Hàng in cổng sau đại học văn hóa năm 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố quyết định công nhận hiệu trưởng Trường đại học Văn hóa TP.HCM.

Hàng in cổng sau đại học văn hóa năm 2024

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông trao quyết định công nhận hiệu trưởng Trường đại học Văn hóa TP.HCM cho ông Lâm Nhân - Ảnh: L.N

Theo quyết định ngày 13-12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức công nhận hiệu trưởng Trường đại học Văn hóa TPHCM đối với PGS.TS Lâm Nhân - chủ tịch hội đồng trường nhiệm kỳ 2020 - 2025. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 15-12.

Ông Lâm Nhân sinh năm 1974, quê Hưng Yên.

Ông tốt nghiệp đại học ngành Bảo tàng học năm 1996, tại Trường đại học Văn hóa Hà Nội.

Năm 2000, ông tốt nghiệp thạc sĩ ngành văn hóa học cũng tại Trường đại học Văn hóa Hà Nội.

Ông Lâm Nhân tốt nghiệp tiến sĩ ngành văn hóa năm 2009 tại Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Ông có trình độ lý luận cao cấp chính trị.

Chuyên môn giảng dạy của PGS.TS Lâm Nhân là ngành bảo tàng học, di sản, văn hóa tộc người.

Ông Lâm Nhân từng làm giảng viên và lần lượt giữ các chức vụ phó khoa văn hóa dân tộc, trưởng khoa văn hóa dân tộc, trưởng khoa sau đại học, trưởng phòng đào tạo, phó hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng trường của Trường đại học Văn hóa TP.HCM.

Tháng 11-2020, PGS.TS Lâm Nhân được hội đồng trường bầu làm chủ tịch hội đồng trường Trường đại học Văn hóa TP.HCM, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Trước đó, ông Nguyễn Thế Dũng - hiệu trưởng nhà trường - chính thức thôi giữ chức vụ này từ ngày 1-10 do hết tuổi quản lý.

Đến ngày 29-9, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có công văn giao ông Lâm Nhân thực hiện nhiệm vụ điều hành các công việc của Trường đại học Văn hóa TP.HCM từ ngày 1-10 cho đến khi kiện toàn nhân sự hiệu trưởng.

Nhưng sau đó, hội đồng trường Trường đại học Văn hóa TP.HCM đã có nghị quyết giao nhiệm vụ phụ trách nhà trường cho ông Trịnh Đăng Khoa - phó hiệu trưởng nhà trường - từ ngày 28-11.

Đến nay, với việc ông Lâm Nhân được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận hiệu trưởng, Trường đại học Văn hóa TP.HCM chính thức có hiệu trưởng sau gần 3 tháng khuyết vị trí lãnh đạo này.

Ban giám hiệu nhà trường hiện nay gồm: ông Lâm Nhân - hiệu trưởng, cùng hai phó hiệu trưởng là ông Trịnh Đăng Khoa và bà Lê Thị Thanh Thủy.

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (HUC) – Mã trường: VHH

111 Views


Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (Tên tiếng Anh: Hanoi University of Culture – viết tắt: HUC) là trường Đại học trực thuộc Bộ VHTTDL và do Bộ Giáo dục & Đào tạo quản lý về đào tạo. Trường cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao ở lĩnh vực văn hóa cho thủ đô Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói chung.

Hàng in cổng sau đại học văn hóa năm 2024

Giới thiệu trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Tiền thân của trường Đại học Văn hóa Hà Nội là trường Cán bộ Văn hóa, được thành lập ngày 26/3/1959. Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, trường đã dần khẳng định vị thế của mình là cơ sở đào tạo bậc Đại học, sau Đại học ở lĩnh vực văn hóa hàng đầu tại Việt Nam.

