Hữu thức là gì

Tiếng Việt[sửa]

Cách phát âm[sửa]

IPA theo giọng Hà NộiHuếSài GònVinhThanh ChươngHà Tĩnh
hiʔiw˧˥ zajŋ˧˧ vo˧˧ tʰə̰ʔt˨˩ hɨw˧˩˨ jan˧˥ jo˧˥ tʰə̰k˨˨ hɨw˨˩˦ jan˧˧ jo˧˧ tʰək˨˩˨
hɨ̰w˩˧ ɟajŋ˧˥ vo˧˥ tʰət˨˨ hɨw˧˩ ɟajŋ˧˥ vo˧˥ tʰə̰t˨˨ hɨ̰w˨˨ ɟajŋ˧˥˧ vo˧˥˧ tʰə̰t˨˨

Từ nguyên[sửa]

Phiên âm từ thành ngữ tiếng Hán 有名無實

Thành ngữ[sửa]

hữu danh vô thật

  1. Có tên, có tiếng mà không thực chất, tồn tại trên danh nghĩa nhưng thật ra không có gì. Hắn ta tưởng là người hiểu biết sâu rộng, nhưng thực ra chỉ là một kẻ hữu danh vô thực.

Đồng nghĩa[sửa]

  • hữu danh vô thật

Dịch[sửa]

  • Tiếng Nhật: 有名無実
  • Tiếng Trung Quốc: 有名無實

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tâm trí vô thức [hoặc vô thức] bao gồm các quá trình trong tâm trí xảy ra tự động và không có sẵn để hướng nội và bao gồm các quá trình suy nghĩ, ký ức, sở thích và động lực.[1]

Mặc dù các quá trình này tồn tại tốt dưới bề mặt nhận thức có ý thức, chúng được lý thuyết hóa để tác động đến hành vi. Thuật ngữ này được nhà triết học lãng mạn người Đức Friedrich Schelling đưa ra và sau đó được nhà thơ và nhà viết tiểu luận Samuel Taylor Coleridge giới thiệu sang tiếng Anh.[2][3]

Bằng chứng thực nghiệm cho thấy các hiện tượng vô thức bao gồm cảm giác bị kìm nén, kỹ năng tự động, nhận thức tâm linh và phản ứng tự động,[1] và cũng có thể là phức cảm, ám ảnh và ham muốn.

Khái niệm này đã được nhà thần kinh học và nhà phân tâm học người Áo Sigmund Freud phổ biến. Trong lý thuyết phân tâm học, các quá trình vô thức được hiểu là được thể hiện trực tiếp trong giấc mơ, cũng như trong lỡ mồm và những câu chuyện cười.

Do đó, tâm trí vô thức có thể được coi là nguồn gốc của những giấc mơ và những suy nghĩ tự động [những thứ xuất hiện mà không có nguyên nhân rõ ràng nào], kho lưu trữ của những ký ức bị lãng quên [đôi khi vẫn có thể tiếp cận được với ý thức] và là nơi hiểu biết ngầm [những điều mà chúng ta đã học tốt đến mức chúng ta làm chúng mà không cần suy nghĩ].

Người ta đã tranh luận rằng ý thức bị ảnh hưởng bởi các phần khác của tâm trí. Chúng bao gồm vô thức như một thói quen cá nhân, không nhận thức và trực giác. Hiện tượng liên quan đến bán ý thức bao gồm thức tỉnh, trí nhớ ngầm, thông điệp thăng hoa, trance, và thôi miên. Trong khi ngủ, mộng du, mơ, mê sảng và hôn mê có thể báo hiệu sự hiện diện của các quá trình vô thức, các quá trình này được xem như là triệu chứng chứ không phải là chính tâm trí vô thức.

Một số nhà phê bình đã nghi ngờ sự tồn tại của vô thức.[4][5][6]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Westen, Drew [1999]. “The Scientific Status of Unconscious Processes: Is Freud Really Dead?”. Journal of the American Psychoanalytic Association. 47 [4]: 1061–1106. doi:10.1177/000306519904700404. PMID 10650551.
  2. ^ Bynum; Browne; Porter [1981]. The Macmillan Dictionary of the History of Science. London. tr. 292.
  3. ^ Christopher John Murray, Encyclopedia of the Romantic Era, 1760-1850 [Taylor & Francis, 2004: ISBN 1-57958-422-5], pp. 1001–02.
  4. ^ Thomas Baldwin [1995]. Ted Honderich [biên tập]. The Oxford Companion to Philosophy. Oxford: Oxford University Press. tr. 792. ISBN 978-0-19-866132-0.
  5. ^ See "The Problem of Logic", Chapter 3 of Shrinking History: On Freud and the Failure of Psychohistory, published by Oxford University Press, 1980
  6. ^ See "Exploring the Unconscious: Self-Analysis and Oedipus", Chapter 11 of Why Freud Was Wrong: Sin, Science and Psychoanalysis, published by The Orwell Press, 2005

Kết quả Tìm Kiếm: Có 94 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'hữu thức & ý thức, tiềm thức, vô thức & Bhavaṅga'.

