Hoàn cảnh sống của nhân vật anh thanh niên được nói đến trong đoạn trích có gì đặc biệt?

 Nguyễn Thành Long là một nhà văn nổi tiếng, với những tác phẩm đặc sắc để lại dấu ấn. Kết quả của chuyến đi thực tế Lào Cai mùa hè năm 1970 đã cho mọi người thấy được một Lặng lẽ Sa Pa. Trong đó, nổi bật lên là nhân vật anh thanh niên, sống một mình trên núi cao làm công việc đo khí tượng. Anh luôn thèm khát được gặp người để thỏa lòng mong ước.

     Nhắc đến Sa Pa, trong đầu mỗi người đã hiện ra một vùng đất mát mẻ, có tuyết mỗi khi đông về, là nơi tham quan, nghỉ ngơi rất thú vị. “Lặng lẽ Sa Pa” cho ta biết được một mặt khác ở vùng đất bao người muốn đến này. Đó là Sa Pa với những con người đang miệt mài lao động ngày đêm để cống hiến một phần của mình cho đất nước bằng sự đam mê.

     Mở đầu câu chuyện, anh thanh niên hiện lên vô cùng rõ nét qua câu chuyện của bác lái xe và người họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ. Anh mới hai mươi bảy tuổi, một mình thích thú với công việc đo khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao hơn hai nghìn mét. Điều thú vị nhất ở anh chàng này là anh ta “thèm người”, sống một mình trên núi nên anh luôn muốn gặp con người dù chỉ một chút, anh muốn nhìn thấy họ, muốn nghe giọng nói của họ. Có khi anh còn để cây ngang đường để có thể gặp người nói chuyện vài câu.

     Khi lên đỉnh núi Yên Sơn cao ngất, ông họa sĩ và cô kĩ sư đã gặp một chàng trai “tầm vóc nhỏ nhắn, nét mặt rạng ngời”. Anh sống một mình trong căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, máy bộ đàm. Tuy anh sống một mình, nhưng chưa bao giờ anh buông thả bản thân, anh vẫn luôn chăm chút cho những góc riêng trong cuộc sống của mình. Anh trồng hoa, nuôi gà, anh mang lại cho cuộc sống của mình rất nhiều niềm vui. Khi có khách đột xuất anh hào hứng chào đón, giới thiệu với họ về cuộc sống của mình, đưa họ đi hái hoa và ca ngợi những người bạn khác cũng đang làm việc ở Sa Pa. Cuộc sống cô đơn đấy không làm anh bị mai mờ mà nó làm cho anh thanh niên được nổi bật hơn về những đức tính mà một người trưởng thành nên có.

     Anh thanh niên hai mươi bảy tuổi, còn rất trẻ, chưa có người yêu đáng ra phải bay nhảy với cuộc sống, phải vui chơi ở phố phường nhộn nhịp. Anh lại chọn rời xa nơi thành thị ồn ào, rời xa gia đình để gắn bó với công việc vất vả mà vô cùng cô đơn này “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc đầy những khó khăn và nguy hiểm, đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao, vậy mà anh lại đam mê với nó. Công việc phải luôn canh đúng giờ, đối mặt với gió, bão, tuyết, hoang thú và sự cô đơn. Áp lực công việc không có ai để chia sẻ, với một người bình thường chắc họ đã buồn rầu mà sống chẳng có ý nghĩa, nhưng anh luôn sống trong tinh thần lạc quan, một trái tim ấm áp, yêu đời. Anh đã vui sướng biết bao khi kể về câu chuyện khi kịp phát hiện ra các đám mây khô mà từ đó quân ta đã hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.

     Cuộc sống riêng của anh là khi không làm việc anh lại đọc sách, nó như người bạn tâm tình, sách mang đến cho anh niềm vui, sự sẻ chia, nguồn kiến thức bổ ích và thỏa tâm hồn ham nghiên cứu của anh. Anh rất khiêm tốn, khi biết họa sĩ muốn vẽ mình, anh đã từ chối, anh kể ra rất nhiều người khác phải hi sinh như thế nào, chứ mình không là gì cả. Lời nói thật thà ấy, không những thể hiện lòng khiêm tốn mà còn vẽ ra trước mắt một đội ngũ tri thức đang âm thầm ngày đêm làm việc, cống hiến, hi sinh. Sự cống hiến ấy đã giúp cho chúng ta hiểu giá trị của những con người đang âm thầm làm việc, hi sinh bản thân mình vì lợi ích chung của toàn xã hội. Đó là những gương sáng chúng ta cần học tập và noi theo.

     “Lặng lẽ Sa Pa” là một tác phẩm hay và đặc sắc. Hình ảnh anh thanh niên vô cùng nổi bật, qua đó ta hiểu thêm về cuộc sống vất vả của những con người thầm lặng và những đức tính vô cùng đẹp của họ.

Hướng dẫn

1.  Mở Bài

Giới thiệu về tác giả: Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam. ông viết văn từthời kì kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Thành công trong sáng tác của Nguyễn Thành Long không phải ở khai thác tình huống dữ dội mà là sự nhẹ nhàng, trong trẻo, thấm đẫm chất trữ tình.

Giới thiệu tác phẩm: “Lặng lẽ Sa Pa” sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, in trong tập “Giữa trong xanh” (1972), là một trong những tác phẩm thành công của ông.