Hàng in cổng sau đại học văn hóa năm 2024
Tên trường Đại học Văn hóa Hà Nội (Hanoi University of Culture)Viết tắt HUCNgày thành lập 26/3/1959Mã trườngVHHĐịa chỉSố 418, đường La Thành, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà NộiHiệu trưởngPGS.TS. Phạm Thị Thu HươngWebsitehttps://huc.edu.vn/Facebookwww.facebook.com/HUC1959/SĐ[email protected]

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo của trường gồm:

  • Đại học chính quy: Chương trình đào tạo hệ Đại học chính quy của trường gồm 16 ngành với thời gian đào tạo 4 năm. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp bằng Cử nhân chính quy.
  • Sau Đại học: Trường hiện đào tạo 03 ngành trình độ Thạc sĩ (Văn hóa học, Quản lý văn hóa, Thông tin Thư viện) và 02 ngành trình độ Tiến sĩ (Thông tin Thư viện, Quản lý Văn hóa).

Tuyển sinh Đại học Văn hóa Hà Nội

Năm 2023, trường Đại học Văn hóa Hà Nội (mã trường VHH) dự kiến tuyển sinh 35 ngành đào tạo bậc đại học chính quy với khoảng 1.550 chỉ tiêu với 04 phương thức xét tuyển gồm:

1. Xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2023.

2. Xét tuyển thẳng theo Quyết định của Quy chế tuyển sinh hiện hành.

3. Xét học bạ THPT kết hợp thi năng khiếu.

4. Xét học bạ THPT kết hợp quy định của trường.

Điểm chuẩn

Điểm chuẩn Đại học Văn hóa Hà Nội 2022 cao nhất là ngành Ngôn ngữ Anh với 33.18 điểm (thang 40) và thấp nhất là ngành Bảo tàng học với 21.75 điểm (thang 30).

So với năm trước đó, điểm trúng tuyển của trường tăng mạnh. Một số ngành tăng đột biến từ 15 điểm lên 22.45 điểm như ngành Văn hóa các Dân tộc Thiểu số Việt Nam – Tổ chức và Quản lý văn hóa vùng Dân tộc Thiểu số.

Trong khi đó, ngành Ngôn ngữ Anh đã giảm từ 25,1 điểm xuống 33,18 điểm (tháng 40).

Hàng in cổng sau đại học văn hóa năm 2024

Học phí

Học phí

Học phí HUC tính theo tín chỉ, đối với sinh viên hệ Đại học chính quy là 384.000 đồng/tín chỉ. Mức thu học phí năm học 2022 – 2023 của trường bằng mức thu của năm học 2021 – 2022.

Học bổng

Hàng năm, chương trình học bổng “Nâng bước thủ khoa” của trường trao tặng những xuất học bổng có giá trị 10 triệu đồng/xuất cho 01 sinh viên ở mỗi khoa có điểm đầu vào cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh Đại học và có hoàn cảnh khó khăn.

Nhằm khuyến khích những sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện tốt, Quỹ khuyến học và Quỹ học bổng của Nhà trường trao tặng học bổng có giá trị từ 100 – 140% mức học phí.

Ngoài ra, Chính phủ các nước như Ấn Độ, Indonesia cũng dành tặng nhiều suất học bổng cho sinh viên ưu tú trong chương trình học bổng giao lưu văn hóa cho những sinh viên đủ điều kiện.

Review trường Đại học Văn hóa Hà Nội có tốt không?

Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường

Sinh viên khi theo học tại trường sẽ được hưởng các quyền lợi như:

  • Sự liên kết giữa lý thuyết và thực tế là mục tiêu hàng đầu của việc đào tạo tại HUC. Do đó, khi xây dựng, đánh giá và cập nhật chương trình đào tạo, Nhà trường luôn mời các bên liên quan tham gia, đặc biệt là các cơ quan quản lý và nhà tuyển dụng. Điều này giúp sinh viên tốt nghiệp từ trường có thể tham gia vào thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Được học tập trong môi trường đậm chất nghệ thuật và ăn hóa. Dù là ngày hay đêm, dù là ở ngóc ngách nào, bạn cũng dễ dàng có được những bức ảnh “sống ảo” lung linh.
  • Được tham gia các tiết học thú vị, được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên trẻ trung và vui tính. Hầu như thầy cô nào cũng hát hay, thế nên trong một phút ngẫu hứng nào đó, bạn có thể được thưởng thức giọng hát, thậm chí song ca cùng thầy cô.
  • Có cơ hội tham gia nhiều câu lạc bộ sinh viên với hàng loạt các hoạt động sôi nổi.
  • Cổng sau HUC là thiên đường ẩm thực. Ở nơi này, bạn có thể tìm thấy vô vàn những món ăn ngon mà giá cực “mềm” như, kem, trà sữa, cơm gà, bún phở…