Mục này được thực hiện nhằm tạo cơ hội cho chư huynh đệ, đạo hữu sống cách xa nhau có thể chia sẻ kinh nghiệm tu tập, hoặc trao đổi những vấn đề nan giải trong Pháp học cũng như Pháp hành, để cùng nhau tìm hiểu, bàn bạc, góp ý bổ túc, hầu giúp nhau điều chỉnh chánh kiến trong biển Phật Pháp mênh mông, sâu thẳm và vi diệu.

Với tiêu chí đó, đề nghị quý vị không nên đặt những câu hỏi quá xa vời thực tại tu học của mình hoặc những vấn đề chi ly có tính tầm chương trích cú trong kinh điển, vì điều đó mỗi người có thể tự tra cứu lấy để khỏi làm mất thì giờ của huynh đệ đồng đạo.

Để gởi câu hỏi, xin nhập vào mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ cập nhật câu trả lời lên website trong thời gian sớm nhất.

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 14-01-2021

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông. Cho con hỏi, con cũng thực hành theo lời sư ông dạy. Lúc trước con rất thường nằm mơ vào gần sáng, nhưng thức dậy thì nhớ mang máng thôi. Giờ thì con vẫn rất thường nằm mơ, nhưng khi thức là con nhớ và biết rất rõ mơ gì và nói gì. Trong mơ con vẫn có suy nghĩ và áp dụng lời Phật, lời thầy dạy vào ứng xử hành vi trong mơ. Xin thầy cho con biết đó là như thế nào, có phải là tánh biết không thầy? Ý thức sao biết được vô thức phải không thầy? Xin được tri ân công đức thầy nhiều ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-12-2020

Câu hỏi:

Dạ con kính chào Sư Ông, kính đảnh lễ Người
Xin Người cho con hỏi, con và người yêu con yêu nhau rất lâu, chúng con cũng xem như đường ai nấy đi. Con cũng thông suốt việc này rồi vì con biết chuyện gì xảy ra nó vẫn xảy ra, tất cả mọi thứ đều vô thường nhưng mình cứ mong muốn nó thường nên mới đau khổ như vậy. Vì nhân duyên như vậy bạn ấy mới như vậy, bạn ấy làm tất cả cũng chỉ trong vô minh.
Con hiểu được điều đó nên không đau khổ nữa, nhưng cứ mỗi lần được ai đó an ủi hoặc chỉ nghĩ đến việc ai đó an ủi, cũng cảm thấy tủi thân rơi nước mắt. Con quan sát mãi mà không biết đó là gì, tại sao tâm lại phản ứng như vậy.
Con kính xin Người khai thị giúp con.
Con cảm ơn Sư Ông nhiều, kính chúc Người pháp thể khinh an ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-05-2019

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy,
Khi con nói chuyện mà không cần phải suy nghĩ gì cả là lúc đó con không có sử dụng ý thức, có phải con hiểu đúng không Thầy? Con cảm ơn Thầy. Kính chúc Thầy luôn luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-08-2018

Câu hỏi:

Kính chào Thầy,
Đã lâu con không ghé chùa nghe thầy giảng pháp cũng như trình pháp, do nhiều công việc cũng như con muốn trải nghiệm thêm về những gì con đã thấy ra. Dạ, con là T.A.T, được duyên lành quy y tại quí chùa. Sau thời gian suy tư và trải nghiệm, con thấy nhiều hiểu lầm của mình trong thiền, rồi sau đó con dần điều chỉnh lại những cái chưa đúng. Nhân đây, con xin được trình pháp gần đây nhất mà con thấy.
Trong một buổi ngồi thiền, đang buông thư theo nhịp thở cùng với nhiều suy tư vẫn còn đeo bám con khi đó, bất thần có người kêu "Chủ nhà có nhà không?" Con mở mắt và tính xả thiền đi xuống mở cửa thì con chợt thấy là những suy tư nãy giờ bỗng tan, chỉ còn cái biết rõ ràng trong hiện tại. Và con một lần nữa hiểu ra là "thì ra tánh biết vẫn luôn có mặt", nên kêu là biết dạ, biết quay đầu lại ngay. Con chỉ thấy ra tới đây và kính mong thầy từ bi chỉ bảo con thêm. Con cũng không kết luận là con "ngộ" gì cả ạ. Chỉ đơn giản là trong mỗi giai đoạn con sẽ lại thấy ra những sự thật trong con và trong cuộc sống, để điều chỉnh lại hầu có một cuộc sống bình yên và tỉnh giác, có lợi cho mình và cho mọi người xung quanh con. Con xin chân thành tri ân và kính chúc thầy luôn có thật nhiều sức khỏe ạ.
Con,
T.A.T.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2018

