Hành tinh có nhiều vệ tinh nhất trong Hệ Mặt Trời

Với đường kính 504km và thành phần là đá và băng, Enceladus lẽ ra đã đông cứng hàng tỷ năm trước giống như nhiều vệ tinh của sao Thổ, nhưng các lực thủy triều gây ra giữa sao Thổ và vệ tinh Dione đã giữ cho bên trong Enceladus luôn ấm, khiến nó trở thành mục tiêu hàng đầu trong cuộc tìm kiếm sự sống trong Hệ Mặt trời.

Trong Hệ Mặt trời, Callisto là vệ tinh lớn thứ ba. Nó nổi tiếng với danh hiệu "vật thể nặng nề nhất trong Hệ Mặt trời" với bề mặt được bao phủ bởi các miệng núi lửa. 

Vệ tinh Lapetus của sao Thổ có sự khác biệt về màu sắc giữa 2 bán cầu, nửa hướng về phía trước khi nó quay quanh sao Thổ có màu nâu sẫm, nửa còn lại có màu xám nhạt. Một giả thuyết ban đầu để giải thích sự khác biệt về màu sắc là mặt phía trước bị bao phủ bởi lớp bụi tạo ra bởi các tác động của thiên thạch nhỏ. 

Nereid là vệ tinh thứ hai được tìm thấy quay quanh sao Hải Vương. Khoảng cách giữa Nereid với sao Hải Vương trong khoảng 1,4-9,7 triệu km. Quỹ đạo này là điển hình của các vệ tinh (tiểu hành tinh hoặc sao chổi) bị lực hấp dẫn của các hành tinh khổng lồ bên ngoài cuốn vào quỹ đạo. 

Io là vệ tinh nằm phía trong cùng trong số bốn vệ tinh Galileo của sao Mộc và với đường kính 3.642km, đây là vệ tinh lớn thứ tư bên trong Hệ Mặt trời. Khung cảnh của Io là sự kết hợp độc đáo của màu vàng, đỏ và nâu. Đây là vệ tinh có nhiều núi lửa nhất trong Hệ Mặt trời. Bề mặt kỳ lạ của Io lần đầu tiên được quan sát thấy từ tàu thăm dò không gian Pioneer vào đầu những năm 1970, nhưng bề mặt có núi lửa chỉ được thấy vài tuần trước khi sứ mệnh Voyager 1 đến sao Mộc vào năm 1979.

Hyperion là vệ tinh tự nhiên của sao Thổ và là vệ tinh trông kỳ lạ nhất trong Hệ Mặt trời. Bề mặt của nó giống như một miếng bọt biển hoặc san hô, với những hố sâu và tối được bao quanh bởi những rặng núi đá và băng sắc như dao cạo. Hyperion là vệ tinh không có dạng hình cầu đầu tiên được phát hiện và có quỹ đạo lập dị rõ rệt. Thay vì khớp với vòng quay của chu kỳ quỹ đạo, Hyperion quay theo một quỹ đạo hỗn loạn và không thể đoán trước được. Giống như tất cả các vệ tinh trong Hệ Mặt trời, Hyperion chủ yếu được tạo thành từ băng nước, nhưng bề mặt của nó tối một cách bất thường. 

Titan chính là vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Bầu khí quyển của Titan có màu sắc đặc biệt, sương mù mờ đục và các đám mây từ một tỷ lệ tương đối nhỏ khí metan. Titan trải qua các mùa thay đổi rất giống với hành tinh của chúng ta, mặc dù 1 năm của nó bằng 29,5 năm trên Trái đất.

Miranda là vệ tinh của sao Diêm Vương. Hình ảnh của tàu du hành cho thấy vệ tinh này là một sự chắp vá bất thường của các địa hình, dường như được ghép lại với nhau một cách ngẫu nhiên. Có giả thuyết cho rằng nó là kết quả của quá trình tập hợp các mảnh vỡ từ một vệ tinh trước đó.

Mimas. Mimas là vệ tinh trong cùng của sao Thổ. Khi tàu thăm dò không gian Voyager của NASA gửi những hình ảnh chi tiết đầu tiên của Mimas vào những năm 1980, các nhà khoa học và công chúng đã ngạc nhiên bởi nó trông giống hệt Death Star (Ngôi sao Tử thần) trong bộ phim Star Wars (1977).