Tốt nghiệp trường ĐH Văn hóa Hà Nội có dễ xin việc không?

HUC là trường Đại học tiên phong triển khai chương trình đào tạo ở các ngành như: Gia đình học, Quản lý Văn hóa, Bảo tàng học, Thông tin thư viện…

Hàng năm, Nhà trường luôn thực hiện cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo để phù hợp với chuẩn đầu ra và yêu cầu của thị trường lao động. Chính vì vậy, cơ hội việc làm cho sinh viên HUC khi ra trường là rất hấp dẫn. Tỉ lệ sinh viên ra trường có được việc làm ngay trong vòng 01 năm kể từ khi tốt nghiệp lên đến 93%.

Ngoài ra, nhằm tăng cường sự hội nhập với yêu cầu tiêu chuẩn nghề nghiệp trong ngành du lịch, trường đã ký kết hợp tác đào tạo nhân lực với Công ty cổ phần Vinpearl và Tập đoàn VinGroup. Đây là cơ hội tốt để các bạn sinh viên HUC tìm kiếm việc làm phù hợp với chuyên ngành mình theo học.

Cơ sở vật chất

HUC tọa lạc trên khuôn viên rộng gần 21.000m2 với cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên của Nhà trường.

Hàng in cổng sau đại học văn hóa năm 2024

Đặc biệt, khuôn viên trường có rất nhiều góc “sống ảo” đẹp như studio. Xen giữa tàng cây xanh mướt là những công trình kiến trúc đậm chất nghệ thuật như hồ nước hình cây đàn guitar, cột đèn chiếu sáng mọc lên giữa hồ nước hình lá cây, đài phun nước kết hợp với hệ thống ánh sáng sắc màu, nhà chòi nghỉ mát.

Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên của nhà trường gồm 09 Phó Giáo sư, 48 Tiến sĩ, 87 Thạc sĩ, 101 Cử nhân và số lượng trình độ khác là 30 cán bộ. Bên cạnh ưu thế là giàu kinh nghiệm giảng dạy và giỏi chuyên môn đội ngũ giảng viên của Nhà trường còn là những thầy cô có tâm huyết với nghề, luôn xác định rằng sự thành công của sinh viên chính là sự thành công của chính bản thân mình.

Hàng năm, Nhà trường tổ chức các lớp huấn luyện chuyên môn với sự tham gia của 100% giảng viên. Đây là hoạt động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu thực tiễn của xã hội.

Đời sống sinh viên

Sinh viên HUC luôn nổi tiếng là hoạt bát, năng động và có nhiều năng khiếu cũng như tài lẻ. Chính vì lẽ đó, các Đoàn – Hội, Đội – Nhóm, Câu lạc bộ (CLB) sinh viên diễn ra rất sôi động.

Hàng in cổng sau đại học văn hóa năm 2024

Tham gia vào những sân chơi này, các bạn sinh viên không chỉ có cơ hội giao lưu kết bạn với những người có chung niềm đam mê, sở thích với mình, mà còn là cơ hội để các bạn nâng cao những kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng giao tiếp…

Một số CLB sinh viên: CLB Truyền thông, CLB Bước xanh, CLB hiến máu tình nguyện, CLB du lịch xanh, CLB thiện nguyện…

Ký túc xá

Ký túc xá sinh viên nằm trong khuôn viên trường, được đảm bảo an ninh, an toàn 24/7. Các bạn sinh viên hoàn toàn có thể yên tâm sinh hoạt và học tập. Điểm đặc biệt là ký túc xá có sân khá rộng để các bạn sinh viên có thể tham gia các hoạt động thể thao cùng nhau.

