Giảm trừ là gì

Khái niệm Thuế TNCN Các khoản giảm trừ năm 2020 & Cách tính


Giảm trừ là gì

Như bạn đã biết, thuế thu nhập cá nhân (viết tắt: thuế TNCN) là một trong những khoản thu quan trọng thuộc ngân sách Nhà nước. Việc đóng thuế là nghĩa vụ của mỗi công dân.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ thuế TNCN là gì? Những khoản giảm trừ thuế TNCN mới nhất năm 2020? Thu nhập chịu thuế & cách tính thuế như thế nào? Những thông tin mà TaxPlus chia sẻ ở bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc nêu trên.

Nội dung

  • 1 Thuế TNCN là gì
    • 1.1 Thu nhập chịu thuế TNCN là gì
    • 1.2 Các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN
      • 1.2.1 1. Giảm trừ gia cảnh
      • 1.2.2 2. Giảm trừ đối với các khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện, bảo hiểm
    • 1.3 Thu nhập được miễn thuế TNCN
  • 2 Hướng dẫn cách tính thuế TNCN
    • 2.1 Công thức tính
    • 2.2 Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên
    • 2.3 Cách tính thuế đối với cá nhân cư trú có ký HĐLĐ dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ
    • 2.4 Trường hợp tính thuế TNCN cho cá nhân không cư trú
  • 3 Lời hết

Thuế TNCN là gì

Trước khi tìm hiểu cách tính thuế thu nhập cá nhân và những quy định liên quan, bạn cần hiểu khái niệm thuế TNCN là gì. Hiểu đơn giản thì đây là khoản tiền mà các cá nhân có thu nhập phải trích ra từ tiền lương, tiền công để đóng vào ngân sách Nhà nước.

Đối với các nhân viên làm tại các doanh nghiệp (DN), phần thuế này sẽ luôn xuất hiện tại một mục trên bảng lương.

Đối tượng cần phải đóng thuế TNCN: Các cá nhân cư trú và không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, Nhà nước không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập thấp với mức lương chỉ đủ nuôi sống bản thân. Từ đó, sự chênh lệch các tầng lớp dân cư về mặt thu nhập sẽ được giảm bớt.

Thu nhập chịu thuế TNCN là gì

Nhiều người thường nhầm tưởng thu nhập chịu thuế TNCN và thu nhập tính thuế TNCN là một. Nhưng thực tế đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Thu nhập chịu thuế TNCN là cơ sở để tính thu nhập tính thuế TNCN.

Phần thu nhập chịu thuế (tiếng Anh: Taxable income). Đây là phần thu nhập của cá nhân tại DN sau khi đã khấu trừ đi những khoản chi phí theo quy định.

  • Đối với cá nhân cư trú thì thu nhập chịu thuế được tính là phần thu nhập phát sinh cả ngoài và trong lãnh thổ Việt Nam không phân biệt nơi trả thu nhập là ở đâu.
  • Với những cá nhân được xét vào diện không cư trú thì mức thu nhập chịu thuế chỉ là thu nhập phát sinh khi làm việc tại Việt Nam không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN

Có rất nhiều khoản giảm trừ thuế TNCN mà bạn cần biết để có thể đảm bảo quyền lợi của chính mình. Quy định về khoản giảm trừ được thể hiện rõ tại Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Điều 15 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

1. Giảm trừ gia cảnh

Đối với các cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh và cả thu nhập từ tiền lương thì tính giảm trừ gia cảnh 1 lần vào tổng thu nhập cả hai công việc. Mức giảm trừ gia cảnh thể hiện:

  • Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
  • Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

Giảm trừ gia cảnh được thực hiện theo nguyên tắc. Cụ thể.

  • Giảm trừ cho bản thân: Cá nhân có nguồn thu từ tiền lương tạo một địa điểm và lựa chọn giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi. Trường hợp này sẽ rơi vào việc cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì được tính giảm trừ gia cảm nếu cá nhân đó có mặt tại Việt Nam từ đầu cho đến lúc kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế. Nếu trong năm cá nhân chưa giảm trừ hoặc giảm trừ chưa đủ 12 tháng thì sẽ được thực hiện quyết toán thuế TNCN theo quy định.
  • Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc: Cá nhân người nộp thuế còn được thực hiện tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đã đăng ký và được cấp mã số thuế. Người phụ thuộc bao gồm con, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp.

Ngày 28/2/2020, Bộ Tài chính gửi công văn xin ý kiến các Bộ, Ngành, Địa phương, Cộng đồng doanh nghiệp về dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thương vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể đề xuất như sau:

  • Nâng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng/tháng.
  • Nâng mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng/tháng.

Hiện tại đề xuất này chưa được thông qua và hứa hẹn đưa ra thảo luận vào kỳ họp Quốc hội gần nhất. TaxPlus sẽ sớm thông tin đến bạn khi Dự thảo này được thông qua.

2. Giảm trừ đối với các khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện, bảo hiểm

Đối với các khoản đóng bảo hiểm như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và khoản đóng quỹ hữu trí sẽ được giảm trừ khi tính thuế TNCN.

Nếu cá nhân là người nước ngoài thuộc diện cư trú tại Việt Nam và đã đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định thì được trừ các khoản phí bảo hiểm vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương khi tính thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân có tham gia đóng các khoản bảo hiểm kể trên sẽ được tạm giảm trừ vào thu nhập để khấu trừ thuế.

