Giải bài tập sách giáo khoa sinh học 8

Hô hấp cung cấp 02 cho tế bào để tham vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đồng thời loại C02 ra khỏi cơ thể.

Bài 2: (trang 67 SGK Sinh 8)

So sánh hệ hô hấp của người với hệ hô hấp của thỏ ? Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

So sánh cấu tạo hệ hô hấp của người và thỏ : * Giống nhau : – Đều nằm trong khoang ngực và được ngân cách với khoang bụng bởi cơ hoành. – Đều gồm đường dẫn khí và 2 lá phổi. – Đường dẫn khí đều có mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản. – Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang (túi phổi) tập hợp thành từng cụm bao quanh mỗi túi phổi là một mạng mao mạch dày đặc. – Bao bọc phổi có 2 lớp màng : lá thành dính vào thành ngực và lá dạng dính vào phổi, giữa 2 lớp màng là chất dịch. * Khác nhau : Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm.

Bài 3: (trang 67 SGK Sinh 8)

Hãy giải thích câu nói : chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có 02 để mà nhận. Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông, nhưng tim không ngừng đập, máu không ngừng lưu nóng qua các mao mạch ở phổi, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra. 02 trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu và CO2, không ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ 02 trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.

Bài 4: (trang 67 SGK Sinh 8)

Nhờ đâu nhà du hành vũ trụ, người lính cứu hỏa, người thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong môi trường thiếu 02 (trong không gian vũ trụ, trong đám cháy, dưới đáy đại dương) ? Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Nhờ có thiết bị cung cấp O2 đảm bảo sự hô hấp bình thường mà nhà du hành vũ trụ, lính cứu hỏa, thợ lặn có thể hoạt động bình thường trong các môi trường thiếu O2.

Giải KHTN 8 kết nối bài 1 Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

CHƯƠNG I. PHẢN ỨNG HÓA HỌC

Giải KHTN 8 kết nối bài 2 Phản ứng hóa học Giải KHTN 8 kết nối bài 3 Mol và tỉ khối chất khí Giải KHTN 8 kết nối bài 4 Dung dịch và nồng độ Giải KHTN 8 kết nối bài 5 Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học Giải KHTN 8 kết nối bài 6 Tính theo phương trình hóa học Giải KHTN 8 kết nối bài 7 Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

CHƯƠNG II. MỘT SỐ HỢP CHẤT THÔNG DỤNG

Giải KHTN 8 kết nối bài 8 Acid Giải KHTN 8 kết nối bài 9 Base. Thang pH Giải KHTN 8 kết nối bài 10 Oxide Giải KHTN 8 kết nối bài 11 Muối Giải KHTN 8 kết nối bài 12 Phân bón hóa học

CHƯƠNG III. KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

Giải KHTN 8 kết nối bài 13 Khối lượng riêng Giải KHTN 8 kết nối bài 14 Thực hành xác định khối lượng riêng Giải KHTN 8 kết nối bài 15 Áp suất trên một bề mặt Giải KHTN 8 kết nối bài 16 Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển Giải KHTN 8 kết nối bài 17 Lực đấy Archimedes

CHƯƠNG IV. TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC

Giải KHTN 8 kết nối bài 18 Tác dụng làm quay của lực. Moment lực Giải KHTN 8 kết nối bài 19 đòn bẩy và ứng dụng

CHƯƠNG V. ĐIỆN

Giải KHTN 8 kết nối bài 20 hiện tượng nhiễm điện do cọ xát Giải KHTN 8 kết nối bài 21 Dòng điện, nguồn điện Giải KHTN 8 kết nối bài 22 Mạch điện đơn giản Giải KHTN 8 kết nối bài 23 Tác dụng của dòng điện Giải KHTN 8 kết nối bài 24 Cường độ dòng điện và hiệu điện thế Giải KHTN 8 kết nối bài 25 Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế

CHƯƠNG VI. NHIỆT

Giải KHTN 8 kết nối bài 26 Năng lượng nhiệt và nội năng Giải KHTN 8 kết nối bài 27 Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter Giải KHTN 8 kết nối bài 28 Sự truyền nhiệt Giải KHTN 8 kết nối bài 29 Sự nở vì nhiệt

CHƯƠNG VII. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI

Giải KHTN 8 kết nối bài 30 Khái quát về cơ thể người Giải KHTN 8 kết nối bài 31 Hệ vận động ở người Giải KHTN 8 kết nối bài 32 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người Giải KHTN 8 kết nối bài 33 Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người Giải KHTN 8 kết nối bài 34 Hệ hô hấp ở người Giải KHTN 8 kết nối bài 35 Hệ bài tiết ở người Giải KHTN 8 kết nối bài 36 Điều hòa môi trường trong của cơ thể người Giải KHTN 8 kết nối bài 37 Hệ thần kinh và các giác quan ở người Giải KHTN 8 kết nối bài 38 Hệ nội tiết ở người Giải KHTN 8 kết nối bài 39 Da và điều hòa thân nhiệt ở người Giải KHTN 8 kết nối bài 40 Sinh sản ở người

CHƯƠNG VIII. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

Giải KHTN 8 kết nối bài 41 Môi trường và các nhân tố sinh thái Giải KHTN 8 kết nối bài 42 Quần thể sinh vật Giải KHTN 8 kết nối bài 43 Quần xã sinh vật Giải KHTN 8 kết nối bài 44 Hệ sinh thái Giải KHTN 8 kết nối bài 45 Sinh quyển Giải KHTN 8 kết nối bài 46 Cân bằng tự nhiên Giải KHTN 8 kết nối bài 47 Bảo vệ môi trường

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 32: Chuyển hóa được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 32 trang 102:

- Quan sát sơ đồ ở hình 32-1, hãy cho biết sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào?

