Gân khoeo ở đâu

Người bị chấn thương cơ gân kheo có thể hoàn toàn mất đi khả năng vận động linh hoạt nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời hoặc chữa trị không hiệu quả.

Cơ gân kheo là một nhóm cơ ở mặt sau đùi, chịu trách nhiệm hỗ trợ cơ thể thực hiện động tác khuỵu gối xuống. Những thói quen rèn luyện thể chất hoặc chơi thể thao không tốt rất dễ khiến nhóm cơ này căng cứng, dẫn đến chấn thương.

Mặc dù chấn thương cơ gân kheo thường có thể tự lành sau một khoảng thời gian nhưng trong vài trường hợp hy hữu, người bệnh vẫn có nguy cơ cao đối mặt với tình trạng mất khả năng hoạt động chân linh hoạt.

Gân khoeo ở đâu
Chấn thương cơ gân kheo có thể khiến người bệnh mất khả năng hoạt động nếu không được điều trị đúng cách

Bạn đã bao giờ cảm thấy đau nhức ở mặt sau đùi trong nhiều ngày? Nguyên nhân nào dẫn tới các cơn đau này? Liệu có thể chữa trị tận gốc chấn thương cơ gân kheo không? Mời bạn tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Chấn thương cơ gân kheo là gì?

Chấn thương cơ gân kheo xảy ra khi một hoặc nhiều mô cơ tại mặt sau của đùi bị co giãn quá mức hoặc thậm chí là rách. Theo các chuyên gia, mức độ nghiêm trọng của tình trạng này được chia thành ba cấp độ khác nhau, bao gồm:

  • Cấp độ 1: cơ căng cứng và có dấu hiệu rách nhưng không đáng kể
  • Cấp độ 2: một phần cơ đã bị rách
  • Cấp độ 3: rách cơ gân khoeo hoàn toàn, phẫu thuật có thể cần thiết

Phần lớn trường hợp, chấn thương cơ gân kheo liên quan nhiều đến những hoạt động chạy nhảy, đặc biệt là những tình trạng di chuyển với tốc độ cao ngay khi bắt đầu hoặc dừng đột ngột khi đang chạy nhanh. Mặt khác, một số người không quen với cường độ tập yoga cũng rất dễ gặp phải vấn đề này.

2. Do đâu bạn bị chấn thương gân kheo?

Cơ gân kheo dễ bị căng cứng do co giãn mạnh khi bạn tham gia những môn thể thao cần di chuyển liên tục với tốc độ cao, ví dụ như bóng đá hay điền kinh. Nếu tình trạng trên kéo dài, múi cơ rất dễ xuất hiện vết rách, gây nên những cơn đau khó chịu và suy giảm khả năng vận động.

Theo thống kê, ngoài những môn thể thao liệt kê bên trên, vận động viên của những hoạt động thể dục thể thao như cử tạ, khiêu vũ, trượt băng… cũng có nhiều khả năng gặp chấn thương cơ gân kheo. Bên cạnh đó, cả nam lẫn nữ đều có rủi ro rơi vào tình trạng này ngang nhau.

Gân khoeo ở đâu
Ở người cao tuổi, sức khỏe cơ gân kheo giảm đi nên rất dễ bị chấn thương

Ngoài ra, người không chơi thể thao cũng có thể bị căng cứng hoặc rách nhóm cơ trên nếu đáp ứng các yếu tố dưới đây, bao gồm:

  • Lớn tuổi: sức khỏe cơ gân kheo suy giảm dần theo thời gian. Do đó, người cao tuổi rất dễ bị chấn thương bộ phận này.
  • Có tiền sử chấn thương trước đó.
  • Dây thần kinh ở vùng lưng dưới bị chèn ép.
  • Vận động với cường độ lớn trong thời gian dài.
  • Sức khỏe kém, thường xuyên mệt mỏi.

3. Chấn thương cơ gân kheo có triệu chứng như thế nào?

Đau nhức khó chịu ở mặt sau bắp đùi là dấu hiệu phổ biến nhất. Cường độ đau có thể tăng lên khi bạn tập thể dục hoặc đi lại. Ngoài ra, người bị chấn thương ở cơ gân kheo còn có những biểu hiện như sau:

  • Căng cứng cơ.
  • Khu vực chấn thương có thể sưng tấy hoặc bầm tím.
  • Người bệnh gặp nhiều khó khăn khi co hoặc duỗi thẳng chân.

4. Điều trị chấn thương cơ gân khoeo: làm sao mới hiệu quả?