Vì số lượng chỗ ở ký túc xá có hạn, nên nếu có nhu cầu ở ký túc, bạn cần phải đăng ký với Ban Quản lý KTX từ sớm để được sắp xếp chỗ ở kịp thời.

Những gương mặt tiêu biểu của trường

  • Ca sĩ Lệ Quyên (tên đầy đủ: Vũ Lệ Quyên), cô từng thi đỗ vào 2 trường là Nhạc viện Hà Nội và ĐH Văn hóa Hà Nội nhưng theo học HUC để trau dồi kiến thức chuyên môn về âm nhạc.
    Hàng in cổng sau đại học văn hóa năm 2024
  • Á hậu Đỗ Hoàng Anh, cô đạt giải Á hậu 2 Hoa hậu Việt Nam 2012 khi mới là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản lý văn hóa tại HUC.
    Hàng in cổng sau đại học văn hóa năm 2024
  • Ca sĩ Hoàng Yến Chibi, cô từng theo học khoa Quản lý Văn hóa – ĐH Văn hóa Hà Nội nhưng đã bảo lưu để theo đuổi sự nghiệp ca hát của mình.
    Hàng in cổng sau đại học văn hóa năm 2024

Vậy có nên học ĐH Văn hóa Hà Nội không?

Có thể nói, ĐH Văn hóa Hà Nội đang trên đà phát triển chóng mặt về mặt cơ sở hạ tầng và chất lượng đào tạo. Từng được nhà nước khen tặng và trao thưởng nhiều Huân chương cao quý, trong hơn 60 năm qua, trường đã đào tạo hàng ngàn cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ đang công tác, giảng dạy và nghiên cứu trên địa bàn cả nước.

Với những nỗ lực không ngừng, trong tương lai, HUC sẽ sớm đạt được những mục tiêu đã đề ra – là trường Đại học đa ngành, đa cấp, có chất lượng giảng dạy xếp ngang hàng với những Đại học lớn trên toàn châu Á và thế giới.

Một số trường đào tạo tương đương HUC

  • Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (trước đây gọi là Nhạc viện Hà Nội), được thành lập từ năm 1956, với ba chức năng chính là Đào tạo, Nghiên cứu khoa học và Biểu diễn âm nhạc. Học viện là một trong những trung tâm âm nhạc lớn, có uy tín của Việt Nam và khu vực.
  • Đại học Mở Hà Nội (tiếng Anh: Hanoi Open University, viết tắt: HOU) là một cơ sở giáo dục đại học công lập, nhiều cấp độ, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như Du lịch, Lữ hành, Ngôn ngữ, Kinh tế, Kinh doanh…
  • Đại học Thương mại (tên tiếng Anh: Thuongmai University, tên viết tắt: TMU) là trường đại học công lập, trực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Trường đào tạo nhiều chuyên ngành như Quản trị Kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch, Quản trị khách sạn…

Các câu hỏi thường gặp

1. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp và có việc làm sau khi ra trường là bao nhiêu?

Hơn 93% sinh viên HUC có việc làm đúng ngành nghề đào tạo trong vòng 01 năm kể từ ngày tốt nghiệp.

2. Trường có yêu cầu gì về chuẩn đầu ra tin học và ngoại ngữ hay không?

Đối với ngoại ngữ: Có khả năng sử dụng Tiếng Anh cơ bản với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Đối với Tin học: Trình độ B

3. Sinh viên sau khi tốt nghiệp trường thường sẽ làm ở các vị trí gì?

Sinh viên HUC sau khi ra trường làm ở đa dạng các ngành nghề và vị trí như: Nhà văn, nhà thơ, quản lý thư viện, quản lý bảo tàng, hướng dẫn viên du lịch, ca sĩ, nhạc sĩ…