Giá niêm yết và giá bán

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:03/01/2019

Là một người kinh doanh thì cần tìm hiểu và biết về các loại giá, với tôi đó là điều cần thiết. Tôi có có biết vào tháng 02/2019 có văn bản mới quy định về chế độ báo cáo giá thị trường. Biết thông tin là vậy, nhưng với người dân bình thường như tôi thì việc tiếp xuất với luật vẫn còn hạn chế, nên Ban biên tập vui lòng hỗ trợ giúp tôi: Giá niêm yết là gì? Giá bán buôn là gì?

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư 116/2018/TT-BTC quy định về chế độ báo cáo giá thị trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực từ 01/02/2019, có quy định:

    Giá niêm yết là mức giá mà các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai đến khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam.

    Giá bán buôn là mức giá được hình thành dựa trên hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác, không bao gồm hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.

    Theo đó, chúng tôi hỗ trợ thêm đến bạn cách hiểu của một số thuật ngữ liên quan:

    - Giá thị trường là giá hàng hóa, dịch vụ hình thành do các nhân tố chi phối và vận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.

    - Giá đăng ký là mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định, đã thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời gian nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá.

    Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

    Trân trọng và chúc sức khỏe!


Giá niêm yết và giá bán

Giá niêm yết và giá bán

Giá niêm yết và giá bán

Giá niêm yết và giá bán

Giá niêm yết và giá bán

Giá niêm yết và giá bán

Giá niêm yết và giá bán

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Giá niêm yết và giá bán

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để xem thêm

Giá niêm yết (list price) là giá hàng hoá hoặc dịch vụ được thông báo cho người mua biết dưới dạng bảng giá. Giá mà người mua thực sự trả thường thấp hơn giá này vì các nhà cung cấp sẵn sàng giảm giá khi được trả bằng tiền mặt và hoặc chiết khấu cho những người mua lượng hàng lớn. Rất nhiều nhà cung cấp quy định giá bán lẻ cho sản phẩm của mình, nhưng giá thực tế phải trả có thể thấp hơn nhiều so với giá quy định do có sự cạnh tranh trong khâu bán lẻ.

03/08/2021

Hỏi: Hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật hoặc niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng sẽ bị xử phạt như thế nào?

Đáp:

Căn cứ khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ) quy định như sau:

“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa Điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;

b) Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm;”

Ngoài ra, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ảnh hưởng đến giá cả thị trường, UBND tỉnh An Giang, Sở Công thương tỉnh cùng các Sở ngành liên quan đã đẩy mạnh, tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trên địa bàn để hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ, vừa giữ ổn định mặt bằng giá nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tránh để xảy ra các biến động bất thường về giá ảnh hưởng đến đời sống kinh tế-xã hội.

Do đó, đối với Hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ hoặc niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng sẽ bị phạt tiền từ từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Nếu những hành vi này được lập lại nhiều lần; tái phạm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

PHÒNG PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Giá niêm yết (list price)giá hàng hóa hoặc dịch vụ được thông báo cho người mua biết dưới dạng bảng giá. Giá mà người mua thực sự trả thường thấp hơn giá này vì các nhà cung cấp sẵn sàng giảm giá khi được trả bằng tiền mặt hoặc chiết khấu cho những người mua lượng hàng rất lớn. Nhiều nhà cung cấp quy định giá bán lẻ cho sản phẩm của mình, nhưng trên thực tế phải trả có thể thấp hơn nhiều so với giá quy định do có sự cạnh tranh trong khâu bán lẻ. 

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Cách thức niêm yết giá

Cách thức niêm yết giá được quy định tại Điều 18 Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá như sau:

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết. Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá niêm yết.

2. Đồng tiền niêm yết giá là Đồng Việt Nam trừ trường hợp pháp luật có quy định riêng.

3. Giá niêm yết là giá hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó.

Hằng ngày nếu bạn đi siêu thị, vào các cửa hàng tiện lợi sẽ dễ thấy các mặt hàng đều được để giá phía dưới các sản phẩm. Mức giá bạn thấy đó chính là giá niêm yết mà nhà cung cấp hoặc hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi đưa ra. 

Việc để sẵn giá niêm yết sẽ giúp khách hàng dễ đưa ra sự lựa chọn khi mua hàng và cũng tránh được việc mua lố giá. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về giá niêm yết thì bài viết dưới đây VNCB sẽ giúp bạn.

Giá niêm yết là gì?

Giá niêm yết có tên tiếng Anh là list price. Đây là giá hàng hóa hoặc dịch vụ mà một cá nhân hay tổ chức cung cấp đến cho khách hàng một cách công khai. Giá niêm yết hiển thị dưới dạng bảng giá, có thể được in trên bao bì, gắn ở bên dưới sản phẩm hoặc treo một danh sách dài bao gồm nhiều sản phẩm và ghi rõ giá của từng sản phẩm đó. Giá niêm yết phải được ghi rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho người mua. 

Giá niêm yết và giá bán

Nếu bạn mua hàng ở chợ, ở các nhà cung cấp bán lẻ thì giá bạn sẽ trả rất có khả năng là thấp hơn giá niêm yết. Khi thanh toán bằng tiền mặt chủ cửa hàng có thể giảm giá trực tiếp hoặc chiết khấu nếu bạn mua đơn hàng nhiều món hoặc có giá trị lớn. Bởi vì giá niêm yết thường sẽ áp dụng cho người mua số lượng ít, lẻ tẻ. Ngoài ra, vì muốn cạnh tranh với những tiệm khác bán mặt hàng tương tự hoặc muốn giữ khách nên chủ tiệm cũng sẽ có xu hướng giảm giá thấp hơn giá niêm yết. 

