John murphy là ai

Technical analysis is a skill that improves with experience and study. Always be a student and keep learning.

Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, chúng ta bỗng nhận ra trong phân tích kỹ thuật có khá nhiều trường phái, khá nhiều công cụ, khá nhiều chỉ báo, … thậm chí chúng ta như lạc vào bát quái trận đồ.  Giacophieu.com giới thiệu các quy tắc của John Murphy để giúp chúng ta có một phương pháp tốt để tiếp cận và sử dụng phân tích kỹ thuật có hiệu quả.

John Murphy đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực PTKT.Ông từng là chuyên gia tư vấn cao cấp của Merill Lynch, ông cũng từng làm việc tại kênh truyền hình CNBC-TV trong 7 năm. Murphy cũng là tác giả của 3 cuốn sách best selling: Technical Analysis of the Financial Markets, Intermarket Analysis và The Visual Investor.

John Murphy đã tổng hợp các qui tắc cơ bản của kỹ thuật giao dịch: các quy tắc được thiết kế để giải thích về những ý tưởng của giao dịch theo PTKT cho những người mới bắt đầu cũng và tạo ra một phương pháp tốt hơn cho những người đã có kinh nghiệm.

John Murphy’s Ten Laws of Technical Trading

Những mối quan tâm cơ bản của một nhà PTKT là gì? Đó là: [i] Cách thức thị trường dịch chuyển? [ii] Giá sẽ tăng hay giảm bao nhiêu? [iii] Khi nào giá sẽ di chuyển theo hướng khác hay đảo chiều?

Mười nguyên tắc mà John Murphy đưa ra là:

1.      Map the Trends: [Vẽ bản đồ xu hướng]

Hãy nghiên cứu đồ thị trong dài hạn [long-term]. Theo đó, hãy bắt đầu phân tích với các đồ thị trên khung thời gian tháng [monthly] và tuần [weekly] trải dài trong nhiều năm. Một đồ thị với quy mô lớn của thị trường sẽ cung cấp một tầm nhìn và một viễn cảnh dài hạn tốt hơn trên thị trường. Một khi xu hướng dài hạn được thiết lập, tiếp theo hãy tham vấn các đồ thị hàng ngày [daily] và các đồ thị trong ngày [intra-day]. Một thị trường ngắn hạn [short-term] được xem xét riêng lẻ thường dễ tạo ra sự nhầm lẫn. Ngay cả khi bạn chỉ giao dịch trong ngắn hạn, bạn sẽ làm tốt hơn nếu bạn giao dịch trong cùng xu hướng với các xu hướng trong trung [intermediate] và dài hạn.

2.      Spot the Trend and Go With It: [Phát hiện ra xu hướng và đi theo nó]

Xác định xu hướng và theo xu hướng. Xu hướng thị trường có nhiều quy mô: dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Đầu tiên, xác định quy mô thời gian mà bạn sẽ giao dịch và sử dụng đồ thị thích hợp. Hãy chắc chắn rằng bạn giao dịch cùng chiều của xu hướng. Mua trong lúc giá hạ xuống một thoáng nếu xu hướng đi lên [Buy dips if the trend is up]. Bán trong lúc giá tạm hồi phục nếu xu hướng đi xuống [Sell rallies if the trend is down].

Nếu bạn giao dịch trong xu hướng trung hạn, sử dụng đồ thị ngày [daily] và tuần [weekly]. Nếu bạn giao dịch theo ngày, hãy sử dụng đồ thị hàng ngày [daily] và đồ thị trong ngày [intra-day]. Trong mõi trường hợp, chúng ta sử dụng các đồ thị có khung thời gian lớn để xác định xu hướng và sử dụng các đồ thị nhỏ hơn để xác định thời điểm [for timing].

3.      Find the Low and High of It : [tìm các mức đỉnh và đáy của xu hướng]

Tìm mức chống đỡ [support] và kháng cự [resistance]. Vị trí tốt nhất để mua là gần mức chống đỡ. Mức chống đỡ thường là một mức đáy trước đây [reaction low]. Vị trí tốt nhất để bán là gần mức kháng cự. Mức kháng cự thường là một mức đỉnh [peak] trước đây. Sau khi một đỉnh kháng cự bị phá vỡ, nó thường sẽ cung cấp một mức chống đỡ trong đợt giật lùi [pullback] tiếp theo. Nói các khác, mức đỉnh cũ [old high] trở thành mức đáy mới [new low]. Cũng theo cách đó, khi một mức chống đỡ bị phá vỡ, nó thường sẽ tạo ra một điểm bán [selling] trong đợt củng cố [rallies] kế tiếp – mức đáy cũ [old low] sẽ trở thành đỉnh mới [new high].

