Học thạc sĩ tesol ở đâu

Chia sẻ từ chị Lê Thị Minh Trang – Thạc sĩ, Giảng viên Anh ngữ, Tổ Ngôn ngữ và Dự bị Đại học, VNUK

Nếu có cơ hội lựa chọn lại, chị vẫn sẽ chọn theo học Thạc sĩ TESOL thay vì chứng chỉ TESOL.

Vì sao ư? Một lý do thôi! Cơ hội quan sát các giáo viên tiếng Anh khác nhau và trải nghiệm nhiều môi trường lớp học đa dạng.

Tin chị đi. Việc quan sát các giáo viên khác rất thú vị và em không chỉ nâng cao các tiết mục giảng dạy của mình mà còn có cơ hội ứng dụng vào thực tế các lý thuyết giảng dạy nữa.

Cơ hội quan sát các giáo viên tiếng Anh khác nhau có thể đến từ các lớp Thực hành giảng dạy (Practicum) và các lớp Lý thuyết và Phương pháp (Teaching Theories and Methods). Em sẽ được yêu cầu quan sát các lớp học do các giảng viên giảng dạy trong các chương trình tiếng Anh và tự tổ chức các bài giảng dạy nhỏ trong suốt khóa học.

Việc quan sát lớp học này sẽ còn mang lại nhiều lợi ích hơn nếu em có thể sắp xếp thời gian để quan sát trong một thời gian dài, bởi vì em có thể suy ngẫm về những gì em đã quan sát được, và nhận được phản hồi từ các bạn cùng lớp và giáo viên.

Thêm vào đó, trong một phần của mô-đun thực hành, em sẽ phải quan sát các lớp học do giảng viên đứng lớp trong các chương trình tiếng Anh. Các lớp học này bao gồm từ Chương trình Tiếng Anh Chuyên sâu đến Các Lớp Tiếng Anh Nâng cao đến các lớp chuẩn bị cho học sinh vào các lớp chính khóa. Sau mỗi khóa học, em sẽ có cơ hội viết bài cảm nhận từ việc quan sát lớp học.

Ví dụ như chị nhé, theo yêu cầu của khóa MA TESOL, trong môn Practicum I, chị được yêu cầu quan sát ít nhất 20 giờ, nghĩa là 10 lớp khác nhau trong hai giờ. Những giáo viên trong chương trình tiếng Anh tại các trường học ở nước ngoài cho đến nay đều là những giáo viên giỏi nhất mà chị từng có cơ hội học hỏi.

Các giáo viên tiếng Anh bản ngữ có niềm đam mê mãnh liệt với tiếng Anh và họ luôn sáng tạo trong việc truyền đạt tiếng Anh.

Một số trong số họ học chuyên ngành tiếng Anh, và họ thường triển khai các hoạt động với các vở kịch, âm nhạc, truyện, sách và nhạc cụ vào chương trình. Bằng cách quan sát, em sẽ thấy được phong cách của một giáo viên có thể tạo ấn tượng tốt như thế nào đối với người học.

Chị vẫn nhớ một buổi học mà chị đến quan sát, cô giáo nói rõ ràng, to, với khuôn mặt tươi cười để phản hồi bài của học sinh trên máy chiếu. Cô giáo ấy cũng đã chuẩn bị một số bánh kẹo để phát cho học sinh và sinh viên thực tập vào đầu giờ học và trong giờ giải lao. Một số giáo viên khác trong lớp Nghe và Nói cho học sinh xem một bài hát có phụ đề như một cách để kết thúc lớp học.

Từ việc quan sát, các em cũng có thể biết được những nguồn tài liệu mà thầy cô hay tham khảo. Sau một buổi quan sát một giáo viên tiếng Anh có kinh nghiệm về ngữ pháp, chị đã gửi email cho cô ấy để nhờ cô chia sẻ các hoạt động đóng vai tương tác với các điểm ngữ pháp Những nguồn tài liệu cô ấy gửi cho chị thật sáng tạo và tuyệt vời. Và chị biết rằng chị sẽ chẳng thể tìm thấy các hoạt động dạy ngữ pháp hấp dẫn như vậy trong các sách giáo khoa chính quy.

Một trong những hoạt động mà chị đã say mê tham gia đó là trò Truy tìm kho báu, học sinh sẽ phải giải các câu đố trong hướng dẫn bằng Tiếng Anh để tìm đến được những địa điểm khác nhau trong khuôn viên trường.

