Dự án xây dựng là gì năm 2024

Lập dự án đầu tư chính là việc xây dựng và thực hiện trình bày một cách chi tiết có hệ thống về các hoạt động và các chi phí theo một kế hoạch nhằm để đạt được những kết quả và để thực hiện được những mục tiêu nhất định ở trong tương lai. Đối với người lập dự án đầu tư thì phải có trình độ và kiến thức chuyên môn sâu về kinh tế, về tài chính và về quản trị doanh nghiệp. Vậy lập dự án đầu tư là gì? Các dự án nào phải lập dự án đầu tư? Lập dự án đầu tư thực hiện như thế nào? Tất cả sẽ được GMPc trình bày trong bài viết dưới đây

  1. Lập dự án đầu tư xây dựng là gì?

Dự án xây dựng là gì năm 2024

Dự án đầu tư chính là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc là dài hạn nhằm để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên một địa bàn cụ thể, trong một khoảng thời gian xác định.

Lập dự án đầu tư chính là việc xây dựng và thực hiện trình bày một cách chi tiết có hệ thống về các hoạt động và các chi phí theo một kế hoạch nhằm để đạt được những kết quả và để thực hiện được những mục tiêu nhất định ở trong tương lai.

Một dự án đầu tư hiệu quả cần đảm bảo những thông số sau:

- Tổng hợp và Hệ thống hóa tất cả nhu cầu, yêu cầu của Dự án - Quy hoạch tổng thể mặt bằng & Thuyết minh các thông tin chính về Công nghệ, Kỹ thuật - Lập Tổng Khái toán chi phí đầu tư - Phân kì đầu tư và tiến độ thực hiện - Phân tích và đánh giá hiệu quả, tính khả thi của dự án

Lập dự án đầu tư chính là một công việc có tính chất và quá trình khá phức tạp, đòi hỏi phải có một kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cao. Đối với người lập dự án đầu tư thì phải có trình độ và kiến thức chuyên môn sâu về kinh tế, về tài chính và về quản trị doanh nghiệp.

II. Những dự án nào cần lập dự án đầu tư?

Căn cứ Mục 2 của Luật Đầu tư công 2019 có quy định về lập dự án đầu tư công, theo đó các dự án phải lập dự án đầu tư bao gồm: – Đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia; – Đầu tư chương trình đầu tư công do chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; – Đầu tư chương trình đầu tư công do Hội đồng nhân dân quyết định chủ trương đầu tư; – Đầu tư dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; – Dự án đầu tư công khẩn cấp;

Căn cứ Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bổ sung 2020 có quy định về lập dự án đầu tư xây dựng, theo Luật này thì các dự án phải lập dự án đầu tư bao gồm có: – Khi đầu tư xây dựng; – Dự án quan trọng của quốc gia; – Dự án nhóm A có sử dụng vốn đầu tư công; – Dự án PPP theo các quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; – Dự án mà thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, của Thủ tướng Chính phủ theo các quy định của Luật Đầu tư mà phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng; – Công trình xây dựng mà sử dụng cho mục đích tôn giáo; – Công trình xây dựng có quy mô nhỏ và các công trình khác do Chính phủ quy định;

Căn cứ Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách thì sẽ lập dự án đầu tư khi dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo phương án thiết kế 01 bước.

III. Các loại lập dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng

Dự án xây dựng là gì năm 2024

Tại khoản 26 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 có quy định về lập dự án đầu tư xây dựng, theo đó lập dự án đầu tư xây dựng chính là việc lập về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và tổ chức thực hiện các công việc cần thiết nhằm để chuẩn bị đầu tư xây dựng. Trong đó:

– Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng: chính là tài liệu trình bày những nội dung nghiên cứu sơ bộ về những sự cần thiết, về tính khả thi và về tính hiệu quả của việc đầu tư xây dựng và từ đó làm cơ sở quyết định hoặc cơ sở chấp thuận các chủ trương đầu tư xây dựng

– Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng: chính là tài liệu trình bày những nội dung nghiên cứu về những sự cần thiết, về mức độ khả thi và về hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo các phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn để từ đó làm cơ sở xem xét, cơ sở quyết định đầu tư xây dựng.

– Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: chính là tài liệu trình bày những nội dung về những sự cần thiết, về mức độ khả thi và về hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo các phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình có quy mô nhỏ để từ đó làm cơ sở xem xét, cơ sở quyết định đầu tư xây dựng.

Theo đó, ta có thể hiểu, trong một dự án đầu tư xây dựng thì sẽ phụ thuộc vào mức độ của dự án, yêu cầu của dự án, mục đích của dự án để chủ đầu tư lập dự án đầu tư xây dựng. Một dự án đầu tư xây dựng có thể chỉ cần lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc là có thể phải vừa lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng vừa phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc cũng có những dự án chỉ cần phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, cũng có những dự án không phải lập dự án.