4.      Know How Far to Backtrack: [biết bao xa thì tới rút lui]

Đo lường tỷ lệ % của sự thoái lùi [retracements]. Thị trường thường điều chỉnh tăng hoặc giảm một phần đáng kể của xu hướng trước. Bạn có thể đo lường sự điều chỉnh của xu hướng hiện tại theo một tỷ lệ % đơn giản. Sự thoái lui 50% của xu hướng trước đó là phổ biến nhất. Sự thoái lui tối thiểu thường là 1/3 của xu hướng trước, tối đa là 2/3. Tỷ lệ thoái lui Fibonacci 38% và 62% cũng đáng theo dõi. Vì vậy, trong quá trình giật lùi trong xu hướng tăng, các điểm mua ban đầu là vùng thoái lùi 33-38%.

5.      Draw the Line: [vẽ các đường xu hướng]

Vẽ đường xu hướng [trend lines]. Đường xu hướng là một trong những công cụ đồ thị đơn giản và hiệu quả nhất. Tấc cả bạn cần là một đường thẳng [straight edge] và 2 điểm trên đồ thị. Đường xu hướng tăng được vẽ dọc theo hai điểm đáy [low] kề nhau. Tương tự, đường xu hướng giảm được vẽ dọc theo 2 điểm đỉnh [peak] kề nhau.

Giá thường sẽ kéo ngược trở lại đường xu hướng trước khi trở lại xu hướng của nó. Phá vỡ đường xu hướng thường báo hiệu cho sự thay đổi trong xu hướng. Một đường xu hướng có giá trị nên được chạm [touched] ít nhất 3 lần. Một đường xu hướng dài đã có hiệu lực, và nhiều lần được kiểm tra [test] nó trở nên quan trọng hơn.

6.      Follow that Average: [làm theo các trung bình]

Thực hiện theo các trung bình di động. Đường trung bình di động cung cấp các tín hiệu mua và bán. Chúng nói cho bạn biết nếu xu hướng hiện tại vẫn còn dịch chuyển [motion] và giúp xác nhận một sự thay đổi xu hướng. Trung bình di động không nói cho bạn biết trước, tuy nhiên, nó cho bạn biết một sụ thay đổi xu hướng sắp xảy ra. Một biểu đồ kết hợp cả 2 đường trung bình di động là cách phổ biến để tìm một tín hiệu giao dịch. Một số kết hợp phổ biến là trung bình bình di động 4 và 9 ngày. 9 và 18 ngày, 5 và 20 ngày.

Tín hiệu được đưa ra khi đường trung bình ngắn hơn vượt qua đường trung bình dài hơn. Giá cắt lên trên hoặc xuống dưới đường trung bình di động 40 ngày cũng cung cấp những tín hiệu giao dịch tốt. Kể từ khi đồ thị đường trung bình di động là xu hướng  nó đã làm việc tốt hơn trong thị trường xu hướng.

7.      Learn the Turns: [nắm bắt các điểm đảo chiều]

Theo dõi các chỉ báo dao động [oscillators]. Các dao động giúp xác định thị trường thị trường đang ở vùng quá bán [overbought] hoặc quá mua [oversold]. Trong khi các trung bình di động cung cấp một sự xác nhận của việc thay đổi xu hướng thị trường, các dao động thường giúp cảnh báo cho chúng ta biết trước rằng thị trường đã tăng [raillied] hoặc giảm [fallen] quá nhiều và sẽ sớm đảo chiều [turn]. Hai trong số các chỉ báo phổ biến nhất là chỉ số sức mạnh tương đối [Relative Strength Index- RSI] và Stochastic. Cả 2 hoạt động trong khung từ 0 đến 100. Với RSI, số đo vượt qua 70 được xem là mua quá mức và dưới 30 được xem là bán quá mức. Các giá trị cho biết quá mua và quá bán của Stochastic là 80 và 20. Hầu hết các nhà giao dịch [traders]  sử dụng 14 ngày hoặc 14 tuần cho Stochastic và 9 hoặc 14 ngày hoặc tuần cho RSI. Oscillator phân kỳ thường cảnh báo các điểm đảo chiều của thị trường. Những công cụ này hoạt động tốt trong một phạm vi thị trường giao dịch. Tín hiệu trên đồ thị tuần có thể được sử dụng như các bộ lọc tín hiệu trên đồ thị ngày. Tín hiệu trên đồ thị ngày có thể sử dụng làm bộ lọc cho đồ thị trong ngày [intra-day].