- Phân biệt trao đổi chất ở tế bào với sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.

- Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào?

Trả lời:

- Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm đồng hóa và dị hóa.

- Phân biệt trao đổi chất ở tế bào với sự chuyển hóa vật chất và năng lượng:

+ Trao đổi chất ở tế bào là quá trình tế bào tiếp nhận và thải các chất thải ra môi trường.

+ Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng: biến đổi các chất thành năng lượng để sử dụng hoặc tích lũy.

- Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào hoạt động co cơ để sinh công, cung cấp cho quá trình đồng hóa và sinh ra nhiệt để bù vào lượng nhiệt đã mất đi do tỏa nhiệt vào môi trường.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 32 trang 103:

- Lập bảng so sánh đồng hóa và dị hóa. Nêu mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa.

- Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào?

Trả lời:

- So sánh:

Đồng hóa

Dị hóa

Giống

- xảy ra ở tế bào

- Là một mặt của chuyển hóa vật chất và năng lượng

Khác

- Tổng hợp các chất

- Tích lũy năng lượng

- Phân giải các chất

- Giải phòng năng lượng

Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:

+ Các chất được tổng hợp do đồng hóa là nguyên liệu cho dị hóa, năng lượng được tích lũy do đồng hóa sẽ được giải phóng do quá trình dị hóa để tạo ra năng lượng cung cấp cho đồng hóa.

+ Hai quá trình này tuy trái ngược nhau nhưng thống nhất với nhau trong chuyển hóa để phục vụ hoạt động sống.

- Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau rất khác nhau. Ví dụ:

+ Trẻ em: đồng hóa > dị hóa

Người lớn: đồng hóa < dị hóa

+ Lúc lao động: đồng hóa < dị hóa

Lúc nghỉ ngơi: đồng hóa > dị hóa

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 32 trang 103: Cơ thể ở trạng thái “nghỉ ngơi” có tiêu dùng năng lượng không? Vì sao?

Trả lời:

- Có.

- Vì lúc cơ thể “nghỉ ngơi” vẫn cần năng lượng cho các hoạt động như hô hấp, hoạt động của tim, của não và duy trì thân nhiệt.

Câu 1 trang 104 Sinh học 8: Hãy giải thích vì sao nói thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.

Trả lời:

- Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào bao gồm quá trình tổng hợp các sản phẩm đặc trưng cho tế bào của cơ thể, tiến hành song song với quá trình dị hóa để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.

- Trao đổi chất và chuyển hóa vật chất và năng lượng liên quan chặt chẽ với nhau.

Câu 2 trang 104 Sinh học 8: Vì sao nói chuyển hóa cật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?

Trả lời:

- Vì mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần năng lượng, năng lượng được giải phóng từ quá trình chuyển hóa. Nếu không có chuyển hóa thì không có hoạt động sống.

Câu 3 trang 104 Sinh học 8: Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa với tiêu hóa, giữa dị hóa với bài tiết.

Trả lời:

Đồng hóa:

- Tổng hợp các chất

- Tích lũy năng lượng

Tiêu hóa

- Lấy thức ăn, biển đổi thành chất hấp thụ được rồi chuyển vào máu, vận chuyển đến từng tế bào

Dị hóa:

- Phân giải các chất

- Giải phóng năng lượng

Bài tiết:

- Thải các chất bài tiết, chất thải, mồ hôi vào CO2

Xảy ra ở mức tế bào

Xảy ra ở mức cơ thể

Câu 4 trang 104 Sinh học 8: Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa.

Trả lời:

Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào bao gồm hai quá trình mâu thuẫn, đối nghịch nhau là đồng hóa và dị hóa.

- Đồng hóa là quá trình biến đổi chất dinh dưỡng do môi trường trong cung cấp thành sản phẩm đặc trưng của tế bào. Đó chính là sự tổng hợp chất của tế bào. Trong quá trình đó, năng lượng được tích lũy dưới dạng các liên kết hóa học của vật chất trong tế bào.

- Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong tế bào để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. Sự dị hóa tạo ra các sản phẩm phân hủy và khí CO2.

Đồng hóa và dị hóa tuy trái ngược nhau song gắn bó chặt chẽ với nhau.

Ngoài Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 32: Chuyển hóa. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Lý thuyết Sinh học 8, Giải bài tập Sinh học 8 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 8, đề thi học học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với Tài liệu học tập lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt