Giải mã ý nghĩa nhan đề của người và chuột

Giải thích nhan đề Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà gồm 9 mẫu, giúp các em học sinh lớp 9 hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Chiếc lược ngà mà nhà văn Nguyễn Quang sáng muốn gửi gắm qua đó.

Với 9 bài văn mẫu, hy vọng sẽ giúp các em dễ dàng viết bài phân tích, giải thích, bình giảng ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà thật hay. Truyện ngắn Chiếc lược ngà đã cho chúng ta thấy được tình cảm cha con sâu nặng thời chiến tranh khốc liệt. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Chiếc lược ngà hay nhất

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà siêu ngắn

Chiếc lược ngà là biểu tượng của tình phụ tử, là tình cảm mà ông Sáu dành cho con tình cảm ấy cao cả hơn cả cái chết, bất tử với thời gian. Chiếc lược ngà còn là niềm thương nhớ dạt dào, tấm lòng yêu con vô bờ bến đều được gửi vào chiếc lược ấy. Nó là lời hứa, là niềm tin mà ông Sáu đặt vào.

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà ngắn gọn

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà - Mẫu 1

Hình ảnh chiếc lược ngà xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, nó là cầu nối tình cảm của cha con ông Sáu. Chiếc lược ngà là vật kỷ niệm của người cha yêu thương vô cùng để lại cho con trước lúc hy sinh. Với ông Sáu, chiếc lược ngà như phần nào gỡ mối tâm trạng của ông trong những ngày ở chiến khu. Chiếc lược ngà còn là minh chứng cho tình cảm giữa hai cha con ông Sáu => chiếc lược của hi vọng và niềm tin, là quà tặng của người đã khuất...

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà - Mẫu 2

“Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay thể hiện nội dung, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Đó chính là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Chọn hình ảnh “Chiếc lược ngà” làm nhan đề cho tác phẩm, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã bộc lộ tài năng của mình trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm qua một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa. Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỉ vật của người cha, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ nơi chiến khu dành cho mình. Với ông Sáu, chiếc lược ngà là một vật quý giá thiêng liêng bởi nó chứa đựng bao yêu thương, mong đợi của người cha và làm dịu đi nỗi ân hận vì đã đánh con… Với nhan đề ấy, nhà văn không chỉ nói tình cha con thắm thiết sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra.

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà - Mẫu 3

Chiếc lược ngà trong tác phẩm là kỷ vật cuối cùng người cha gửi tặng cho con trước lúc hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Chiếc lược ngà đã chứng minh tình cha con bất diệt trong hoàn cảnh éo le của cuộc chiến tranh. Nó còn là cầu nối cho những tình cảm mới mẻ, cao đẹp ở con người. Đây là một hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa thể hiện chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình cha con, tình cảm gia đình trong chiến tranh.

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà chi tiết

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà - Mẫu 1

Chiếc lược ngà là một nhan đề hay, thể hiện được nội dung tư tưởng cốt lõi của tác phẩm.

Chiếc lược ngà đã trở thành một hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Chọn hình ảnh chiếc lược ngà - kỷ vật của người bạn trao cho con làm nhan đề tác phẩm, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện được tài năng của mình trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm trong một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa.

Với bé Thu “chiếc lược ngà” là kỷ vật của người cha, là nỗi nhớ thương mong nhớ của người cha nơi chiến khu dành cho mình. Cầm chiếc lược trong tay, bé Thu được sưởi ấm bởi tình cha, như có người cha ở bên.

Với ông Sáu, Chiếc lược ngà đã trở thành một vật quý giá, thiêng liêng với ông Sáu. Nó chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha và làm dịu đi nỗi ân hận đã đánh con của ông. Trao cây lược cho con, ông Sáu như đã nói với được với con gái yêu tình cảm của mình.

Chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía những mất mát, éo le đau thương do chiến tranh gây ra cho bao gia đình.

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà - Mẫu 2

- “Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay, thể hiện sâu sắc nội dung của tác phẩm.

- Đó là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng.

- Chọn hình ảnh “Chiếc lược ngà” làm nhan đề cho tác phẩm, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã bộc lộ tài năng của mình trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm qua một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa:

+ Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỷ vật , là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ.

+ Với ông Sáu, chiếc lược ngà là một vật quý giá, thiêng liêng bởi nó chứa đựng tình yêu, nỗi nhớ thương của ông đối với đứa con gái và làm dịu đi nỗi day dứt, ân hận vì đã đánh con khi nóng giận…

=> Với nhan đề này, nhà văn không chỉ nói tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.

Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà - Mẫu 3

Chiếc lược ngà là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Đây là một đồ dùng thân thuộc, giản dị với mỗi người con gái nhưng ở đây, chiếc lược ngà trở thành kỉ vật thiêng liêng của tình cha con sâu nặng.

Với bé Thu: chiếc lược ngà là kỷ vật, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ. Ban đầu là ước mơ của một cô bé 8 tuổi, một ước ao rất giản dị, trong sáng, rất con gái. Có lẽ đó cũng là món quà đầu tiên nhưng cũng lại là món quà cuối cùng người cha tặng cho cô con gái bé bỏng. Nó là tất cả tình yêu thương, kỉ niệm của ba dành cho Thu khi ba hi sinh. Với bé Thu, chiếc lược ấy chính là hình ảnh người cha (trong tâm khảm).

Với ông Sáu: Chiếc lược ngà là bao tâm tư tình cảm, yêu thương ông dành cho cô con gái bé bỏng. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, day dứt, ân hận và cả cái niềm khát khao được gặp con, ông dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận (giũa từng chiếc răng lược chau chuốt). Dường như khi giũa từng chiếc răng như vậy, ông cũng bớt áy náy vì đã đánh con, đã không phải với con. Cây lược làm xong, mỗi khi thương nhớ con, ông lại ngắm nhìn cây lược. Phải chăng với người cha, chiếc lược nhỏ xinh xắn ấy cũng là hình ảnh cô con gái bé bỏng. Và trước khi anh Sáu hi sinh, chiếc lược ngà chính là lời trăn trối ông gửi lại, là tất cả tình cảm của người cha dành cho con, cho gia đình.

Giải thích nhan đề truyện ngắn Chiếc lược ngà

Truyện ngắn ” Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng ra đời năm 1966 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt ở chiến trường Nam bộ, truyện ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, qua nhân vật chính anh Sáu và bé Thu, trong đó chi tiết hình ảnh ” chiếc lược ngà” rất quan trọng, là hình ảnh trở đi trở lại trong tác phẩm, chiếc lược ngà là kỉ vật cuối cùng mà anh Sáu dành cho con, là chứng minh cho tình cảm hai cha con, không chỉ vậy, chiếc lược ngà còn là biểu tượng cho sự hi vọng, niềm tin, là quà tặng của người đã khuất, là kỉ vật thiêng liêng. Hơn cả nó là biểu tượng độc đáo cho tình phụ tử. Vì vậy mà nhan đề ” chiếc lược ngà” vô cùng ý nghĩa, Giải thích nhan đề truyện ngắn “chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

Bình giảng ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà

Chiếc lược ngà không phải là nội dung của câu chuyện. Truyện kể về tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con người chiến sỹ trong chiến tranh vừa xót xa vừa ngọt ngào xúc động của cô giao liên trẻ- tên Thu. Chiếc lược ngà chỉ là chi tiết nhỏ, nó là món quà của người cha gửi tặng cô và cũng là nhan đề của câu chuyện. Thế nhưng nó lại hàm chứa trong đó tất cả chủ đề của câu chuyện.

Chiếc lược ngà là bao công sức tỉ mỉ gọt giũa, bao nhiêu tình thương tha thiết, sâu nặng, bao nhiêu nỗi nhớ dày vò của người cha ở chiến trường mới chỉ được gặp con đúng một lần.

Chiếc lược ngà là kỷ niệm, là di vật cuối cùng của người cha đã hi sinh, nó đã minh chứng cho tình phụ tử nặng sâu, minh chứng cho tấm lòng của người cha cách mạng đối với cô con gái yêu của mình.

Chiếc lược ngà được cô gái nâng niu đón nhận như nâng niu đón nhận tất cả tấm lòng của cha, tất cả tình yêu thương của cha với sự biết ơn sâu sắc. Và vì thế, chiếc lược ngà là biểu tượng của sức sống tình người trong chiến tranh là niềm tin, niềm hi vọng. Nó biểu hiện như để khẳng định rằng: bom đạn có thể huỷ diệt chia cắt tất cả nhưng không thể huỷ diệt được tình yêu, không thể chia cắt được tâm hồn trong trẻo của con người và hơn thế, nó còn làm cho cuộc đời này, con người của thời đại này ngày càng tươi đẹp hơn, cao thượng hơn.

