Hướng dẫn khoản 5 điều 10 nghị định 167 2023 năm 2024

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022.

Nghị định này gồm 04 chương 82 điều; thay thế Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 với một số nội dung đáng chú ý. Từ ngày 01/01/2022, các vi phạm hành chính về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân (CMND) hoặc thẻ Căn cước công dân (CCCD) sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP. Cụ thể 13 lỗi và mức phạt như sau:

1. Không xuất trình Giấy CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

2. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

3. Không nộp lại Giấy CMND hoặc thẻ CCCD cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy CMND hoặc thẻ CCCD cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

4. Chiếm đoạt, sử dụng Giấy CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND của người khác sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.

5. Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng. 6. Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.

7. Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng.

8. Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp Giấy CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng.

9. Làm giả Giấy CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.

10. Sử dụng Giấy CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND giả sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.

11. Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy CMND hoặc thẻ CCCD sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.

12. Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy CMND hoặc thẻ CCCD sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.

13. Mượn, cho mượn Giấy CMND, thẻ CCCD để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Nghị định quy định phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý. Phạt tiền từ 2-5 triệu đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý; sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với các hành vi tổ chức đánh bạc như rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép; dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc; đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép; tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép…

Hướng dẫn khoản 5 điều 10 nghị định 167 2023 năm 2024
Hỏi:

Theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 sửa đổi Điều 9 Nghị định 167/2017 như sau: “1. Việc thu hồi nhà, đất được áp dụng trong các trường hợp sau: a) Đất, tài sản gắn liền với đất thuộc đất thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật về đất đai và đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư thuộc trường hợp thu hồi đất theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai; Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thu hồi, việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp nêu trên thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; không thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Vậy, kính đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn là: Trường hợp tài sản công là cơ sở hoạt động sự nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt phương án sắp xếp là: Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nay thu hồi để thực hiện dự án thì có cần đưa ra khỏi phương án sắp xếp tổng thể không ạ? Trân trọng cảm ơn

08/02/2023

- Các hình thức xử lý nhà, đất khi thực hiện sắp xếp lại gồm: Giữ lại tiếp tục sử dụng; Thu hồi; Điều chuyển; Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Chuyển mục đích sử dụng đất; Chuyển giao về địa phương để quản lý, xử lý; Tạm giữ lại tiếp tục sử dụng; Sử dụng nhà, đất để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao; Hình thức khác do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định (tại Điều 7 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021/NĐ-CP của Chính phủ).

- Thẩm quyền lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý thuộc thẩm quyền của Sở Tài chính (tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021/NĐ-CP của Chính phủ).

- Thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021/NĐ-CP của Chính phủ).

- Trường hợp cần thay đổi phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được phê duyệt thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp báo cáo cơ quan quản lý cấp trên, chủ sở hữu (nếu có) để báo cáo cơ quan có thẩm quyền lập phương án quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ xem xét, trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ xem xét, phê duyệt (quy định tại Điều 17 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021/NĐ-CP của Chính phủ). Do vậy, trường hợp đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo phương án “Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất” nay chuyển sang phương án “thu hồi” thì phải thực hiện thủ tục để thay đổi phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định.

Trên đây là những nội dung Bộ Tài chính trả lời theo chính sách liên quan, đề nghị Cục Tin học và Thống kê tài chính tổng hợp trả lời độc giả Lương Thị Oanh thực hiện theo quy định của pháp luật./.