CTV Mai Trang/VOV.VN (Nguồn: Space)

Như chúng ta đã biết, Trái Đất chứa tất cả các thành phần cần thiết cho sự sống, đó là: nước, các nguồn năng lượng và một loạt các nguyên tố, phân tử quan trọng về mặt sinh học.

Các phát hiện gần đây cho thấy, ngoài Trái Đất, một số nơi khác trong hệ Mặt Trời cũng tồn tại ít nhất một số thành phần cần thiết cho sự sống này. Dưới đây là 4 hành tinh, vệ tinh nhiều khả năng có sự sống nhất trong hệ Mặt Trời.

1. Sao Hỏa


Sao Hỏa là một trong những hành tinh giống với Trái Đất nhất trong hệ Mặt Trời. Một ngày trên sao Hỏa có 24,5 giờ; các mỏm băng ở hai cực mở rộng và thu hẹp lại theo mùa và một loạt các đặc điểm trên bề mặt sao Hỏa được tạo nên trong suốt lịch sử hình thành của hành tinh này.

Tàu thám hiểm sao Hỏa Curiosity của NASA. (Ảnh: Live Science)

Việc phát hiện ra hồ nước dưới lớp băng ở cực Nam sao Hỏa và khí metan trong khí quyển của nó đã biến sao Hỏa trở thành “ứng cử viên sáng giá” cho việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất. Sự phát hiện ra khí metan rất quan trọng vì loại khí này có thể được tạo ra bởi các quá trình sinh học. Tuy nhiên, nguồn gốc thực sự của khí metan trên sao Hỏa cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn.


Ngày nay, khí quyển trên sao Hỏa rất mỏng, chủ yếu là khí CO2 nên chúng chỉ có thể tạo ra một lớp bảo vệ yếu ớt trước bức xạ của Mặt Trời và vũ trụ. Mặc dù vậy, các nhà khoa học tin rằng trong quá khứ, từng tồn tại bầu khí quyển dày hơn nhiều và nước từng chảy thành sông đổ ra biển trên sao Hỏa.

2. Europa


Europa là một trong số 79 Mặt Trăng của sao Mộc, được phát hiện bởi nhà khoa học Galileo Galilei vào năm 1610. Nó nhỏ hơn một chút so với Mặt Trăng của Trái Đất và quay quanh sao Mộc ở khoảng cách 670.000 km với quỹ đạo là 3,5 ngày.

Bề mặt Mặt Trăng Europa của sao Mộc. (Ảnh: Live Science)

Bề mặt của Europa là một vùng nước đóng băng rộng lớn. Nhiều nhà khoa học tin rằng có sự tồn tại của một đại dương nước rộng lớn và được giữ ở thể lỏng.


Bằng chứng cho đại dương này là các mạch nước phun trào qua các vết nứt trên bề mặt được bao phủ bởi băng của Europa, từ trường yếu và địa hình phức tạp trên bề mặt (có khả năng đã bị biến dạng bởi các dòng hải lưu tồn tại phía dưới).

Các nhà khoa học còn nghĩ đến giả thuyết có thể có các miệng phun thủy nhiệt và núi lửa dưới đáy đại dương vệ tinh Europa. Trên Trái Đất, những đặc điểm địa hình như vậy đã tạo ra các hệ sinh thái rất phong phú và đa dạng.

3. Enceladus

Bề mặt băng giá của Enceladus (Ảnh: Universe Today)

Giống như Europa, Enceladus là một mặt trăng được phủ băng cùng một đại dương nước dạng lỏng dưới bề mặt. Vệ tinh này quay quanh sao Thổ và nó lần đầu được các nhà khoa học chú ý đến như một địa điểm tiềm năng có thể ở được sau phát hiện bất ngờ về các lỗ phun trào nhiệt độ thấp (hay còn gọi là “núi lửa băng”) gần cực Nam của nó.


Các “núi lửa băng” này không phun ra magma là đất đá ở nhiệt độ nóng chảy như núi lửa trên Trái Đất mà chúng phun ra hơi nước và các chất dễ bay hơi khác. Những mạch nước này thoát ra từ các vết nứt lớn trên bề mặt và đây là một bằng chứng rõ ràng cho thấy có một thế giới nước ở dạng lỏng dưới bề mặt băng giá của Enceladus.