Cập nhật: 04/12/2021

Xuất bản năm 1937, giữa thời kỳ Đại suy thoái của nước Mỹ, “Của chuột và người” là một trong những tác phẩm xuất sắc đã góp phần giúp John Steinbeck đoạt giải Nobel Văn học năm 1962. Cuốn sách là bức tranh phản ánh chân thực số phận nghiệt ngã của những người lao động nghèo khổ dưới đáy xã hội trong cuộc khủng hoảng kinh tế – những người nay đây mai đó, bám víu vào vài hy vọng nhỏ nhoi để tiếp tục sống, tìm một lối thoát giữa cái tuyệt vọng của thời đại. 

George Milton và Lennie Small là 2 kẻ làm công của một trang trại lúa mì. George nhỏ bé, thông minh nhanh nhạy, có chí tiến thủ và làm việc vì một mục đích rõ ràng. Lennie to lớn, khỏe như vâm, không ai địch nổi, nhưng lại là đứa trẻ khù khờ, trí tuệ chậm phát triển, vâng lời như một con cừu non, có sở thích vuốt ve những thứ mềm mềm (kể cả con chuột chết), và đặc biệt là lúc mất kiểm soát thường bộc lộ sức mạnh một cách bản năng mà không ý thức được (đó cũng chính là nguồn gốc của những bi kịch sau này). George và Lennie, cũng như những người thời ấy, đều có chung ước mơ về một mảnh đất tự mình canh tác trồng trọt, một cuộc sống do mình làm chủ, không phải vất vả phục dịch cho người khác. Truyện mở đầu ở bờ sông Salinas bằng gam màu tươi sáng, khi George say sưa kể cho Lennie nghe về cái viễn cảnh đẹp đẽ mà cả hai vẫn hằng mong mỏi: một căn nhà nhỏ có khu vườn trồng đủ loại hoa màu, những con thỏ xinh đẹp mà Lennie ưa thích, những ngày tháng tự do tự tại không còn áp bức từ bất kỳ ai. Và truyện kết thúc, cũng ở bờ sông Salinas, nhưng trong cái đen tối và bi thảm, trong sự hoang tàn của một giấc mơ đẹp đã đổ nát, buộc người ta phải quay lại cái xã hội nghiệt ngã không có chỗ cho mình. 

Giải mã ý nghĩa nhan đề của người và chuột

Bi kịch của tầng lớp lao động trong thời kỳ Đại suy thoái

‘Của chuột và người’ là bức tranh tả thực bối cảnh xã hội Mỹ trong cơn khủng hoảng kinh tế năm 1937. Ở thời kỳ đó, những người lao động chân tay, đặc biệt là công nhân làm thuê làm mướn trong trang trại, thường không có gia đình, không nhà cửa đất đai, chỉ có thể chuyển từ nông trại này qua nông trại khác để kiếm sống, suốt đời làm việc cực nhọc, chịu đựng những luật lệ hà khắc cùng nỗi lo sợ bị đuổi việc khi không dùng được nữa. Chi tiết ông già Candy quyết liệt phản đối những công nhân khác bắn chết con chó đã theo mình nhiều năm vì “nó già quá rồi, không còn tích sự gì nữa” chính là điển hình của bi kịch này. Không chỉ vì Candy tiếc con vật trung thành đã cống hiến cho trang trại khi nó còn trẻ trung khỏe mạnh, mà còn vì ông lo sợ, rằng sau này mình không còn làm việc được nữa, người ta cũng sẽ đòi giết ông như giết một con chó. Trong một xã hội như vậy, giá trị của những người lao động chân chính thật rẻ mạt. Không còn khả năng làm việc là không còn giá trị và bị đào thải là điều tất yếu.

