Doanh số trung bình của một tiệm trà sữa năm 2024

Đây là câu hỏi được rất nhiều Bạn quan tâm. Đặc biệt là các Bạn đang trong giai đoạn lập kế hoạch kinh doanh nhưng không biết dự toán lời lỗ ra sao? Bài viết bên dưới, Khải hứa sẽ giải đáp cơ bản thắc mắc của các Bạn.

Doanh số trung bình của một tiệm trà sữa năm 2024

Do chủ đề này cần giải thích nhiều lắm, nên các Bạn xem Youtube sẽ hiểu chi tiết hơn.

Link youtube (phần 1): https://youtu.be/hMRx64vYy8E Link youtube (phần 2): https://youtu.be/IMlb6_hRBIo

Link download file Excel: Phân Tích Lợi Nhuận Dự Kiến Trước Khi Kinh Doanh Mật khẩu mở file: Khai0989679390 (chữ K đầu tiên viết Hoa)

Công thức tính lợi nhuận siêu đơn giản đây

Lợi Nhuận (1) = Doanh Thu (2) – Chi Phí (3) – Khấu Hao (4) – Ngân Sách Đầu Tư/Tái Đầu Tư (5)

(1): Tổng số tiền bạn bỏ túi (số dương) hoặc phải móc túi ra bù vào (số âm)

(2): Tổng số tiền khách hàng trả cho bạn từ chuyện buôn bán trà sữa mà chưa trừ đi chi phí nào cả.

(3): Các khoảng chi ra để vận hành quán như tiền nguyên vật liệu, lương nhân viên, tiền điện, tiền nước… Có thể chia Chi Phí ra thành Chi phí cố định và Biến phí

(4) Số tiền khấu hao hàng tháng trên tổng số tiền đầu tư vào quán.

Ví dụ: bạn đầu tư tổng cộng 360TR mở quán trà sữa. Hiện tại, thời gian khấu hao cho quán trà sữa chỉ nên là 3 năm. 3 năm là 36 tháng.

Thì số tiền khấu hao hàng tháng là 360TR/36 = 10TR/tháng.

Nhiều anh/chị bỏ vốn đầu tư quán lớn lên đến hơn 3 tỷ nhưng lợi nhuận thu về 50TR/tháng (chưa trừ khấu hao). Vậy theo Bạn là anh/chị đó đang lời hay đang lỗ? Cùng làm 1 bài toán nhỏ nhé:

Vốn đầu tư là 3 tỷ. Khấu hao 3 tỷ này trong 3 năm. Thì mỗi năm khấu hao 1 tỷ. Tương đương mỗi tháng là 83TR/đồng. Nên lợi nhuận 50TR/tháng (chưa tính khấu hao) suy ra là đang lỗ nhé các Bạn.

Ngoài ra, khi các Bạn thuê mặt bằng kinh doanh càng lớn thì rủi ro lại càng cao.

Ông bán trà đá vỉa hè tích cóp tiền xây nhà lầu. Còn hơn ông thuê nhà lầu đi bán trà đá.

(5) Tổng số tiền đề bạn trích ra để tái đầu tư khi cần thiết hoặc phát thưởng nhân viên. Tham số này rất quan trọng, đặc biệt là dịp Tết. Tết Bạn phải thưởng cho nhân viên rất nhiều. Cách tính thưởng nhân viên như thế nào thì mình sẽ post trong bài khác nhé.

\>> Xem Thêm: Mở Quán Trà Sữa Cần Bao Nhiêu Vốn

Theo công thức trên, muốn tăng lợi nhuận thì phải cố gắng giảm các tham số âm. Cụ thể là giảm chi phí, giảm khấu hao (giảm vốn đầu tư ban đầu) và giảm chi phí tái đầu tư.

Kinh Doanh Trà Sữa thành công nghĩa là bạn phải tăng Doanh Thu và quản lý Chi Phí hiệu quả.