Học thầy không tày học bạn.

Cùng với việc quan sát các giáo viên tiếng Anh bản ngữ, em còn tự đánh giá được năng lực bản thân thông qua việc quan sát các bạn cùng lớp, những người có thể đến từ các quốc tịch và hoàn cảnh khác nhau. Một số người trong số họ có thâm niên giảng dạy, còn một vài người khác thì lại chỉ mới bắt đầu sự nghiệp giảng dạy của họ. Một số người trong số họ đã làm giáo viên tiểu học trong 20 năm.

Họ có thể đến từ một chuyên ngành hoàn toàn khác với Sư phạm tiếng Anh như kế toán, quân sự, biên dịch viên hoặc nhân viên hành chính, vì vậy quan điểm của họ về việc dạy và học tiếng Anh rất đa dạng. Nhìn thấy sự khác biệt trong cách giảng dạy của họ sẽ cho phép em tiếp xúc với nhiều tình huống dạy và học tiếng Anh khác nhau.

Chị phải nói rằng chị đã được trải nghiệm những bài học rất kỳ lạ và ấn tượng trong các buổi giảng dạy thử của bạn cùng lớp.

Ví dụ, chị đã có cơ hội tham gia một buổi học ngắn bằng tiếng Haiti khi người bạn cùng lớp giảng dạy toàn bộ bài học bằng tiếng Haiti. Em đang băn khoăn là vì sao một người không có chút vốn tiếng Haiti nào như chị, lại có thể theo học lớp học được dạy hoàn toàn bằng tiếng Haiti đúng không?

Trên thực tế, người bạn cùng lớp của chị đã truyền đạt hướng dẫn cho bọn chị bằng cách lặp đi lặp lại các ý chính bằng tiếng Haiti, vẽ hình minh hoạ trên bảng và đặc biệt là tận dụng ngôn ngữ cử chỉ.

Theo quy luật chung, chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn khi nương tựa và giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta không cần phải tốn công để tạo ra những kiến thức đã có sẵn rồi. Chị tin là ai trong chúng ta đều có một điều gì đó hay ho để chia sẻ, và chính bằng việc quan sát các giáo viên Tiếng Anh khác, chúng ta có thể biết được các lý thuyết về dạy và học được thể hiện như thế nào trong thực tế.

Sau đó, những hoạt động này sẽ trở thành kho tài nguyên giảng dạy của chính em. Ngoài ra, chị muốn nói rằng, nếu ví giáo viên giống như một máy ghi âm thu thập dữ liệu từ mọi nguồn: từ thiên nhiên, từ các giáo viên khác, thì quan sát chính là một cách học hỏi tối ưu đấy.”

Dự kiến từ tháng 4/2020, Trường Đại học Văn Lang sẽ tổ chức giảng dạy các khóa học lấy chứng chỉ TESOL cho học viên, dựa trên hợp tác cùng City University of Seattle (Mỹ). Chứng chỉ TESOL do City University of Seattle cấp, có giá trị quốc tế.

City University of Seattle (CityU)

CityU là trường đại học tư thục phi lợi nhuận uy tín được thành lập năm 1973 tại thành phố Seattle, bang Washington, Hoa Kỳ; hiện tọa lạc tại 521 Wall Street Suite 100 Seattle, WA 98121. CityU là thành viên của NUS (National University Sytem) – hệ thống trường đại học quốc gia lớn của Hoa Kỳ. CityU có 22 campus và đại học liên kết trên khắp thế giới.

Học thạc sĩ tesol ở đâu
AAIEP – chương trình Tiếng Anh của CityU là một thành viên của Hiệp Hội các chương trình Tiếng Anh chuyên sâu ở Mỹ. Với thế mạnh đào tạo tiếng Anh chuyên sâu, chương trình TESOL là một trong những chương trình có uy tín, chất lượng hàng đầu tại CityU.

CityU đã được kiểm định chất lượng đào tạo bởi Ủy ban các trường Đại học và Cao đẳng miền Tây Bắc Hoa Kỳ và được Hội đồng kiểm định Đại học Quốc gia Hoa Kỳ công nhận liên tục kể từ năm 1978. Trường được xếp hạng top 50 những chương trình Đại học Trực tuyến tốt nhất tại Mỹ năm 2013 theo US News & World. Ngoài ra, CityU còn được kiểm định bởi Viện Quản lý dự án (PMI) cho các chương trình Quản lý dự án giáo dục, và là một trong số ít các trường trên toàn thế giới sở hữu những chứng nhận này.

TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages)

TESOL là chứng chỉ quốc tế về phương pháp giảng dạy tiếng Anh; là chứng chỉ nghề dành cho giáo viên được công nhận và sử dụng rộng rãi trên 80 quốc gia và được chấp nhận bởi hơn 1000 trường học, trung tâm ngoại ngữ trên toàn thế giới. Đạt chứng chỉ TESOL, học viên có cơ hội việc làm tốt ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Tại Việt Nam, chứng chỉ TESOL đã trở thành yêu cầu đối với giáo viên dạy tiếng Anh (Việt Nam và bản ngữ) tại những tổ chức đào tạo chuyên nghiệp, nhằm đảm bảo giáo viên có kỹ năng và phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiệu quả theo chuẩn mực quốc tế.

Đào tạo và nhận chứng chỉ TESOL tại Trường Đại học Văn Lang

Năm 2019, Trường Đại học Văn Lang ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) và biên bản ghi nhớ hợp tác (MOA) với City University of Seattle về hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực đào tạo, đặc biệt là các chương trình đào tạo TESOL. Chương trình dành cho mọi đối tượng có mong muốn theo học lấy chứng nhận TESOL, gồm sinh viên đã tốt nghiệp – đặc biệt là sinh viên khoa Ngoại ngữ, giảng viên, giáo viên dạy tiếng Anh, người nước ngoài giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam,…

Tham gia đào tạo chương trình TESOL tại Trường Đại học Văn Lang là những chuyên gia đến từ CityU: Christine Knorr, Giám đốc Học viện ngôn ngữ Washington; Vicki Butler, Trưởng khoa School of Education; TS. Phan Thế Hưng – Trưởng Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Văn Lang,…

Trên cơ sở thống nhất các chương trình giảng dạy giữa CityU và Trường Đại học Văn Lang, học viên theo học chương trình TESOL tại Trường Đại học Văn Lang sẽ nhận được chứng chỉ TESOL của CityU được công nhận trên toàn thế giới.

Học thạc sĩ tesol ở đâu
PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu – Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang (áo dài), TS. Phan Thế Hưng – Trưởng Khoa Ngoại ngữ (áo sơ mi) làm việc cùng bên CityU trong chuyến đến thăm và làm việc tại Mỹ (11/2019)

Học viên có thể lựa chọn một trong hai chương trình đào tạo chứng chỉ TESOL tại Trường Đại học Văn Lang: TESOL Professional Development  Certificate và Master of Education in Curriculum and Instruction.

1. TESOL Professional Development Certificate – Chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh cho người dùng ngôn ngữ khác

Chương trình dành cho các đối tượng học viên: sinh viên đã tốt nghiệp (Trường Đại học Văn Lang và các trường khác), giảng viên, giáo viên bản ngữ giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam,…

  • Yêu cầu tuyển sinh: học viên đã tốt nghiệp đại học và có văn bằng cử nhân hoặc tương đương; đồng thời đạt yêu cầu về chuẩn Anh ngữ: TOEFL iBT tối thiểu 76, IELTS từ 6.0 (không kỹ năng nào dưới 5.5) hoặc điểm PTE Pearson Test of English) tối thiểu 51.
  • Thời gian đào tạo: 5 tuần trong môi trường học tập thân thiện, lớp học quy chuẩn không quá 15 học viên/lớp, được trang bị đầy đủ thiết bị chuyên dụng phục vụ các môn học.
  • Chương trình đào tạo: học viên sẽ hoàn thành 4 khóa học (tương đương 12 tín chỉ) về TESOL certificate, gồm: Principles of Language Learning and Teaching, Methods of Teaching Language, Teaching Grammar, Strategies for Teaching the Four Skills.

Học thạc sĩ tesol ở đâu
Lớp học TESOL tại Trường Đại học Văn Lang chỉ từ 15 học viên/lớp với các trang thiết bị hiện đại và môi trường học thân thiện, thoải mái giúp học viên tiếp thu bài giảng nhanh và hiệu quả.

2. Master of Education in Curriculum and Instruction – Thạc sĩ Giáo dục chuyên ngành TESOL

Chương trình dành cho các đối tượng: sinh viên đã tốt nghiệp, giảng viên, nhân viên, giáo viên nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam.