Giải mã ý nghĩa nhan đề của người và chuột

Vậy nên không chỉ George và Lennie, mà cả Candy, Crooks và có thể là tất cả những người cám cảnh làm thuê làm mướn trong thời kỳ đó đều có chung một giấc mơ, về một mảnh đất cắm dùi, một căn nhà và mảnh vườn do mình làm chủ, để mùa đông có thể nghỉ ngơi ngồi bên lò sưởi, để có thể thỉnh thoảng bỏ việc đi xem gánh xiếc, không phải lo sợ bị đuổi, không phải đặt quyền quyết định cuộc đời mình vào tay người khác. Nhưng ngay cả mong muốn bình thường như vậy cũng khó mà thực hiện được trong cái xã hội nghiệt ngã hiện tại. Ước mơ giản dị của George, Lennie và Candy đã được lên kế hoạch tỉ mỉ, và chỉ còn chờ một tháng lương nữa, nó sẽ thành hiện thực Nhưng trong chớp mắt, vào một ngày bình thường như mọi ngày, không hề được báo trước, giấc mơ đó không còn nữa. Đây là điểm xuất sắc trong cách xây dựng cốt truyện của tác giả, một cái kết bất ngờ, dứt khoát, lửng lơ và hoàn toàn dập tắt hy vọng của cả câu chuyện, khiến độc giả tiếc nuối và ám ảnh. Kết truyện tượng trưng cho sự khắc nghiệt đã giết chết hy vọng đẹp đẽ của những người thời đó. Cấu trúc đầu cuối tương ứng (truyện bắt đầu và kết thúc đều ở bờ sông Salinas), theo một số tài liệu đã phân tích, là một điểm sáng giá khác trong tiểu thuyết: bắt đầu ở đâu thì kết thúc cũng về đó, không thể thoát ra khỏi cái vòng lẩn quẩn của số phận đã định sẵn; thể hiện rất thành công bi kịch của người lao động mong muốn thoát kiếp nghèo nhưng hoàn toàn bất lực trong giai đoạn khủng hoảng Đại suy thoái.

Kết truyện: tàn nhẫn hay thực tế

Kết truyện, như đã nói, là một điểm nhấn đáng phân tích của tác phẩm. Thoạt nhìn, kết thúc như vậy là thật tàn nhẫn cho nhân vật Lennie, nhưng ở một khía cạnh khác, điều đó có thể chấp nhận được, ít nhất là trong giai đoạn đương thời. Lennie có sức mạnh khủng khiếp nhưng không kiểm soát được nó, khi hoảng sợ thì hành động theo bản năng và gần như mất ý thức, không biết mình đang làm gì. Người như vậy, dù tốt bụng và không có ý làm hại ai, cũng sẽ vô tình gây nguy hiểm cho xã hội. Ở thời hiện đại, trường hợp này sẽ được tham vấn bác sĩ và trị liệu tâm lý, hoặc sẽ có biện pháp quản lý để đảm bảo người này không vô ý làm tổn hại người khác. Nhưng ở thời kỳ mà tác phẩm này ra đời, kinh tế suy thoái, nhu cầu tối thiểu của con người còn không được thỏa mãn, thì còn đâu thời gian để quan tâm đến việc điều trị tâm lý. Chưa kể là ở thời đại ấy, hiểu biết về tâm lý học và hành vi con người vẫn còn rất hạn chế so với hiện nay. Nếu Lennie không học được cách kiềm hãm sức mạnh của mình, thì bao nhiêu hậu quả khó lường sẽ vô tình xảy ra nữa? Không thể bắt Lennie không hoảng sợ, vì đó là bản năng rồi, nhất là với những người nhút nhát, yếu đuối như vậy. Không có cách nào tối ưu để giải quyết vấn đề. Vậy nên, cái kết của tác giả giúp cho bản thân Lennie không phải sống cảnh khù khờ, không phải vô tình gây ra tội lỗi mà không ý thức được, cũng là tránh cho những hậu quả đau lòng tương tự có thể xảy ra. Kết thúc tàn nhẫn không phải là tốt đẹp nhất, nhưng cũng khó có kết cục nào có thể giải quyết mọi việc hợp lý hơn. 

Về tác giả John Steinbeck

John Steinbeck được trao tặng giải Nobel văn học “vì những tác phẩm văn chương vừa hiện thực vừa đầy hoang tưởng, nổi bật với một sự hài hước đầy cảm thông và một cách nhìn xã hội thấu đáo” (Wikipedia lược dịch). Ông được xem như một “tượng đài” của văn học Mỹ, một nhà văn vĩ đại viết lên tiếng nói của những người bình thường trong hoàn cảnh cùng khổ và bị áp bức của xã hội đương thời. Các tác phẩm kinh điển và được đánh giá cao của ông có thể kể đến “Của chuột và người” (1937), “Chùm nho uất hận” (1939), “Phía đông vườn Địa Đàng” (1952), v.v.

Link mua sách:

Giải mã ý nghĩa nhan đề của người và chuột

Linh là một biên tập viên khó tính, hay gắt gỏng và cực kỳ nghiêm khắc với những ai hay mắc lỗi chính tả.

Cá tính nhưng không hòa đồng, đẹp gái nhưng dễ gây mất lòng