Các chùm hơi nước phun ra từ cực Nam của Enceladus được phát hiện từ năm 2005. (Ảnh: CNN)

Ngoài nước, từ các “núi lửa băng” này, các nhà khoa học còn phát hiện ra một loạt các phân tử hữu cơ và quan trọng là các tinh thể silica nhỏ bé chỉ hình thành khi nước ở đại dương tiếp xúc với bề mặt đá dưới đáy đại dương ở nhiệt độ ít nhất 90˚C. Điều này mở ra khả năng cho sự tồn tại của các miệng phun thủy nhiệt dưới đáy đại dương - một quá trình có thể tạo ra các chất và nguồn năng lượng cần thiết cho sự sống.

4. Titan

Titan là Mặt Trăng lớn nhất của sao Thổ và là Mặt Trăng duy nhất trong hệ Mặt Trời có bầu khí quyển dày.

Mặt trăng Titan của sao Thổ, hình ảnh do tàu vũ trụ Cassini của NASA chụp. (Ảnh: NASA)

Với một khí quyển dày, áp suất bề mặt gấp khoảng 1,5 lần khí quyển Trái Đất, không có Mặt Trăng nào trong số 177 Mặt Trăng khác trong hệ Mặt Trời có bầu khí quyển như vậy. Bên cạnh đó, Titan cũng là nơi duy nhất trong hệ Mặt Trời ngoài Trái Đất có chất lỏng bề mặt ổn định với rất nhiều hồ và biển ở dạng băng trên bề mặt.

Khí quyển của Titan chủ yếu là nitơ - một nguyên tố hóa học quan trọng có vai trò tạo ra các protein trong tất cả các dạng sự sống. Các quan sát bằng radar cho thấy có sự tồn tại của metan và etan ở dạng lỏng cùng các “núi lửa băng” nằm sâu dưới bề mặt Titan. Điều này cho thấy, tương tự như  Europa và Enceladus, Titan có trữ lượng nước lỏng lớn dưới bề mặt.

Với sự tồn tại phong phú của các chất hóa học trên vệ tinh này, các nhà khoa học suy đoán rằng có thể có các dạng sự sống cơ bản khác dưới đại dương nước dạng lỏng tồn tại dưới bề mặt băng của Titan.

Ngoài ra, tại Titan, khí hậu cũng có gió và các đặc điểm bề mặt do mưa tạo ra tương tự như các đặc điểm trên Trái Đất và giống như Trái Đất, nó cũng bị chi phối bởi các hình mẫu thời tiết theo mùa.

Với các đặc điểm trên, các nhà khoa học tin rằng đây làm một thế giới khác đáng chú ý và rất giống với Trái Đất của chúng ta.

Theo Live Science

Nhảy đến nội dung

Những vệ tinh tự nhiên kỳ lạ nhất trong Hệ Mặt trời

VOV.VN - Phần lớn hành tinh trong Hệ Mặt trời đều có vệ tinh tự nhiên được gọi là mặt trăng. Những vệ tinh kỳ lạ nhất trong Hệ Mặt trời có thể kể đến Iapetus của sao Thổ, Io của sao Mộc, Miranda của sao Diêm Vương hay Nereid của sao Hải Vương.

Hành tinh có nhiều vệ tinh nhất trong Hệ Mặt Trời

Với đường kính 504km và thành phần là đá và băng, Enceladus lẽ ra đã đông cứng hàng tỷ năm trước giống như nhiều vệ tinh của sao Thổ, nhưng các lực thủy triều gây ra giữa sao Thổ và vệ tinh Dione đã giữ cho bên trong Enceladus luôn ấm, khiến nó trở thành mục tiêu hàng đầu trong cuộc tìm kiếm sự sống trong Hệ Mặt trời.

Hành tinh có nhiều vệ tinh nhất trong Hệ Mặt Trời

Trong Hệ Mặt trời, Callisto là vệ tinh lớn thứ ba. Nó nổi tiếng với danh hiệu "vật thể nặng nề nhất trong Hệ Mặt trời" với bề mặt được bao phủ bởi các miệng núi lửa. 