Trước khi gặp bác sĩ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp để sơ cứu và xoa dịu cơn đau, chẳng hạn như:

  • Tạm ngưng các hoạt động rèn luyện thể chất, chú trọng việc nghỉ ngơi
  • Hạn chế sưng bằng cách chườm lạnh, băng bó
  • Sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs)

Mặc dù những phương pháp trên sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái không ít nhưng đừng quên, hiệu quả của chúng chỉ mang tính chất đẩy lui triệu chứng tạm thời chứ không tác động trực tiếp lên chấn thương. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý uống thuốc NSAIDs theo đúng hướng dẫn sử dụng vì đôi khi loại thuốc này có thể gây hại cho gan, dạ dày và thận.

Để nhanh chóng điều trị tận gốc vấn đề trên, người bệnh nên tìm đến sự giúp đỡ từ các đơn vị chuyên khoa uy tín về cơ xương khớp, chẳng hạn như phòng khám ACC.

Vì sao nên chữa chấn thương gân kheo tại phòng khám ACC?

Ở Việt Nam, Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống nổi tiếng trong việc điều trị tận gốc các vấn đề liên quan đến cơ xương khớp cấp và mãn tính, bao gồm cả chấn thương cơ gân khoeo. Từ đó, tình trạng đau nhức dai dẳng có thể biến mất hoàn toàn mà không cần đến sự trợ giúp của thuốc hoặc phẫu thuật.

Cơ địa, thể trạng sức khỏe cũng như mức độ nghiêm trọng của chấn thương ở từng bệnh nhân không giống nhau. Do đó, mỗi người sẽ cần một liệu trình điều trị riêng biệt. Hiểu rõ nguyên lý này, đội ngũ bác sĩ 100% nước ngoài ở ACC luôn chú trọng việc đánh giá sức khỏe tổng quát của người bệnh trước tiên. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp nhất cho người bệnh.

Đối với chấn thương cơ gân kheo, quy trình chữa trị có thể bao gồm:

Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu

Gân khoeo ở đâu
Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu là phương pháp điều trị hiệu quả các chứng đau và căng cơ

Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia, đây là giải pháp hiệu quả cho những trường hợp đau và căng cơ. Khi tiến hành, chuyên viên vật lý trị liệu được đào tạo bài bản sẽ dùng tay kết hợp với dụng cụ vật lý hỗ trợ hiện đại, tân tiến để tác động sâu vào phần mô cơ bị căng cứng, từ đó giúp giảm co thắt cơ, phục hồi lại sự cân bằng của các múi cơ. Như vậy, người bệnh có thể nhận được một số ích lợi sức khỏe từ phương pháp điều trị này, chẳng hạn như:

  • Các cơn đau nhức khó chịu thuyên giảm dần dần rồi biến mất hoàn toàn.
  • Đẩy lùi cảm giác căng thẳng và mệt mỏi.
  • Nâng cao chất lượng giấc ngủ.
  • Hệ tuần hoàn cũng như miễn dịch được cải thiện, góp phần thúc đẩy cơ chế tự chữa lành thương tổn của cơ thể.
  • Lấy lại khả năng vận động.

Thêm vào đó, người bệnh còn có khả năng nhận thấy tình trạng sức khỏe của mình có dấu hiệu cải thiện rõ ràng ngay sau lần trị liệu đầu tiên.

Tia laser cường độ cao thế hệ thứ IV kết hợp sóng xung kích Shockwave

Với những trường hợp cơ gân khoeo đã xuất hiện vết rách, bác sĩ ACC có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm liệu trình điều trị bằng sóng xung kích Shockwave và tia laser cường độ cao thế hệ thứ IV. Cả hai đều là những thiết bị tân tiến được từ Hoa Kỳ, có công dụng chữa lành thương tổn, thúc đẩy quá trình phục hồi mô và tế bào, giảm đau cũng như giảm viêm nhanh chóng.

Trong nhiều trường hợp, chấn thương cơ gân kheo có thể không quá nghiêm trọng nhưng vẫn đủ khả năng khiến người bệnh khó chịu vì đau nhức, mất khả năng vận động bình thường và gây suy giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy đau nhức vùng cơ ở mặt sau đùi, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ y tế từ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tại phòng khám ACC nhé.

Viêm gân khoeo là tình trạng viêm gân kéo dài từ bề mặt ngoài của đầu dưới xương đùi chạy tới phía sau trong mâm chày.

Viêm gân khoeo rất hiếm gặp.

Gân cơ khoeo giúp ngăn cẳng chân trật ngoài trong quá trình chạy cũng như giúp ngăn xương đùi di lệch ra trước xương chày. Khi chạy xuống dốc cao quá mức gây ra áp lực lớn lên gân này.

Đau và nhức đặc biệt khi chạy xuống dốc, dọc theo mặt sau bên gối. Chẩn đoán bằng khám thực thể. Bệnh nhân ngồi ở tư thế bắt chéo chân (ví dụ, đùi bệnh nhân gập lại, giạng và xoay ngoài và gối gập lại đẩy chân bệnh nhân sang phía chân đối diện). Thầy thuốc sau đó sờ dọc theo góc sau ngoài để tìm điểm đau. Chẩn đoán phân biệt với nguyên nhân gây đau phía sau gối khác như các nguyên nhân trong khớp, ví dụ rách mặt phía sau sụn chêm.