Câu hỏi:

Bạch Sư, kính nhờ Sư cho con biết knowing mind là gì và dịch ra tiếng Việt có phải là tâm hay biết, là cái tâm nó thấy sự được cả hai tâm chánh niệm ghi nhận những gì xảy ra ở 5 giác quan. Khi nghe những bài giảng của Sư con nhận thấy có nhiều điểm giống sự giảng dạy cua U Tejanya đệ tử của Ngài Shwe Oo Min vì con có ở trung tâm đó. Kính chào Sư và kính chúc Sư đặng nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-01-2018

Câu hỏi:

Thầy kính mến!
Cảm ơn những bài pháp thoại, những lời chỉ dạy của Thầy đã giúp con biết quay lại để thấy chính mình, tự điều chỉnh nhận thức và hành vi của mình.
Theo nguyên lý mà Thầy chỉ dạy, con đã có thể nhận biết cả bên trong và bên ngoài, khi hữu sự hay vô sự cũng thường tự thấy mình. [Tuy vậy vẫn còn những lúc hành động theo thói quen, quán tính].
Giờ con đã không còn hướng ra tìm cầu bên ngoài nữa, không còn băn khoăn làm thế nào để trở thành ai đó hoặc cái gì đó...
Giữa nơi ồn ào con vẫn thấy được sự yên tĩnh, khi cô đơn một mình cũng không cảm thấy buồn chán...
Thưa Thầy, con ít khi viết thư hỏi Thầy [là con biết "để dành" Thầy cho các bạn khác ạ]. Nhưng hôm nay con có thắc mắc là sao thầy có thể thấu hiểu mọi người, để giải đáp, chỉ dẫn cho con và mọi người một cách ngắn gọn, cô đọng và chính xác như vậy? Con vô cùng cảm phục trước khối lượng công việc mà Thầy làm để giúp đỡ mọi người một cách không mệt mỏi.
Còn nữa, mai con nhập viện để chuẩn bị phẫu thuật [polyp mũi], con cảm thấy rất bình thản, không lo lắng gì, nhưng vì phẫu thuật có gây mê, con không hiểu khi bị gây mê thì Tánh Biết có hoạt động thế nào, nó có nhận thức được những gì đang diễn ra không? Con có thể nhận thức được điều gì trong lúc bị gây mê đó không?
Con xin cảm ơn Thầy.
Kính chúc Thầy thân tâm thường an lạc!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-09-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy! Do duyên 6 căn xúc 6 trần sanh 6 thức... Thức ở đây là cái biết; khởi lên phân biệt là tưởng uẩn; ưa thích vui buồn ghét giận.... là hành uẩn; cảm giác lạc thọ, khổ thọ, bất lạc bất khổ thọ là thọ uẩn...
Vậy con xin ví dụ để thầy giải thích cho con dễ hiểu ạ:
Ví như con đang nhìn 1 bông hoa... Nhãn thức thấy bông hoa, thọ uẩn cảm nhận dễ chịu, tưởng uẩn thì thấy hình sắc của hoa, hành uẩn thích bông hoa... Vậy thức uẩn và tánh biết phân biệt thế nào ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-08-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, như con hiểu thì 6 thức [mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý] là Tướng biết, chúng là những biểu hiện của Tánh biết. Còn hữu phần [Bhavanga] có liên hệ với Tánh biết như thế nào, thưa Thầy? Kính xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy thêm cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-07-2017

Câu hỏi:

Thầy ơi, trà đạo kỳ rồi Thầy nói về vô thức, đó là vấn đề của con mà con nghe đi nghe lại mãi vẫn không học ra được. Con hay bị rơi vào vô thức lắm, sự tập trung quan sát của con rất kém, nhất là những lúc quá mệt mỏi, buồn ngủ, hay khi bị cuốn vào làm việc gì đó miệt mài là rơi vào vô thức, không đủ tỉnh táo biết mình. Con bắt đầu tập theo cách quan sát bản thân hơn một năm rồi, ban đầu còn cứng ngắt, nhưng gần đây khi con quan sát thì rất tự nhiên. Khi con tự nhiên như vậy, bây giờ nghĩ lại không biết có xen vô thức vào đó mà không biết không nữa, vì lúc đó con cảm thấy mình đang ở giữa dòng thời gian và chỉ thấy tương tác. Không biết có phải bản ngã của con bất an hay là do con bị vô thức chi phối nữa [hay ban đầu không phải vô thức mà về sau dần rơi vào vô thức].