  • Yêu cầu tuyển sinh: học viên đã tốt nghiệp đại học và có văn bằng cử nhân hoặc tương đương, đồng thời đạt yêu cầu Anh ngữ: TOEFL iBT tối thiểu 87, IELTS từ 6.5 điểm, PTE (Pearson Test of English) tối thiểu 59. Ngoài ra, học viên cần vượt qua bài kiểm tra sơ tuyển; nếu thất bại ở bài kiểm tra, học viên được đăng ký thi lại.
  • Thời gian đào tạo: chương trình Thạc sĩ giáo dục chuyên ngành TESOL từ 1-2 năm. Học viên có thể lựa chọn học ở Việt Nam (Trường Đại học Văn Lang) hoặc tại CityU

Các lớp học TESOL được tối ưu hóa phương pháp giảng dạy và chú trọng thực hành giúp học viên dễ tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng cũng như chuyên môn của bản thân. Người học sẽ được cung cấp những phương pháp sư phạm tiên tiến mang tính ứng dụng và thực hành cao; được định hướng về các tình huống lớp học, cách thức tổ chức lớp linh hoạt, đan xen và lồng ghép các hoạt động ứng dụng ngôn ngữ trong bài giảng, giúp học viên dễ dàng ứng dụng các tình huống đã thực hành vào môi trường giao tiếp thực tế.

Điểm ưu việt của chương trình Thạc sĩ giáo dục chuyên ngành TESOL do Trường Đại học Văn Lang hợp tác với CityU là giúp học viên được giảm 4 học phần (tương đương 12 tín chỉ) nếu đã học chương trình chứng chỉ TESOL (5 tuần) tại Trường Đại học Văn Lang. Như vậy, nếu tiếp tục học lên chương trình Master TESOL, các bạn vừa tiết kiệm được thời gian và học phí của khoảng 1/3 chương trình thạc sĩ TESOL.

  • Chương trình đào Master of Education gồm các học phần:

Foundational Core (12 tín chỉ): Graduate Research and Methodology; Practice of Diversity and Global Education; School and Community Engagement.

Specialized Study (24 tín chỉ): Principles of Language Learning and Teaching; Methods of Teaching Language; Teaching Grammar; Strategies for Teaching the Four Skills; Material Development and Selection; Teaching English to the Young Learner; Principles and Tools for 2nd Languge Assessment; Introduction to Applied Linguistics.

Capstone: Master in Education Capstone Project.

Lộ trình khóa học TESOL

Trường ĐH Văn Lang tổ chức đào tạo chương trình TESOL theo từng giai đoạn:

Đối với khóa học TESOL Certificate, Trường ĐH Văn Lang mở lớp theo từng đợt, như sau:

  • Đợt 1: từ 04 – 06
  • Đợt 2: từ 07 – 09
  • Đợt 3: từ 10 – 12

Nhận hồ sơ đăng ký khóa học vào các tháng: 03, 06, 09.

Đối với khóa học Master of Education: khóa học sẽ mở từ tháng 04 đến tháng 07

Học phí Khóa học TESOL

Với nhiều ưu thế trong chương trình đào tạo, Chương trình chứng chỉ TESOL có mức học phí 2.500 USD cho toàn khóa học. Học phí này kèm theo ưu đãi miễn 4 môn học (12 tín chỉ) nếu học viên tiếp tục học chương trình Master.

Khóa học M.Ed – Thạc sĩ chuyên ngành giáo dục (Master of Education) với mức học phí khoảng 10.365 đôla cho toàn khóa học (học tại Trường Đại học Văn Lang). Nếu học viên chọn học tại City University of Seattle thì mức học phí sẽ theo quy định của CityU.

Học viên muốn tìm hiểu thêm thông tin về khóa học TESOL, vui lòng liên hệ:


Đăng ký tham gia khóa học:

  • Văn phòng Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Văn Lang: Tầng 6, Trụ sở 45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028.71099249
  • Email:

Tư vấn chương trình TESOL:

  • Đại diện văn phòng CityU tại Việt Nam: Ms. Dieu Tran

Email:  , Điện thoại: 0917.220.706

  • Phòng Hợp tác Quốc tế & Nghiên cứu Khoa học Trường Đại học Văn Lang:

Email: , Điện thoại: 028.71099229

  • Phòng Tuyển sinh và Truyền thông Trường Đại học Văn Lang:

Email: , Điện thoại: 028.71059999