Công thức này quá đơn giản phải không bạn!!! Bạn lưu ý là Khải không đề cập đến cắt giảm chi phí mà là quản lý chi phí hiệu quả nhé.

Tuy nhiên, làm cách nào để tăng doanh thu và quản lý chi phí hiệu quả là một nghệ thuật mà phải cần có kinh nghiệm mới giải quyết bài toán này được. Khải sẽ chia sẽ trong một bài viết khác.

Ví dụ: Hiện nay, mức lương trung bình của nhân viên phục vụ là 15K/giờ – 20K/giờ nhưng Khải vẫn có thể trả lương 12K/giờ mà phục vụ lại rất hăng say làm việc.

Khi bạn là dân kế toán, muốn kinh doanh nghề tay trái mở quán trà sữa, vậy thì chúng ta sẽ nghiên cứu và chuẩn bị các bước như sau : - Đối tượng phục vụ : tại các khu vực có nhiều sinh viên , học sinh. - Địa điểm kinh doanh : thuận lợi cho việc kinh doanh quán trà sữa hoạt động lâu dài là: môi trường sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, quan trọng hơn đồ ăn phải ngon,phong phú hấp dẫn đảm bảo sức khỏe

Sau khi tìm được vị trí lý tưởng, việc tiếp theo chúng ta sẽ tìm mua nguyên liệu với các nước như sau :

A./ DỰ TOÁN CÁC CHI PHÍ BAN ĐẦU

1./ Ý tưởng setup :

- Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu rẻ và quan trọng đảm bảo an toàn thực phẩm là trên hết - Nghiên cứu những đồ mới lạ ngon miệng, cách bày trí đồ uống sao cho đẹp mắt. - Thiết kế menu mới lạ. - Trang trí quán ra sao cho bắt mắt tạo một không gian thoải mái, dễ chịu, tạo điểm nhấn cho quán Trà Sữa.

2./ Chi phí thiết bị:

- Đây là phần quan trọng để tạo nên những đồ uống của quán Trà Sữa. - Với trường hợp xấu có thể xảy ra là máy móc bị hỏng phải sửa-cải tiến, cải thiện tình hình một cách hiệu quả mà giảm được chi phí nhất có thể.

3./ Chi phí sản xuất:

- Bước đầu, kinh doanh không ai tránh khỏi việc thua lỗ - Trường hợp trong khi sản xuất pha chế lỗi , hỏng kế toán phải kiểm kê ghi chép lại thống kê đầy đủ chi tiết để kiểm soát lượng đồ tồn hay dư để nhập tránh vượt quá giới hạn chi phí cho phép hay mất kiểm soát chi phí, không bị thâm hụt không lý do.

4./ Chi phí marketing:

Việc lên Kế hoạch marketing là hết sức quan trọng. Quy trình này sẽ gồm 2 phần:

a./ Tổ chức chương trình

Để thu hút khách tới 1 quán mới mở, không gì hợp lý hơn việc tổ chức 1 chương trình ưu đãi hay khuyến mãi: Mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 1… Giảm giá theo % Miễn phí hoặc tặng kèm đồ ăn/đồ uống Ưu đãi cho 100 khách đầu tiên tới quán Có rất nhiều ý tưởng khuyến mãi, hãy cân đối chi phí và lợi nhuận để chọn cho mình hình thức hợp lý nhất.

b./ Quảng bá cho chương trình đó

Việc tiếp theo cần làm là làm cho càng nhiều khách biết tới chương trình của bạn càng tốt. Có thể tham khảo các kênh sau: Phát tờ rơi Quảng cáo trên mạng: facebook, instagram Quảng cáo trên báo: kenh14, foody, lozi Truyền miệng qua bạn bè, qua người nổi tiếng giới thiệu.. Có rất nhiều cách để quảng bá, hãy cân đối ngân sách bạn có và đối tượng khách hàng bạn hướng tới phù hợp với hình thức nào nhé.