Giới thiệu nhân vật: Truyện xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên với những vẻ đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước

2. Phân tích.

Công việc và hoàn cảnh sống

Anh sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn, quanh năm làm bạn với cỏ cây, mây mù lạnh lẽo. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cẩu. Cụ thể là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết. Xung quanh anh chỉ là máy móc và cây rừng. Anh có bốn ca: 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối, 1 giờ sáng.Tính chất công việc là đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác; điểu kiện làm việc vô cùng khấc nghiệt, thường là giữa đêm tối, lúc còn tờ mờ sáng, lại có mưa gió, bão tuyết. Khó khăn lớn nhất anh phải đối diện là nỗi cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao. Anh thèm người đến độ có khi phải tự lăn cây ra chắn giữa đường để xe dừng lại, để được gặp mọi người một lát rồi lại tiếp tục công việc.

Xem thêm:  Giới thiệu tác giả Chu Quang Tiềm

=> Sự lựa chọn công việc, nơi làm việc đã hé mở ở anh thanh niên nhiều điều đặc biệt, thú vị, nhất là nghị lực và ý chí vượt khó.

– Đó là một thanh niên có lí tưởng sống rất đẹp và giàu nghị lực. Anh quan niệm sống là cống hiến. Anh có ý thức về công việc, yêu nghề và thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc: yên tâm với nghể khi biết mình đã đóng góp phẩn phát hiện kịp thời một đám mây khô nhờ đó “không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng”; suy nghĩ: “ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”.

– Anh có cuộc sống lành mạnh, khoa học, một lối sống đẹp:

+ Tuỵ ở một mình nhưng căn nhà của anh luôn ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ: căn nhà ba gian, chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách.

+ Anh trồng hoa, nào hoa dơn, thược dược rực rỡ sắc màu, khiến nơi anh ở đẹp đẽ, thơ mộng hơn.

+ Anh thích đọc sách, coi sách là người bạn thân thiết. Lúc nào anh cũng có người trò chuyện, đó là sách. Sách với anh không chỉ là niềm vui, là người thân mà còn là một người thầy.

+ Anh còn chăm chỉ nuôi gà – luôn biết tạo thêm niềm vui trong cuộc sống, cũng thể hiện tình yêu lao động trong anh.

+ Anh thích giao lưu, gặp gỡ đến mức thèm người.

– Một người hiếu khách, cởi mở, chân tình:

Xem thêm:  Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

+ Với ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ mới gặp lẩn đầu: anh hiếu khách, vui mừng, ân cẩn mời hai người lên nhà, cắt hoa tặng cô gái, dẫn khách đi thăm vườn khí tượng, giới thiệu các loại máy móc, kể công việc hàng ngày của mình, pha trà ngon đãi khách, giãi bày tâm sựtự nhiên, chân thành. Đến khi chia tay, anh xúc động đến nỗi phải quay mặt đi và không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ “ốp”, và có lẽ để che giấu cái e ấp, xao xuyến, bâng khuâng của hai người con gái con trai mới gặp nhau đột ngột, quý mến nhau rồi chia tay nhau ngay, bởi biết là không bao giờ gặp nhau nữa.

+ Với bác tài xế xe khách: có tình cảm thân thiết, chuyến nào chạy lên, bác đểu ghé lại trạm khí tượng để người thanh niên gặp gỡ, trò chuyện; anh tìm và tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe đang bị ốm.

– Anh khiêm tốn, thành thật: Trong suy nghĩ, anh luôn cho rằng những đóng góp của mình là nhỏ bé. Anh có ba mươi phút để nói chuyện nhưng chỉ nói về mình trong năm phút. Khi ông họa sĩ muốn vẽ bức chân dung về những con người có đóng góp, anh lại giới thiệu những người khác, đó là anh kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa ngày ngày chỉ biết trong vườn su hào rình xem cách bướm thụ phấn, lấy phấn; người có công làm cho củ su hào miền Bắc nước ta to hơn, ngọt hơn trước; rồi cả đồng chí khoa học lúc nào cũng trong tư thế chờ sét. Anh kể về những đồng nghiệp của mình với thái độ say sưa.

Xem thêm:  Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Anh làm cho những người tiếp xúc với mình cảm thấy khâm phục: ông họa sĩ thấy “Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quớ”. Nhọc là vì ông không biết làm thế nào để vẽ hết cái hôn của người thanh niên vào bức chân dung của mình. Còn cô kĩ SƯ cảm thấy bàng hoàng, làm cô hiểu thêm về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới của những người mà anh kể và về cả con đường cô đang đi tới.

-Tạo tình huống gặp gỡ bất ngờ, thú vị.

Miêu tả nhân vật từ các góc nhìn, qua cảm nhận của những nhân vật khác nhau như bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ tạo sự khách quan, chân thực.

Nhân vật bộc lộ tính cách qua cử chỉ, hành động, đối thoại

– Lời văn giản dị, tinh tế.

3. Kết Bài

Miêu tả nhân vật không có tên tuổi, lai lịch rõ ràng, nhà văn dường như muốn xây dựng một biểu tượng về con người mới của xã hội chủ nghĩa, có lí tưởng đẹp, giàu nghị lực, tinh thẩn trách nhiệm với công việc, tình yêu lao động, yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước; từ đó truyền cảm hứng lao động, cống hiến và tiếp thêm niềm tin yêu cuộc sống cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Rút ra bài học cho bản thân:

+ Sống có lí tưởng, có mục đích, cống hiến hết mình cho lí tưởng đó.

+ Sống giản dị, cởi mở, chân thành với mọi người.

+ Luôn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời trong mọi hoàn cảnh.