Hướng dẫn thư viện trong c++

C là một ngôn ngữ lập trình máy tính mục đích chung, thủ tục được phát triển bởi Dennis M. Ritchie năm 1972 tại thư viện Bell Telephone Lab để phát triển hệ điều hành Unix.

C là ngôn ngữ máy tính được sử dụng phổ biến nhất, nó cùng với ngôn ngữ Java là những ngôn ngữ lập trình phổ biến hàng đầu, được sử dụng rất rộng rãi trong giới lập trình viên hiện đại.

Thư viện C chuẩn (C Standard Library) là một tập hợp các hàm, hằng và header file như , , , ... đã được xây dựng sẵn. Để sử dụng các hàm, hằng hay các macro đã được xây dựng sẵn trong C, bạn cần bao các header file này ở phần đầu chương trình của bạn.

Dưới đây là danh sách các bài hướng dẫn học Thư viện C chuẩn:

MỤC LỤC BÀI HỌC

Thư viện C chuẩn (C Standard Library)

Mở đầu
assert.h trong C
ctype.h trong C
errno.h trong C
float.h trong C
limits.h trong C
locale.h trong C
math.h trong C
setjmp.h trong C
signal.h trong C
stdarg.h trong C
stddef.h trong C
stdio.h trong C
stdlib.h trong C
string.h trong C
time.h trong C

Khi làm việc với C, nếu có một số hàm nào đó bạn thường xuyên sử dụng và không muốn viết đi viết lại nhiều lần, hãy tạo ra một file thư viện chứa các hàm đó. Bài viết này sẽ giúp bạn làm điều đó!

Nội dung – Table of content
Tạo file thư viện – Create library file
Dùng thư viện tự tạo – Using self library

Tạo file thư viện

Để tạo được file thư viện, các bạn làm không khác gì với việc bạn viết code bình thường. Bạn tạo file với đuôi là .h và viết các hàm bạn muốn vào. Ví dụ để tạo thư viện mylibrary.h chứa các hàm tính giai thừa factorial, hàm hoán vị swap, hàm sắp xếp nhanh quicksort.

long factorial(int n) {
     
    int i;
    long result = 1;
    for (i = 2; i <= n; i++){
        result *= i;
    }
     
    return result;
}
 
void swap(int *a, int *b){
    int temp;
    temp = *a;
    *a = *b;
    *b = temp;
}
 
void quickSort(int *a, int l, int r) {
    srand(time(NULL)); 
    int key = a[l + rand() % (r-l+1)]; 
    int i = l, j = r;
  
    while(i <= j) {
        while(a[i] < key) i++;      
        while(a[j] > key) j--;     
        if(i <= j) {
            if (i < j)
                swap(&a[i], &a[j]);
            i++;
            j--;
        }
    }
 
    if (l < j) quickSort(a, l, j); 
    if (i < r) quickSort(a, i, r);
}

Dùng thư viện tự tạo

Bây giờ chúng ta chỉ việc dùng thư viện đó. Việc dùng cũng cần lưu ý, có 2 cách dùng.
Cách 1: Nếu bạn để thư viện vừa tạo cùng thư mục với các file code khác thì trong lời gọi thư viện sẽ là #include “mylibrary.h”. Trong trường hợp này mỗi khi bạn dùng thư viện bạn cần copy file này cùng các file code.

Cách 2: Nếu bạn không muốn rắc rối như cách 1, hãy copy file vừa tạo vào /usr/include với Linux, trên windows thì copy vào thư mục chứa các thư viện, đối với dev-C là ở C:Program FilesDev-CppMinGW32include. Khi này bạn dùng như mọi thư viện khác bằng cách #include .

Ở file minh họa dưới đây mình để cùng thư mục.

#include 
#include "mylibrary.h"
 
int main (int argc, char *argv[])
{
 
    printf("5! = %ldn",    factorial(5));
 
    int i, arr[] = { 40, 10, 100, 90, 20, 25 };
    quickSort(arr, 0, 5);
    printf("after sort, array is: n");
    for (i=0; i<6; i++)
        printf ("%d ", arr[i]);
    printf("n");
     
    return 0;
}

Hướng dẫn thư viện trong c++

Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách khai báo thư viện trong C++, qua đó bạn sẽ hiểu được khái niệm hàm main là gì, cũng như các bước để viết một chương trình Hello World bằng C++.

Hướng dẫn thư viện trong c++

Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Để bắt đầu tìm hiểu C++ thì bắt buộc bạn phải hiểu hai khái niệm thư việnhàm main vì trong chương trình đầu tiên mà bạn học sẽ phải khai báo sử dụng thư viện và viết những đoạn code chính trong hàm main.

Trước khi vào tìm hiểu thì ta sẽ viết một chương trình Hello World trước.