Điều trị bao gồm nghỉ ngơi, NSAIDs, chườm lạnh và đôi khi vật lý trị liệu. Bệnh nhân không nên chạy cho đến khi hết đau và sau đó nên hạn chế thời gian tập luyện và di dốc ít nhất 6 tuần. Đi xe đạp là một bài tập thay thế tốt trong quá trình chữa bệnh.

Gân khoeo ở đâu
Gân khoeo ở đâu

Chấn thương cơ gân kheo thường được gọi là “cơ kéo” hoặc chấn thương gân kheo. Đây là tình trạng cơ bắp bị kéo căng và rách. Có ba mức độ chấn thương:

  • Cấp độ 1: bị căng cơ, vết rách rất nhỏ.
  • Cấp độ 2: rách một phần cơ.
  • Cấp độ 3: nghiêm trọng, cơ bắp hoàn toàn bị rách và có thể cần phải phẫu thuật.

Chấn thương cơ gân kheo khá phổ biến trong các hoạt động liên quan đến chạy hoặc nhảy. Bệnh cũng có thể xảy ra khi căng cơ quá nhiều (như trong yoga) và khi thực hiện các hoạt động mà cần phải bắt đầu nhanh chóng và dừng lại đột ngột.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương cơ gân kheo (cơ kéo) là gì?

Các triệu chứng thường gặp khi cơ kéo:

  • Đau ở mặt sau của chân khi tập thể dục hoặc đi lại;
  • Bị cứng cơ;
  • Bị sưng hoặc bầm tím;
  • Gặp khó khăn khi co hoặc duỗi chân.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy gặp bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng trên hoặc chúng không có dấu hiệu thuyên giảm. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra chấn thương cơ gân kheo (cơ kéo)?

Chấn thương thường xảy ra khi các cơ bắp bị co hoặc giãn mạnh chẳng hạn như chạy bộ, tham gia các môn thể thao như bóng đá, điền kinh hoặc các hoạt động khác. Khi thực hiện các hoạt động này, cơ gân sẽ bị kéo và căng quá mức. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ bị đứt hoặc rách dẫn đến chấn thương cơ gân kheo.

Những người tham gia các hoạt động thể dục thể thao như bóng đá, bóng rổ, cử tạ, trượt băng, khiêu vũ, điền kinh,… có nguy cơ cao bị chấn thương cơ gân kheo. Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chấn thương cơ gân kheo (cơ kéo)?

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ của chấn thương cơ gân kheo bao gồm:

  • Độ tuổi: người lớn tuổi thường hay bị chấn thương cơ gân kheo hơn;
  • Đã từng bị chấn thương trước đó;
  • Bị chèn ép dây thần kinh ở lưng dưới;
  • Hoạt động thể thao quá mức;
  • Mệt mỏi và sức khỏe kém.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chấn thương cơ gân kheo (cơ kéo)?

Các bác sĩ chẩn đoán qua bệnh sử và khám thực thể. Có thể dùng chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như X-quang để xem thử có mảnh xương nhỏ bị vỡ ra ở gần các cơ hay không. Ngoài ra các phương pháp khác như siêu âm và chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng có thể được thực hiện để việc chẩn đoán được tốt hơn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chấn thương cơ gân kheo (cơ kéo)?

Các hoạt động trở lại quá sớm có thể làm cho chấn thương nặng thêm và dẫn đến tổn thương vĩnh viễn. Bạn cần phải nghỉ ngơi và chườm đá để giảm đau. Sau đó, quấn băng đàn hồi xung quanh chân để hạn chế sưng đồng thời đặt một cái gối dưới đùi để nâng chân lên.

Nếu cơn đau vẫn không giảm, bạn có thể dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và acetaminophen. Thời gian phục hồi phụ thuộc vào mức độ của chấn thương mà có thể mất từ 6 đến 18 tuần. Sau khi hồi phục, bạn cần tập luyện từ từ các bài tập giãn cơ và tăng cường sức mạnh cho cơ.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chấn thương cơ gân kheo (cơ kéo)?

Để hạn chế diễn tiến của bệnh, bạn cần:

  • Ngừng các hoạt động có thể gây đau vùng bị chấn thương cho đến khi bác sĩ cho phép hoạt động bình thường trở lại;
  • Sử dụng đúng các kỹ thuật khi chơi thể thao;
  • Thực hiện các bài tập khởi động trước khi bắt đầu chơi thể thao;
  • Tập dãn cơ trước và sau khi chơi thể thao hoặc tập thể dục;
  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp ở đùi, xương chậu, lưng dưới để cân bằng cơ bắp.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về