Hợp tác xã các xã trực thuộc đơn vị nào

Luật Hợp tác xã, đã được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012 tại kỳ họp thứ 4 Khóa XIII và đã được Chủ tịch nước ký Lệnh về việc công bố Luật Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ngày 03 tháng 12 năm 2012. Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013 và thay thế Luật Hợp tác xã năm 2003.

Câu 41: Việc xây dựng, ban hành điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định như thế nào? Điều lệ phải có những nội dung gì ?

Trả lời:

– Về việc xây dựng điều lệ: Sáng lập viên dự thảo các nội dung của Điều lệ theo quy định tại Điều 21 Luật HTX năm 2012 và điều kiện thực tế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự kiến thành lập; sau đó đưa ra hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để cùng nhau bàn bạc, trao đổi, biểu quyết thống nhất từng nội dung của điều lệ và lập nghị quyết về việc ban hành điều lệ đó.

– Về việc ban hành điều lệ: Điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Nội dung điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:

Điều 21 Luật HTX năm 2012 quy định điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải có những nội dung sau đây:

Tên gọi, địa chỉ trụ sở chính; biểu tượng (nếu có).

Mục tiêu hoạt động.

Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh.

Đối tượng, điều kiện, thủ tục kết nạp, thủ tục chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên; biện pháp xử lý đối với thành viên, hợp tác xã thành viên nợ quá hạn.

Mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm, dịch vụ; giá trị tối thiểu của sản phẩm, dịch vụ mà thành viên, hợp tác xã thành viên phải sử dụng; thời gian liên tục không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhưng không quá 03 năm; thời gian liên tục không làm việc cho hợp tác xã đối với hợp tác xã tạo việc làm nhưng không quá 02 năm.

Quyền và nghĩa vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên.

Cơ cấu tổ chức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động của hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; thể thức bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; bộ phận giúp việc cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Số lượng thành viên, cơ cấu và nhiệm kỳ của hội đồng quản trị, ban kiểm soát; trường hợp thành viên hội đồng quản trị đồng thời làm giám đốc (tổng giám đốc).

Trình tự, thủ tục tiến hành đại hội thành viên và thông qua quyết định tại đại hội thành viên; tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bầu đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên.

Vốn điều lệ, mức vốn góp tối thiểu, hình thức góp vốn và thời hạn góp vốn; trả lại vốn góp; tăng, giảm vốn điều lệ.

Việc cấp, cấp lại, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận vốn góp.

Nội dung hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, giữa liên hiệp hợp tác xã với hợp tác xã thành viên bao gồm nghĩa vụ cung ứng và sử dụng sản phẩm, dịch vụ; giá và phương thức thanh toán sản phẩm, dịch vụ. Đối với hợp tác xã tạo việc làm, nội dung hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã và thành viên là nội dung hợp đồng lao động giữa hợp tác xã và thành viên.

Việc cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên ra thị trường.

Tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên ra thị trường cho từng lĩnh vực, loại hình theo quy định của Chính phủ.

Đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết; thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Lập quỹ; tỷ lệ trích lập quỹ; tỷ lệ, phương thức phân phối thu nhập.

Quản lý tài chính, sử dụng và xử lý tài sản, vốn, quỹ và các khoản lỗ; các loại tài sản không chia.

Nguyên tắc trả thù lao cho thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; nguyên tắc trả tiền lương, tiền công cho người điều hành, người lao động.

Xử lý vi phạm điều lệ và nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.

Sửa đổi, bổ sung điều lệ.

Các nội dung khác do đại hội thành viên quyết định nhưng không trái với quy định của Luật HTX năm 2012 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Câu 42: Việc đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện ở đâu? Hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định như thế nào? Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có những nội dung gì ?

Trả lời:

Nơi đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: Điều 6 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP quy định: Khi thành lập, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính.

  1. Liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đăng ký tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư;
  1. Hợp tác xã đăng ký tại phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật HTX năm 2012 và tại Điều 7 Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và đầu tư:

Khi thành lập, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi đến cơ quan đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nơi dự định đặt trụ sở chính một bộ hồ sơ bao gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1;
  1. Điều lệ được xây dựng theo Điều 21 Luật HTX năm 2012;
  1. Phương án sản xuất, kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2;
  1. Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3;

đ) Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo quy định tại Phụ lục I-4;

  1. Nghị quyết hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật HTX năm 2012 đã được biểu quyết thông qua.

Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  1. Địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (nếu có); số điện thoại; số fax; địa chỉ giao dịch thư điện tử;
  1. Ngành nghề kinh doanh;
  1. Vốn điều lệ;
  1. Họ tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số chứng minh thư nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 hướng dẫn biểu mẫu hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thống nhất trong phạm vi cả nước. Nếu hợp tác xã đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 24 Luật HTX năm 2012 thì cơ quan đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, có quyền hoạt động theo nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký, hợp tác xã được khắc dấu và có quyền sử dụng con dấu của mình.