Nếu cá nhân có khoản đóng góp vào quỹ hưu trí thì cần phải chứng minh chứng từ thu tiền có xác nhận của tổ chức để được giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân.

> Làm quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài

Thu nhập được miễn thuế TNCN

Bên cạnh những khoản giảm trừ thì sẽ có những khoản thu nhập được miễn thuế TNCN.

  • Phụ cấp ăn trưa không quá 680.000/ tháng sẽ không được tính vào thu nhập chịu thuế.
  • Tiền chi cho các khoản như văn phòng phẩm, trang phục, điện thoại
  • Tiền làm thêm giờ ban đêm được trả cao hơn so với tiền công làm việc ban ngày trong giờ.
  • Tiền chi cho hiếu hỉ của bản thân và gia đình người lao động.
  • Tiền phụ cấp thuê nhà theo quy định của doanh nghiệp.

Hướng dẫn cách tính thuế TNCN

Thực tế, người lao động không tự tính thuế TNCN cho bản thân mà việc này sẽ được tổ chức nơi cá nhân làm việc thực hiện. Tuy nhiên, mỗi người cần phải nắm rõ cách tính để đảm bảo tính chính xác & quyền lợi cho bản thân.

Công thức tính

[Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế xThuế suất]

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế Các khoản giảm trừ
  • Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập Các khoản miễn thuế
  • Thuế suất cụ thể được quy định tại Điều 22 Luật Thuế TNCN

Các bước cơ bản để tính thuế TNCN:

  • Bước 1: Xác định tổng thu nhập bằng cách cộng tất cả các khoản thu nhập từ tiền lương và phụ cấp.
  • Bước 2: Xác định khoản được miễn thuế TNCN theo quy định
  • Bước 3: Tính mức thu nhập chịu thuế theo công thức ở trên
  • Bước 4: Tìm hiểu và xác định khoản giảm trừ hiện có
  • Bước 5: Tính tổng thu nhập tính thuế
  • Bước 6: Tính thuế TNCN theo công thức để xác định mức thuế cần phải đóng.

Trên đây là công thức chung dùng để tính thuế TNCN cho người lao động. Tuy nhiên, ở từng trường hợp khác nhau sẽ áp dụng cách tính khác nhau. Cụ thể

Cách tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên

Đối với những cá nhân là cư trú có ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì mức thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần.

[Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập (Các khoản miễn thuế + Các khoản giảm trừ + Các khoản không chịu thuế)]

Cách tính thuế đối với cá nhân cư trú có ký HĐLĐ dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ

Đối với những cá nhân cư trú mà không ký hợp đồng lao động hoặc chỉ ký hợp đồng dưới 3 tháng với mức thu nhập từ 2.000.000 VND trở lên trong một lần sẽ bị khấu trừ thuế 10% trên tổng thu nhập.

[Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 10%]

Trường hợp tính thuế TNCN cho cá nhân không cư trú

Nếu cá nhân thuộc vào diện không cư trú thì cách tính thuế TNCN sẽ không giống như hai trường hợp kể trên. Lúc này, mức thuế được tính dựa trên thu nhập chịu thuế với mức thuế suất 20%.

[Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 20%]

Lời hết

Tóm lại, đóng thuế thu nhập cá nhân là nghĩa vụ của mọi công dân. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần phải đóng thuế TNCN. Chính vì thế, mỗi người cần trang bị kiến thức đầy đủ về thuế TNCN để có thể thực hiện đúng đồng thời đảm bảo quyền lợi cho chính mình hoặc thao khảo ngay Dịch vụ Quyết toán thuế TNCN đúng Luật tối ưu chi phí Thuế.

Nếu còn thắc mắc hãy gọi hotline: 0853 9999 77 để được TaxPlus giải đáp & tư vấn trực tiếp. Hoặc có thể để lại câu hỏi ở phần bình luận cuối bài viết. TaxPlus sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn.

Nguồn: https://taxplus.vn

0/5 (0 Reviews)

Đăng ký nhận tin từ TaxPlus

Hãy đăng ký ngay để nhận tin mới nhất từ chúng tôi

Bài viết liên quan
  • Quyết toán thuế TNCN là gì? Hướng dẫn quyết toán thuế đúng Luật 2020

    Quyết toán thuế TNCN hiểu đơn giản là các cá nhân có phát sinh thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau...

  • Hướng dẫn chi tiết quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài năm 2019

    Để làm quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài cần phải nắm rõ các quy định, hồ sơ, nơi nộp...

  • Hướng dẫn ủy quyền quyết toán thuế TNCN Đúng Luật

    Tất tần tật quy định ủy quyền quyết toán thuế TNCN để đảm bảo thực hiện đúng theo quy định...

  • Hoàn thuế TNCN là gì Điều kiện & thủ tục hoàn thuế

    Những trường hợp nào được hoàn thuế? Thủ tục hoàn thuế TNCN bao gồm những gì...

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

đánh giá

Chọn đánh giá

Thật tuyệt, cảm ơn bạn đã đánh giá, nếu cần bổ sung điều gì hãy viết vào ô đánh giá bạn nhé, chúng tôi luôn lắng nghe bạn.


Xem thêm đánh giá

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT




Xem thêm bình luận