Còn có nhiều khi đang làm việc gì, hay đang quan sát thân tâm mình, tự nhiên đầu óc con trống rỗng, cảm thấy mọi thứ đều không, nhưng cái 'không' đó kì cục lắm... Con xin lỗi vì đã làm phiền Thầy ạ, con cứ lo lắng vì con tỉnh thì ít mà mê mờ thì nhiều, con sợ hãi vì sống trong vô thức, không rõ mình đang làm gì. Có nhiều khi đầu óc trống rỗng vậy nữa.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-06-2017

Câu hỏi:

Con cảm ơn thầy vì đã trả lời con rất nhanh, con cứ sợ không được trả lời vì đông người hỏi!
Xin thầy cho con hỏi thêm như sau:
1. Vợ chồng con cưới nhau khoảng hai năm rưỡi mà chưa có con [quá 1 năm là hiếm muộn]. Con bình thường, vợ con bị đa nang buồng trứng [có nội tiết tố nam cao]. Bác sĩ chỉ định can thiệp bên ngoài. Con thì muốn sinh nở tự nhiên. Con tập cho vợ ngồi thiền, tập thể dục tăng nội tiết tố nữ vì nghe bên đông y nói là dương tính cao. Vậy con nên "tuỳ duyên" đợi tự nhiên [có thể không có] hay là để bác sĩ can thiệp ạ? Trong trường hợp này thế nào là tuỳ duyên ạ?
2. Con đọc một số sách họ nói rằng khi tin tưởng, suy nghĩ cụ thể, liên tục sẽ tạo được cảnh sống như ý muốn. Họ nói rằng làm như vậy sẽ thay đổi được tiềm thức, và tiềm thức có sức mạnh to lớn có thể làm được mọi thứ. Nếu như thế thì mâu thuẫn với lời thầy dạy là "biết các pháp đang là". Vậy thầy chỉ giáo dùm con sách đó viết đúng không? [rất nhiều sách dạy thành công đều viết vậy]. Nếu muốn đạt tới những thành công trong cuộc sống thì cách của thầy hay của sách đó có hiệu quả ạ?
3. Tâm trí của con nó thường tự xem xét lại bản thân, nó thường đọc được các suy nghĩ và phân tích là xấu hay tốt [khi có cảm xúc lớn, nghịch cảnh hay say rượu thì không còn rõ ràng hoặc không đọc được nữa]. Có khi con thấy con có rất nhiều suy nghĩ xấu nên con hay tự dằn vặt mình, đau khổ. Con thấy có người họ làm việc không tốt mà họ cũng chẳng ngại ngùng gì, hình như họ không đọc suy nghĩ của họ phải không thầy? Vậy giữa việc biết suy nghĩ, xem xét lại mình gây khổ cho mình hơn là không biết phải không thầy?
4. Con thường nghe rất nhiều pháp, đặc biệt con rất thích thiền tông [hình như vì họ có kiểu đối đáp đặc biệt, con lại hay thích những điều kì lạ]. Mà môn thiền tông lại dạy không tu gì. Như thầy SÙNG SƠN [Hàn Quốc] thường hướng dẫn thiền sinh là: “chỉ không biết, đi thẳng” và tự “hỏi ta là gì” thì sớm muộn sẽ tỏ ngộ. Nhưng con đọc sách của thầy đó thì chẳng hiểu mấy [Như thầy giảng pháp nghe dễ hiểu và gần gũi hơn]. Tỏ ngộ là gì thì con không hiểu? Và nó có tác dụng gì trong đời sống?
5. Con thì có mấy thói quen xấu, suy nghĩ xấu khá nhiều con nghĩ rằng nếu tỏ ngộ được thì mình sẽ suy nghĩ thanh cao hơn, vượt thoát lên những thói xấu đó có phải không thầy? Còn hiện tại bây giờ con vẫn không thoát được những thói quen xấu [như hút thuốc, uống rượu hay quá chén, nói nhiều, thích thể hiện, nhút nhát hay lo sợ vẩn vơ…]. Trong trường hợp này con xin thầy lời khuyên để chuyển hoá [xoá bỏ] các thói trên? Ý con là phấn đấu để “tỏ ngộ” hay là dùng cách làm nào khác [Xin thầy chỉ cách làm này].
Con làm phiền thầy quá! Con rất ngại. Xin thầy trả lời dùm con các câu này. Con xin không hỏi phiền thầy nữa mà nghe pháp của thầy để tự trả lời ạ! Con xin đội ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

© Copyright 2009 trungtamhotong.org.
All rights reserved.

Chủ Đề