5./ Chi phí bán hàng:

Đưa ra một mức giá phù hợp : Vì chủ yếu khách hàng mà ta nhắm tới là sinh viên và học sinh

6./ Chi phí thích hợp:

- Luôn đổi mới Menu phong phú, đa dạng nhưng không cầu kì phù hợp với từng thời điểm. - Thay đổi đồ uống theo mùa sao cho phù hợp.

7./ Chi phí chênh lệch:

- Sẽ khá là đắn đo khi từng thời điểm chọn nguyên liệu pha chế cụ thể để một cốc trà sữa thơm ngậy, thì có nhiều loại sữa khác nhau giá thành khác nhau. - Việc quan trọng vẫn là chất lượng để đảm bảo một cốc trà sữa đủ hương vị phải có nguyên liệu cũng phải chất lượng. Đây là điều quan trọng để tạo nên thương hiệu hay tiếng tăm cho một quán Trà Sữa.

8./ Chi phí chìm:

- Chi phí chìm với một quán trà sữa khá ít vì mọi thứ sử dụng đều có mục đích của nó. - Như việc trong một ngày lượng khách ít mà tiền lương trả cho nhân viên, đây la một khoản nhỏ. Trường hợp quán đóng cửa tiên thuê nhà sẽ là chi phí chìm.

Doanh số trung bình của một tiệm trà sữa năm 2024

B./ BÀI TOÁN KINH DOANH THỰC TẾ

1./ Chi phí mua sắm tài sản và công cụ dụng cụ

-Máy dập nắp: 12tr -Bình ủ trà :1tr/bình=> 5tr/5 bình -Nồi nấu trà :500.000đ -Bộ máy xay: 1tr -Máy làm lạnh đồ uống: 17tr -Cốc: 2tr/100 cốc -Ống hút: 1tr/20 gói -Bàn+ghế: 5tr/bộ => 150tr/30 bộ Tổng : 176,000,000 đồng

2./ Chi phí khấu hao tài sản

Giả định Cốc + ống hút chỉ sử dụng trong vòng 12 tháng Cốc + ống hút= 3tr/12 tháng= 250.000đ/tháng Tổng : 250.000 đồng/tháng

3./ Chi phí nhân công (Tài khoản 641/642)

- Nhân viên pha chế: +5tr/tháng 1 người + 2 người 10tr/tháng - Nhân viên phục vụ/chạy bàn: + 1 người: 18.000đ/giờ => 1 ngày làm 8 tiếng = 180.000đ/ngày + 1 tháng làm 28 ngày 5.040.000đ/tháng Tổng: 15.040.000 đồng/tháng

4./ Chi phí cố định (Tài khoản 641/642)

- Thuê mặt bằng : 6tr/tháng - Tiền điện : 2tr/tháng - Tiền nước : 1tr/tháng Tổng : 9.000.000 đồng/tháng

5./ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chính và phụ) (Tài khoản 152)

- Bột trà (đủ loại): 2tr/4kg - Chân châu :100.000đ/kg - Bột thạch(đủ loại) : 100.000đ - Đường : 40.000đ/kg - Sữa : 15.000đ/hộp Tổng : 2.255.000 đồng * 28 ngày = 63.140.000 đồng/tháng

6./ Dự tính doanh thu ((Tài khoản 511)

- Với mỗi cốc trà sữa ta bán được 45.000 đồng - Với mỗi cốc trà thường ta bán được 25.000 đồng - Với mỗi cốc trà topping ta bán được 52.000 đồng - Dự tính bán được + 500 cốc trà sữa/ngày + 200 cốc trà thường/ngày + 300 cốc trà topping/ngày Vậy ta thu được: + Trà sữa : 45.000đ * 500 ly * 28 ngày = 630.000.000 đồng/tháng + Trà thường : 25.000đ * 200 ly * 28 ngày = 140.000.000 đồng/tháng + Trà topping : 52.000đ * 300 ly * 28 ngày = 436.800.000 đồng/tháng Vậy 1 tháng quán thu về được: 1.206.800.000 đồng/tháng

