thủy đậu ở người lớn cũng trải qua 4 giai đoạn phát triển bệnh.

- Thời kỳ ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh thủy đậu thường kéo dài từ 10-14 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Đối với người có hệ miễn dịch suy yếu thời kỳ ủ bệnh sẽ ngắn hơn.

- Thời kỳ khởi phát: Thời kỳ này thường kéo dài từ 1-2 ngày. Dấu hiệu bệnh giai đoạn này là sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ C. Người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, phát ban đỏ trên da.

- Thời kỳ toàn phát: Ở thời kỳ này, người bệnh bắt đầu hạ sốt, nổi các nốt mụn nước đỏ, hồng. Các nốt phỏng bắt đầu xuất hiện ở da đầu, mặt, sau đó lan xuống toàn thân. Tùy vào cơ địa của từng người mà số lượng nốt ban có thể nhiều hoặc ít.

- Thời kỳ hồi phục: Sau giai đoạn toàn phát khoảng 1 tuần, các mụn nước sẽ đóng vảy và bong tróc. Hầu hết các mụn nước không để lại sẹo, ngoại trừ trường hợp bị bội nhiễm do tổn thương hoặc không được chăm sóc đúng cách.

3. Đối tượng người lớn nào dễ mắc thủy đậu?

- Thủy đậu ở người lớn thường xảy ra ở những người chưa từng mắc bệnh khi còn nhỏ hoặc chưa từng tiêm vaccine phòng bệnh. Chính vì vậy, những người có yếu tố nguy cơ mắc bao gồm: người sinh sống, sinh hoạt với trẻ em dưới 12 tuổi, chưa được tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu.

- Người làm việc trong môi trường tập trung nhiều trẻ nhỏ như trường học, công viên giải trí,.

- Người lớn chăm sóc trẻ em mắc bệnh thủy đậu, tiếp xúc trực tiếp với ban hoặc chất tiết của bệnh nhân mắc thủy đậu hoặc zona… dễ có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu.

- Ngoài ra, người sử dụng chung đồ dùng, hoặc chạm vào vật dụng các nhân của người bệnh như quần áo, chăn màn, giường chiếu,...

4. Điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn

Dấu hiệu thủy đậu ở người lớn

Cần bôi thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ để chữa bệnh thủy đậu.

- Dù ở người lớn hay trẻ em, nguyên tắc đầu tiên khi điều trị bệnh thủy đậu là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương. Điều này giúp hạn chế tình trạng ngứa da, khó chịu tránh các hành động cào, gãi của người bệnh. Đồng thời giúp hạn chế nốt đậu lây lan ra các vùng da khác.

- Đối với các nốt thủy đậu vỡ, cần được thoa thuốc sát trùng nhẹ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất.

- Khi các nốt phỏng có dấu hiệu bất thường cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xử lý kịp thời, tránh bội nhiễm nguy hiểm.

- Ngoài ra khi điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn có thể sử dụng thuốc bôi giảm ngứa, thuốc hạ sốt, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống virus, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Thời gian khỏi bệnh thủy đậu ở người lớn thường từ 10 đến 14 ngày sau khi mụn nước đóng vảy và bong vảy. Tùy vào cơ địa của từng người mà thời gian khỏi bệnh có thể lâu hoặc nhanh hơn.

Căn nguyên gây bệnh là do virus cho nên chưa có thuốc chữa đặc hiệu, vì vậy, chủ yếu điều trị triệu chứng, đặc biệt là ngứa và tránh bội nhiễm da, bên cạnh đó có thể dùng thuốc ức chế sự phát triển của virus thủy đậu (Varicella Zonster). Tuy nhiên, dùng loại gì, liều lượng ra sao phải có chỉ định của bác sĩ khám bệnh, người bệnh hoặc người nhà không tự ý mua thuốc để điều trị.

Tại Việt Nam, mùa bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào tháng 2-6 hằng năm. Thủy đậu là một bệnh lây nhiễm nhưng rất lành tính, biến chứng hiếm gặp. Tuy nhiên, điều trị không đúng cách hoặc người bệnh không tuân thủ điều trị của bác sĩ cũng có thể gặp các biến chứng không mong muốn.

Chính vì vậy, tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, nên tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu trước hoặc sau mùa dịch sẽ giúp mọi người có kháng thể thích nghi trong cơ thể, chuẩn bị sẵn sàng cho đợt dịch thủy đậu có thể xảy đến. Người lớn, trẻ em cần tiêm phòng thủy đậu trước mùa dịch ít nhất một tháng.

Dấu hiệu thủy đậu ở người lớn
Bệnh thủy đậu khi mang thai, nguy hiểm thế nào?

Mời xem video được quan tâm:

Ngày đầu đến trường sau 1 năm học online: Bố đưa con đến nhầm trường, trò không nhận ra cô