Cách thức niêm yết giá tại Việt Nam

Giá niêm yết ở mỗi cửa hàng sẽ phụ thuộc vào chủ cửa hàng đó. Tuy nhiên vẫn có những cách thức niêm yết giá chung mà người kinh doanh cần phải tuân thủ theo để đúng với quy định của pháp luật. Dựa thêm quy định tại Điều 18 Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá, cách thức niêm yết giá như sau: 

Giá niêm yết và giá bán

  • Những cá nhân, tổ chức kinh doanh phải niêm yết giá một cách rõ ràng, không có nhiều tầng nghĩa về giá và không gây hiểu nhầm cho người mua. Có nhiều hình thức niêm yết mà chủ kinh doanh có thể lựa chọn như dán, in, ghi bằng bút…Giá niêm yết phải đặt ở nơi hợp lý với sản phẩm, đảm bảo khách hàng nhìn thấy dễ dàng. 
  • Nếu đã niêm yết giá thì phải bán đúng giá, không bán cao hơn, đặc biệt trong những trường hợp bán cho khách du lịch.
  • Có nhiều mặt hàng do Nhà nước quy định giá như xăng, dầu, xi măng, sắt thép… phải bán đúng giá mà Nhà nước đưa ra. Không tự ý thay đổi giá.
  • Giá niêm yết dưới dạng tiền Đồng Việt Nam. Những món hàng được Nhà nước quy định niêm yết với giá trị tiền của nước khác sẽ được áp dụng theo Nhà nước.
  • Giá niêm yết là giá đã bao gồm tất cả loại thuế, phí của sản phẩm đó. Người mua chỉ cần trả tiền theo giá đã niêm yết, không cần trả thêm thuế phí nào khác trừ phí vận chuyển từ cửa hàng nơi mua đến nơi mà người mua muốn nhận (nếu có). 

Quy định niêm yết giá

Ngoài các mặt hàng được Nhà nước quy định giá như xăng, dầu, xi măng, sắt thép… thì những mặt hàng còn lại như thực phẩm, nhu yếu phẩm, lương thực…ai sẽ là người đưa ra giá niêm yết? Đây là thắc mắc chung mà rất nhiều người tò mò. Câu trả lời chính là chủ kinh doanh sản phẩm sẽ đưa ra giá niêm yết. 

Giá niêm yết và giá bán

Dù chủ kinh doanh có toàn quyền quyết định trong việc niêm yết giá nhưng họ sẽ phải phụ thuộc và những quy định “ngầm”. Giá niêm yết phải là giá phù hợp với mặt bằng chung. Dĩ nhiên, chủ cửa hàng có thể đưa ra giá cao hơn nhưng nếu như vậy họ phải chấp nhận việc có ít khách hàng hơn. Bạn sẽ rất dễ quan sát được nếu vào một chợ hoa quả, các sạp hoa quả thường bán với mức giá chung, chênh lệch không nhiều. Ai cũng muốn cạnh tranh khi bán hàng và không ai muốn bị khách hàng đánh giá bán đắt hơn so với mặt bằng chung.

Ý nghĩa của việc niêm yết giá

Tại sao phải niêm yết giá? Việc niêm yết giá có ý nghĩa gì? Đây là 2 trong nhiều câu hỏi mà mọi người thường đặt ra khi nói đến việc niêm yết giá. Để trả lời được câu hỏi này bạn hãy áp dụng vào chính bản thân, bạn muốn mua một món hàng không biết giá hay muốn mua một món hàng mà bên dưới có để sẵn giá bán hơn? Chắc chắn chúng ta sẽ đều chọn vế thứ 2. Đây cũng là một trong những ý nghĩa của việc niêm yết giá.

Giá niêm yết và giá bán

Đi vào cụ thể, niêm yết giá mang những ý nghĩa sau đây: 

  • Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa những người buôn bán với nhau. 
  • Khách hàng sẽ có một tâm thế dễ chịu hơn lúc đi mua hàng khi biết rõ giá của từng sản phẩm. 
  • Khách hàng sẽ không bị đưa vào tình huống bị ép mua giá cao hơn giá bán vì không có niêm yết giá sẵn (đặc biệt là khách du lịch). 
  • Giá cả được kiểm soát, việc vận hành tổ chức mua bán sẽ trở nên nề nếp và dễ quản lý hơn.
  • Khách hàng dễ dàng so sánh giá và dễ lựa chọn mua sản phẩm hơn.

Giá niêm yết là một cụm từ rất quen thuộc mà mỗi người trong chúng ta chắc hẳn cũng đã nghe nhiều lần trong cuộc sống hàng ngày. Đối với các địa điểm bán hàng du lịch, nếu có giá niêm yết thì khách hàng sẽ thấy dễ chịu hơn khi mua hàng. Chưa kể giá niêm yết còn giúp cho sự cạnh tranh trên thị trường trở nên công bằng và lành mạnh hơn.

Xem thêm những chia sẻ hay khác:

Công Danh chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chuyên chia sẻ các cách để vay tiền hay những phân tích liên quan tới tình hình thị trường tài chính, chứng khoán, tiền điện tử...