1. Chương trình Hello World

Đầu tiên bạn tạo một file HelloWorld.cpp sau đó nhập đoạn code sau:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

#include 

void main()
{
    cout<<"Hello World!"<

Sau đó bạn nhấn F5 thì thì chương trình sẽ được chạy và bạn sẽ thấy kết quả như hình dưới đây:

Hướng dẫn thư viện trong c++

Như vậy đoạn code trên sẽ in ra màn hình dòng chữ Hello World!. Và trong đoạn code trên thì dòng đầu tiên #include ta gọi là khai báo sử dụng thư viện và các dòng còn lại phía dưới ta gọi là hàm main.

2. Khai báo thư viện trong C++

Khi chúng ta lập trình một phần mềm hoặc một chương trình dù nhỏ hay lớn thì đều phải thao tác với các thiết bị của máy tính như bàn phím, chuột, màn hình ... để nhận dữ liệu nhập vào và in kết quả trả về.

Vấn đề đặt ra là để thao tác được với các thiết bị đó thì chúng ta sẽ phải lập trình thì máy tính mới giao tiếp được, nhưng công việc đó không hề đơn giản và mất thời gian. Vì vậy người ta đã viết sẵn ra các thư viện để khi muốn sử dụng thì chỉ cần khai báo.

Thư viện trong lập trình là một khái niệm mà mọi người sẽ bắt gặp rất nhiều ở hầu hết các ngôn ngữ lập trình. Ta có thể định nghĩa nôm na như sau:

Thư viện trong lập trình là nơi cung cấp sẵn cho chúng ta những hàm những phương thức có thể sử dụng được ở nhiều chương trình giúp rút ngắn thời gian lập trình lại. Hiện nay hầu hết các trình soạn thảo C++ luôn cung cấp đầy đủ các thư viện cần thiết giúp lập trình viên có thể khai thác được một cách dễ dàng. Các thư viện luôn được tích hợp sẵn trong các trình soạn thảo code nhưng khi chúng ta bắt đầu viết code vẫn phải có thao tác đó là khai báo những thư viện nào cần cho chúng ta khi code.

Để khai báo sử dụng thư viện trong C++ thì ta sử dụng cú pháp sau:

Từ khoá #include chỉ cho trình biên dịch biết rằng chúng ta cần sử dụng thư viện được khai báo và nó sẽ tự động thêm vào cho chúng ta.

Tôi xin giới thiệu một số thư viện thường gặp trong lập trình C++:

  • iostream.h ( thư viện này chứa hàm xuất nhập cout và cin)
  • stdio.h ( nó chứa hàm scanf, printf...)
  • conio.h ( nó chứa hàm clrscr, getch...)
  • math.h ( nó chứa hàm toán học như sqrt, abs, pow)
  • string.h (nó chứa các hàm về chuỗi )

Đối với một chương C++ trình nhập xuất căn bản thì bắt buộc ta phải sử dụng thư viện iostream.h.

3. Hàm main() là gì?

Sau khi các bạn đã hiểu thế nào là thư viện và cách khai báo sử dụng một thư viện như thế nào thì chúng ta sẽ bắt đầu vào phần tiếp theo cần tìm hiểu đó là hàm main().

Theo tiếng Anh main dịch ra có nghĩa là chính, quan trọng, vậy trong C++ nó cũng có ý nghĩa như tên gọi đó. Trong lập trình thì trình biên dịch sẽ xử lý code từ trên xuống dưới và từ trái qua phải. Nhưng với hàm main thì hơi đặc biệt chút, hàm main là nơi chứa những đoạn code sẽ được chạy đầu tiên, nghĩa là khi biên dịch chương trình thì nội dung trong hàm main sẽ được chạy đầu tiên mà không quan trọng vị trí của nó trong file.

Ví dụ: Viết chương trình in ra màn hình dòng chữ "Hello Freetuts.net".

#include 

void main ()
{
	cout << "Hello Freetuts.net!";   
}

Ở ví dụ này mình có sử dụng hàm xuất cout, hàm này sẽ in ra màn hình một dòng chữ nào đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu nó ở các bài tiếp theo.

Trong một chương trình C+ thì bắt buộc phải có hàm main và bạn không thể viết nội dung trong hàm main ở bên ngoài được vì như vậy sẽ bị báo lỗi ngay.

4. Lời kết

Như vậy là mình đã giới thiệu xong khái niệm về thư viện và hàm main() trong lập trình C++. Bạn phải chắc chắc chắn rằng hiểu những gì mình đã trình bày ở trên để có thể học bài tiếp theo. Bài tiêp theo mình sẽ giới thiệu hai hàm thường sử dụng đó là hàm cincout.