IV. Nội dung của lập dự án đầu tư xây dựng 1. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

Chủ đầu tư hoặc là các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải thực hiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng khi đầu tư xây dựng. Nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng sẽ phải phù hợp với các yêu cầu của từng loại dự án và phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Trong nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải đảm bảo các nội dung sau:

+ Thiết kế cơ sở được lập nhằm để đạt được các mục tiêu của dự án, phù hợp với các công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm được sự đồng bộ giữa các công trình khi bắt đầu đưa vào khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm có thuyết minh và các bản vẽ. + Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm có:

Sự cần thiết và chủ trương của đầu tư, mục tiêu của đầu tư xây dựng, địa điểm để xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và các hình thức đầu tư xây dựng;

Khả năng bảo đảm được các yếu tố nhằm để thực hiện dự án như sử dụng các tài nguyên, lựa chọn các công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật,…..

Đánh giá về tác động của dự án mà liên quan đến việc thu hồi đất, đến việc giải phóng mặt bằng, tái định cư;……

Tổng mức về đầu tư và huy động vốn, phân tích về tài chính, rủi ro, các chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;…

Đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị thì phải có các thông tin về các loại hình nhà ở, việc thực hiện các yêu cầu về nhà ở xã hội (nếu có); thuyết minh về các phương án xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật,…

2. Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng trước khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng: được áp dụng trong các dự án đầu tư sau:

+ Dự án quan trọng của quốc gia + Dự án nhóm A có sử dụng vốn đầu tư công + Dự án PPP theo các quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; + Dự án mà thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, của Thủ tướng Chính phủ theo các quy định của Luật Đầu tư mà phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng + Còn lại những dự án khác sẽ do người quyết định đầu tư quyết định.

Nội dung của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng: trong nội dung của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng phải đảm bảo các nội dung sau: + Sự cần thiết của đầu tư và các điều kiện nhằm để thực hiện đầu tư xây dựng. + Dự kiến các mục tiêu, quy mô, các địa điểm và các hình thức đầu tư xây dựng. + Nhu cầu sử dụng đất và sử dụng tài nguyên. + Phương án về thiết kế sơ bộ về xây dựng, về thuyết minh, về công nghệ, về kỹ thuật và thiết bị phù hợp. + Dự kiến thời gian để thực hiện dự án. + Sơ bộ về tổng mức đầu tư và phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn và trả nợ vốn vay (nếu có); xác định được sơ bộ hiệu quả về kinh tế – xã hội và đánh giá tác động của dự án. + Đánh giá sơ bộ về tác động môi trường theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các nội dung khác theo đúng quy định của pháp luật có liên quan

3. Lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng

Lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng được áp dụng đối với các dự án đầu tư sau: + Công trình xây dựng mà sử dụng cho mục đích tôn giáo; + Công trình xây dựng có quy mô nhỏ và các công trình khác do Chính phủ quy định.

Nội dung của báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: trong nội dung của báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng phải đảm bảo các nội dung sau: + Thiết kế của bản vẽ thi công, thiết kế của công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng + Thuyết minh về sự cần thiết về đầu tư, về mục tiêu xây dựng, về địa điểm xây dựng, về diện tích sử dụng đất, về quy mô, công suất, về cấp công trình, về giải pháp thi công xây dựng, về an toàn xây dựng, về phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, về bố trí kinh phí thực hiện, về thời gian xây dựng, về hiệu quả đầu tư xây dựng công trình. – Không phải lập dự án đầu tư: được áp dụng đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân.

  1. Lập dự án đầu tư xây dựng thực hiện như thế nào?

Dự án xây dựng là gì năm 2024

Theo Điều 52 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định lập dự án đầu tư xây dựng được thực hiện theo các yêu cầu sau:

1. Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được quy định như sau:

  1. Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công; dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;
  1. Đối với dự án không thuộc quy định tại điểm a khoản này, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định;
  1. Trình tự lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  1. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật này, trừ dự án PPP.

3. Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:

  1. Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
  1. Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.

4. Nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng không phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Nếu Quý vị cần thêm thông tin khác về lập dự án đầu tư hoặc lập báo cáo đầu tư dự án xây dựng nhà máy có thể liên hệ với chúng tôi: GMPc Việt Nam, với 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dược phâm, mỹ phẩm, thực phẩm,...chúng tôi tự tin đem đến cho Quý vị những giải pháp thiết thực và hoàn hảo.

Dự án đầu tư xây dựng mới là gì?

Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp những đề xuất liên quan đến việc sử dụng vốn để thực hiện hoạt động xây dựng để xây dựng mới, cải tạo và sửa chữa công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì và nâng cao chất lượng công trình hay sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn, cũng như chi phí xác định.

Xây dựng và quản lý dự án là gì?

Quản lý dự án đầu tư xây dựng là hoạt động quản trị tất cả các đầu việc để đảm bảo hoàn thành một dự án xây dựng. Cụ thể là những đầu việc từ chuyên môn kỹ thuật xây dựng đến giám sát lập kế hoạch, từng bước từng bước của quá trình làm dự án.

Dự án xây dựng cơ bản là gì?

Xây dựng cơ bản là quá trình thiết kế và triển khai cơ sở hạ tầng và các hệ thống cần thiết cho một dự án xây dựng. Nó bao gồm các hoạt động như lập kế hoạch, thiết kế, triển khai và kiểm tra để đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng và hệ thống được xây dựng đáp ứng được yêu cầu của dự án.

Khái niệm về dự án đầu tư là gì?

Theo khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.