Hành tinh có nhiều vệ tinh nhất trong Hệ Mặt Trời

Vệ tinh Lapetus của sao Thổ có sự khác biệt về màu sắc giữa 2 bán cầu, nửa hướng về phía trước khi nó quay quanh sao Thổ có màu nâu sẫm, nửa còn lại có màu xám nhạt. Một giả thuyết ban đầu để giải thích sự khác biệt về màu sắc là mặt phía trước bị bao phủ bởi lớp bụi tạo ra bởi các tác động của thiên thạch nhỏ. 

Hành tinh có nhiều vệ tinh nhất trong Hệ Mặt Trời

Nereid là vệ tinh thứ hai được tìm thấy quay quanh sao Hải Vương. Khoảng cách giữa Nereid với sao Hải Vương trong khoảng 1,4-9,7 triệu km. Quỹ đạo này là điển hình của các vệ tinh (tiểu hành tinh hoặc sao chổi) bị lực hấp dẫn của các hành tinh khổng lồ bên ngoài cuốn vào quỹ đạo. 

Hành tinh có nhiều vệ tinh nhất trong Hệ Mặt Trời

Io là vệ tinh nằm phía trong cùng trong số bốn vệ tinh Galileo của sao Mộc và với đường kính 3.642km, đây là vệ tinh lớn thứ tư bên trong Hệ Mặt trời. Khung cảnh của Io là sự kết hợp độc đáo của màu vàng, đỏ và nâu. Đây là vệ tinh có nhiều núi lửa nhất trong Hệ Mặt trời. Bề mặt kỳ lạ của Io lần đầu tiên được quan sát thấy từ tàu thăm dò không gian Pioneer vào đầu những năm 1970, nhưng bề mặt có núi lửa chỉ được thấy vài tuần trước khi sứ mệnh Voyager 1 đến sao Mộc vào năm 1979.

Hành tinh có nhiều vệ tinh nhất trong Hệ Mặt Trời

Hyperion là vệ tinh tự nhiên của sao Thổ và là vệ tinh trông kỳ lạ nhất trong Hệ Mặt trời. Bề mặt của nó giống như một miếng bọt biển hoặc san hô, với những hố sâu và tối được bao quanh bởi những rặng núi đá và băng sắc như dao cạo. Hyperion là vệ tinh không có dạng hình cầu đầu tiên được phát hiện và có quỹ đạo lập dị rõ rệt. Thay vì khớp với vòng quay của chu kỳ quỹ đạo, Hyperion quay theo một quỹ đạo hỗn loạn và không thể đoán trước được. Giống như tất cả các vệ tinh trong Hệ Mặt trời, Hyperion chủ yếu được tạo thành từ băng nước, nhưng bề mặt của nó tối một cách bất thường. 

Hành tinh có nhiều vệ tinh nhất trong Hệ Mặt Trời

Titan chính là vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Bầu khí quyển của Titan có màu sắc đặc biệt, sương mù mờ đục và các đám mây từ một tỷ lệ tương đối nhỏ khí metan. Titan trải qua các mùa thay đổi rất giống với hành tinh của chúng ta, mặc dù 1 năm của nó bằng 29,5 năm trên Trái đất.

Hành tinh có nhiều vệ tinh nhất trong Hệ Mặt Trời

Miranda là vệ tinh của sao Diêm Vương. Hình ảnh của tàu du hành cho thấy vệ tinh này là một sự chắp vá bất thường của các địa hình, dường như được ghép lại với nhau một cách ngẫu nhiên. Có giả thuyết cho rằng nó là kết quả của quá trình tập hợp các mảnh vỡ từ một vệ tinh trước đó.

Hành tinh có nhiều vệ tinh nhất trong Hệ Mặt Trời

Mimas. Mimas là vệ tinh trong cùng của sao Thổ. Khi tàu thăm dò không gian Voyager của NASA gửi những hình ảnh chi tiết đầu tiên của Mimas vào những năm 1980, các nhà khoa học và công chúng đã ngạc nhiên bởi nó trông giống hệt Death Star (Ngôi sao Tử thần) trong bộ phim Star Wars (1977)./.

Hành tinh có nhiều vệ tinh nhất trong Hệ Mặt Trời