Câu 43: Trường hợp cơ quan cấp giấy đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã từ chối cấp đăng ký thì phải thông báo cho người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bằng hình thức nào ?

Trả lời:

Theo Điều 23 Luật HTX năm 2012 quy định về đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, trong trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Chính phủ đã quy định rõ cơ quan có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Mục 2 Điều 7 Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký thì cơ quan đăng ký hợp tác xã thông báo bằng văn bản và nêu lý do cho hợp tác xã biết. Điều 23 Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT đã chỉ ra: Hợp tác xã có quyền khiếu nại tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành trong trường hợp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, hoặc không được đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã mà không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ của cơ quan đăng ký hợp tác xã.

Như vậy, nếu cơ quan đăng ký hợp tác xã sau 5 ngày làm việc ,à không cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã và không có văn bản nêu lý do thì người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã có thể khiếu nại đến Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi hợp tác xã dự kiến đặt trụ sở chính. Liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân có thể khiếu kiện đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi dự kiến đặt trụ sở chính.

Câu 44: Quyền và nhiệm vụ của cơ quan đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định như thế nào ?

Trả lời:

Mục 2 Điều 6 của Nghị định 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quyền và nhiệm vụ của cơ quan đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:

a)Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; cấp, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

b)Hướng dẫn hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện các thủ tục về đăng ký, đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi, tổ chức lại, giải thể và phá sản đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c)Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc phạm vi thẩm quyền; cung cấp thông tin về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;

d)Yêu cầu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 23 Nghị định 193/2013/NĐ-CP; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật;

đ) Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi cần thiết;

e)Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

g)Yêu cầu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;

h)Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã,liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 56 của Luật Hợp tác xã;

i)Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.

Câu 45: Những điều cấm trong đặt tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định như thế nào ?

Trả lời:

Điều 8 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP quy định những điều cấm trong đặt tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:

Đặt tên đầy đủ, tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên đầy đủ hoặc tênviết tắt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác đã đăng ký trong phạm vi cả nước.

Đặt tên đầy đủ, tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân khác theo pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Sử dụng tên danh nhân, từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Câu 46:Thẩm quyền ký giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và quỹ tín dụng nhân dân được quy định như thế nào ?

Trả lời:

Điều 6 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP quy định như sau:

– Hợp tác xã đăng ký tại phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Như vậy thẩm quyền ký giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã là trưởng phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

– Liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đăng ký tại phòng đăng ký ki8nh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư.

Như vậy, thẩm quyền ký giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã và quỹ tín dụng nhân dân là trưởng phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư.

Câu 47: Khi nào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có đầy đủ tư cách pháp nhân và có quyền hoạt động ?

Trả lời:

Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và đầu tư quy định: Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, có quyền hoạt động theo nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được khắc dấu và có quyền sử dụng con dấu của mình.

Như vậy, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có đầy đủ tư cách pháp nhân và có quyền hoạt động sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Câu 48: Khi tổ chức lại hoạt động (chuyển đổi) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong trường hợp nào phải đăng ký lại? Trường hợp nào phải gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền ?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 28 Luật HTX năm 2012, khi tổ chức lại hoạt động (chuyển đổi) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải đăng ký lại trong trường hợp sau đây:

Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thay đổi một trong các nội dung về tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ, người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng ký. Việc thay đổi chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký.

– Theo Khoản 2 Điều 28 Luật HTX năm 2012, khi tổ chức lại hoạt động (chuyển đổi) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp sau đây:

Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thay đổi nội dung điều lệ, số lượng thành viên, hợp tác xã thành viên, thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, địa điểm kinh doanh thì phải gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thay đổi.

Những nội dung khác thay đổi ngoài hai trường hợp nêu trên do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quyết định theo quy định của điều lệ và theo quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể của Luật HTX năm 2012 tại chương IV về tổ chức quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Câu 49: Khi nào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập doanh nghiệp trực thuộc? Tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp trực thuộc được quy định như thế nào ?

Trả lời:

Khoản 3 Điều 3 Luật HTX năm 2012 quy định: Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

Điểm đ khoản 1 Điều 20 NGhị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập doanh nghiệp trực thuộc khi hoạt động kinh doanh có lãi từ ít nhất 2 năm liên tiếp gần nhất và được đại hội thành viên quyết định thông qua.

Doanh nghiệp trực thuộc hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Câu 50: Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hình thành từ những nguồn nào ?

Trả lời:

Điều 48 Luật HTX năm 2012 quy định:

Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hình thành từ nguồn sau đây:

  1. Vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên;
  1. Vốn huy động của thành viên, hợp tác xã thành viên và vốn huy động khác;
  1. Vốn, tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  1. Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và khoản được tặng, cho khác.

Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:

  1. Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
  1. Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia;
  1. Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
  1. Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.

Việc quản lý, sử dụng tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện theo quy định của điều lệ, quy chế quản lý tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên và các quy định của pháp luật có liên quan.