Giọng song song là một giọng trưởng và một giọng thứ có

Skip to content

Giọng cùng tên là gì? Cho ví dụ so sánh giọng song song và giọng cùng tên – Tìm hiểu về giọng song song và giọng cùng tên.

THẾ NÀO LÀ GIỌNG SONG SONG VÀ GIỌNG CÙNG TÊN, SO SÁNH VÀ VÍ DỤ VỀ GIỌNG SONG SONG VÀ GIỌNG CÙNG TÊN

Cùng tham khảo bài học qua video dưới đây.

Thế nào là giọng song song và giọng cùng tên?

Định nghĩa giọng song song là gì?

Giọng song song là một giọng trưởng và một giọng thứ có chung hóa biểu.

Giọng song song là một giọng trưởng và một giọng thứ có
giọng song song

Định nghĩa giọng cùng tên là gì?

Giọng cùng tên là một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng âm chủ nhưng khác hóa biểu.

Giọng song song là một giọng trưởng và một giọng thứ có

So sánh giọng cùng tên và giọng song song

Giống nhau: Điều có một giọng trưởng và một giọng thứ, ví dụ: Đô trưởng – Đô thứ hoặc Đô trưởng – La thứ.

Giọng song song là một giọng trưởng và một giọng thứ có
Giọng

Khác nhau:  

  • Giọng song song khác nhau về âm chủ nhưng giống nhau về hóa biểu.( Giọng Fa trưởng và Rê thứ có chung hóa biểu là dấu Si giáng)
  • Giọng cùng tên khác nhau về hóa biểu nhưng giống nhau về âm chủ (Giọng Đô trưởng hóa biểu không có dấu thăng, dấu giáng; Giọng Đô thứ có 3 dấu giáng)

Blog còn chia sẻ kiến thức âm nhạc, sách học nhạc, hòa âm…

Bên cạnh Giọng cùng tên là gì ? Cho ví dụ so sánh giọng song song và giọng cùng tên❤️. Blog còn chia sẻ đặt hợp âm cho bài hát, xác định giọng, nhạc lý cho người mới học, lý thuyết âm nhạc, sách học piano, các hợp âm cơ bản, dấu hóa….

LỜI KẾT

Ở bài viết trước, chúng tôi đã chia sẻ cách ghi nhớ hợp âm piano các hợp âm có trong 14 giọng cơ bản trong đó cũng hướng dẫn cách xác định giọng của bài hát. Với chia sẻ bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn sẽ nắm rõ hơn kiến thức âm nhạc một cách hệ thống nhất.

Câu hỏi: Giọng song song là gì?

A. Là một giọng thứ và một giọng thứcó cùng hóa biểu

B. Là một giọng trưởng và một giọng thứ khác hóa biểu và khác âm chủ

C. Là một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng hóa biểu

D. Cả 3 câu trên đều sai

Lời giải:

Đáp án đúng: C. Là một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng hóa biểu

Giọng song songlà một giọng trưởng và một giọng thứ có chung hóa biểu

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé !

1. Định nghĩa giọng song song là gì?

Giọng song song là một giọng trưởng và một giọng thứ có chunghóa biểu.

2. Định nghĩa giọng cùng tên là gì?

Giọng cùng tên là một giọng trưởng và một giọng thứ có cùng âm chủ nhưng kháchóa biểu.

3. So sánh giọng cùng tên và giọng song song

* Giống nhau:Đều có một giọng trưởng và một giọng thứ, ví dụ:Đô trưởng – Đô thứ hoặc Đô trưởng – La thứ.

* Khác nhau:

+ Giọng song song khác nhau về âm chủ nhưng giống nhau về hóa biểu. (Giọng Fa trưởng và Rê thứ có chung hóa biểu là dấu Si giáng)

+ Giọng cùng tên khác nhau về hóa biểu nhưng giống nhau về âm chủ(Giọng Đô trưởng hóa biểu không códấu thăng,dấu giáng; Giọng Đô thứ có 3 dấu giáng)

4. Hóa biểu trong bản nhạc

Hoá biểu hay còn gọi là dấu hoá, tên tiếng Anh làKey Signaturelà một bộ các kí hiệu thăng, giáng đặt cùng nhau và được viết theo thứ tự ngay đầu khuông nhạc sau khoá nhạc. Hoá biểu cho biết sẽ làm thay đổi cao độ nốt nhạc với khoảng cách nửa cung.

Có 3 lọai dấu hoá: ( Accidentals)

1/ Dấu thăng: có hình dáng giống kí hiệu♯trên điện thoại của bạn, dùng để nâng cao độ của nốt nhạc lên nửa cung.

2/Dấu giáng: có hình dáng♭, dùng để giảm cao độ của nốt nhạc xuống nửa cung.

3/Dấu bình: có hình dáng♮, dùng để huỷ bỏ hiệu lực của dấu thăng và dấu giáng, trả về cao độ bình thường của nốt nhạc.

Ngoài ra còn códấu thăng kép(x) nâng cao độ nốt nhạc lên một cung vàdấugiáng kép(♭♭)giảm cao độ của nốt nhạc xuống một cung.

Dựa vào vị trí của dấu hoá có thể chia làm 2 loại:

a.Dấu hoá theo khoá(dấu hoá cố định): đứng sau khoá nhạc, viết ở đầu khuông nhạc. Bộ dấu hoá ở vị trí này sẽ làm thay đổi cao độ của tất cả các nốt mang tên dấu hoá đó.

Ví dụ: Dấu thăng trong hình ở vị trí nốt Fa và Đô => Tất cả các nốt Fa và Đô có trong bản nhạc phải nâng cao độ lên nửa cung.

Ví dụ: Dấu giáng trong hình ở vị trí nốt Si => Tất cả các nốt Si có trong bản nhạc phải giảm cao độ xuống nửa cung.

Trình tự dấu thăng theo vòng quãng 5 đi lên: Fa – Đô – Sol – Rê – La – Mi – Si

Trình tự dấu giáng theo vòng quãng 5 đi xuống: Si – Mi – La – Rê – Sol – Đô – Fa

Cho nên khi ta có:

1/ dấu thăng => Fa#

2/ dấu thăng => Fa# Đô#

3/ dấu thăng => Fa# Đô# Sol#

1/ dấu giáng => Si♭

2/ dấu giáng => Si♭Mi♭

3/ dấu giáng => Si♭Mi♭La♭

b.Dấu hoá bất thường:chỉ thỉnh thoảng xuất hiện trong bản nhạc, được đặt ngay trước nốt nhạc và có ảnh hưởng trực tiếp lên nốt nhạc đó trở về sau trong phạm vi 1 ô nhịp mà thôi, sang ô nhịp sau dấu hoá bất thường sẽ không còn hiệu lực.

Ví dụ: Dấu hoá bất thường trong khuông nhạc là dấu giáng nằm ngay vị trí nốt Si nên chỉ có hiệu lực với các nốt Si và lưu ý chỉ từ nốt Si đó trở về sau trong ô nhịp mà thôi.

Hay nhất

2 giọng song song là 2 giọng có cùng hóa biểu.(Một giọng trưởng và 1 giọng thứ).
Ví dụ:-Am và C là 2 giọng song song.(ko có hóa biểu)
-Dm và F là 2 giọng song song.(Hóa biểu là Si giáng)
-Em và G là 2 giọng song song.(Hóa biểu là Fa thăng)
Bạn hiểu rồi chứ!Chúc các bạn học tốt!

Giọng song song là một giọng trưởng và một giọng thứ có