7./ Dự tính lợi nhuận:

1.206.800.000 - (9.000.000 + 63.140.000 + 15.040.000 + 250.000) \= 1.119.370.000 đồng Vậy 1 tháng quán thu về được 1.119.370.000 đồng lợi nhuận

Doanh số trung bình của một tiệm trà sữa năm 2024

D./ HẠCH TOÁN DOANH THU KÈM VOUCHER

Công ty phát hành voucher để khuyến khích người tiêu dùng, với giá như sau : Giá ly trà sữa : 77.000 đ (đã bao gồm VAT) Khuyến mãi voucher : 50.000 đ, khách hàng chỉ trả : 27.000 đ. Vậy, lúc này kế toán của Quý công ty sẽ hạch toán như sau : Trường hợp Công ty phát hành voucher cho khách hàng đến uống trà sữa tại các cửa hàng của Công ty để sử dụng cho các lần mua hàng tiếp theo thì giá trị voucher đã phát hành sẽ được ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện do công ty vẫn còn nghĩa vụ cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Khi khách hàng sử dụng voucher hoặc hết thời hạn mà khách hàng không sử dụng voucher thì doanh thu chưa thực hiện tương ứng với giá trị voucher đã phát hành sẽ được ghi nhận là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Kế toán hạch toán cụ thể như sau :

1./ Khi khách hàng uống trà sữa và được phát hành voucher :

Nợ tài khoản 111 – Tiền mặt : 77.000 đ Có tài khoản 511 – Doanh thu BH và CCDV : 20.000 đ Có tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiện : 50.000 đ Có tài khoản 333 – Thuế và các khoản nộp NN : 7.000 đ

2./ Khi hết thời gian quy định chương trình, khách hàng không sử dụng voucher

Nợ tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiện : 50.000 đ Có tài khoản 511 - Doanh thu BH và CCDV : 50.000 đ

3./ Khi khách hàng sử dụng voucher

Nợ tài khoản 111 – Tiền mặt : 27.000 đ Nợ tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiện : 50.000 đ Có tài khoản 511 – Doanh thu BH và CCDV : 70.000 đ Có tài khoản 333 – Thuế và các khoản nộp NN : 7.000 đ

4./ Trường hợp, khách hàng nhận được voucher mà không cần phải uống trà sữa hay kèm bất cứ điều kiện nào thì xét về bản chất đây là một khoản giảm giá hàng bán; do đó khi khách hàng sửduụng voucher được ghi nhận như sau :

Nợ tài khoản 111 – Tiền mặt : 27.000 đ Nợ tài khoản 5213 – Giảm giá hàng bán : 50.000 đ Có tài khoản 511 – Doanh thu BH và CCDV : 70.000 đ Có tài khoản 333 – Thuế và các khoản nộp NN : 7.000 đ

C./ KẾT LUẬN

Trên đây là ý tưởng 1 quán trà sữa hoàn thiện. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn nhiều ý tưởng kinh doanh trà sữa được tốt hơn. Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ kế toán thuê ngoài cho ngành nhà hàng, hãy liên hệ TT200 để được tư vấn về cách quản lý cho loại hình bạn đang kinh doanh.

Xem thêm bài viết KỲ 5 - GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP MỚI NHẤT

Kế toán doanh nghiệp TT200

Địa chỉ : Đường số1 Khu tái định cư A - Xã Vĩnh Thái - Nha Trang - Khánh Hòa Hotline : 0972.125.200

Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: tt200 Nha Trang Khánh Hòa, dịch vụ kế toán thuế Nha Trang Khánh Hòa, dự toán kinh doanh trà sữa, kế toán hạch toán kinh doanh trà sữa, chi phí doanh thu kinh doanh trà sữa