8.      Know the Warning Signs: [Biết các tín hiệu cảnh báo]

Giao dịch theo MACD. Chỉ báo trung bình di động hội tụ phân kỳ [Moving Average Convergence Divergence – MACD] [được phát triển bởi Geral Appel] kết hợp giữa sự giao cắt nhau của các trung bình di dộng [MA] với các tính chất quá mua/ quá bán của một bộ dao động. Một tín hiệu mua xảy ra khi đường nhanh [faster line] vượt lên trên đường chậm [slower line] và cả 2 đường nằm dưới đường 0. Một tín hiệu bán xảy ra khi đường nhanh cắt xuống dưới đường chậm và cả 2 đường nằm bên trên đường 0. Tín hiệu tuần được quyền ưu tiên hơn các tín hiệu ngày. Biều đồ MACD tần số [histogram] được vẽ thể hiện sự khác biệt giữa 2 đường và đưa ra những tín hiệu cảnh báo sớm hơn của sự thay đổi xu hướng. Nó được gọi là “Histogram” bởi vì các thanh dọc được sử dụng để chỉ ra sự khác biệt giữa 2 đường trên đồ thị.

9.      Trend or Not a Trend:[Xu hướng hay không xu hướng]

Sử dụng ADX. Chỉ số định hướng trung bình dịch chuyển [Average Directional Movement Index- ADX] giúp xác định liệu thị trường có đang trong một xu hướng hoặc một giai đoạn giao dịch. Nó đo lường mức độ của xu hướng hoặc hướng đi trên thị trường. Một đường ADX tăng cho thấy sự hiện diện của một xu hướng mạnh. Một đường ADX giảm cho thấy sự hiện diện của một

Sự thiếu vắng của một xu hướng.

Một đường ADX tăng trông giống như một đường trung bình di động [MA] và đường ADX giảm trông giống như một dao động [Oscillators].

Bằng cách vẽ đường ADX, trader có thể xác định cách giao dịch và tập hợp các chỉ báo phù hợp nhất cho thị trường trong hiện tại.

10. Know the Confirming Signs: [biết các tín hiệu xác nhận]

Bao gồm khối lượng [volume] và khối lượng hợp đồng chưa tất toán [Open interest- tổng số các hợp đồng future hoặc option còn tồn tại]. Volume và Open Interest là những chỉ báo xác nhận quan trọng trong thị trường giao sau. Khối lượng đi trước giá cả. Trong một xu hướng tăng khối lượng lớn hơn được nhìn thấy trong những ngày giá tăng. Một xu hướng tăng có vững chắc nên được đi kèm với sự gia tăng của khối lượng.

11. Technical analysis is a skill that improves with experience and study. Always be a student and keep learning.

Phân tích kỹ thuật là một kỹ năng được cải thiện với kinh nghiệm và quá trình nghiên cứu. Luôn luôn học hỏi và tiếp tục học hỏi.

– John Murphy

John Murphy Farley [20 tháng 4 năm 1842 – 17 tháng 9 năm 1918] là một hồng y người Mỹ gốc Ireland của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông giữ chức Tổng giám mục Tổng giáo phận New York từ năm 1902 cho đến khi qua đời vào năm 1918. Khẩu hiệu giám mục của ông là "Non Nobis Domine" [có nghĩa là "Không phải để cho chúng con Chúa ơi"].

Hồng y
 
John Murphy FarleyHồng y Tổng giám mục Tổng giáo phận New York
[1902 – 1918]

Chức vụ chính yếu

Tổng giám mục Tổng giáo phận New York

Giáo tỉnhNew YorkTòaNew YorkBổ nhiệmNgày 15 tháng 9 năm 1902Hết nhiệmNgày 17 tháng 9 năm 1918
16 năm, 2 ngàyTiền nhiệmMichael CorriganKế nhiệmPatrick Joseph Hayes

Giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận New York

Giáo tỉnhNew YorkBổ nhiệmNgày 5 tháng 5 năm 1902Hết nhiệmNgày 15 tháng 9 năm 1902
133 ngày

Giám mục phụ tá Tổng giáo phận New York

TòaHiệu tòa ZeugmaBổ nhiệmNgày 18 tháng 11 năm 1895Tựu nhiệmNgày 21 tháng 12 năm 1895Các chức khácHồng y đẳng Linh mục Nhà thờ S. Maria sopra Minerva [1911 – 1918]

Truyền chức

Thụ phongNgày 11 tháng 6 năm 1870
bởi Costantino Patrizi NaroTấn phongNgày 21 tháng 12 năm 1895
bởi Michael CorriganThăng hồng yNgày 27 tháng 11 năm 1911
bởi Giáo hoàng Piô XCấp bậcHồng y đẳng Linh mụcThông tin cá nhânSinh[1842-04-20]20 tháng 4 năm 1842
Newtownhamilton, Quận Armagh, IrelandMất17 tháng 9 năm 1918[1918-09-17] [76 tuổi]
Mamaroneck, New York, Hoa KỳNơi an tángNhà thờ chính tòa Thánh Patriciô, New YorkKhẩu hiệu"Non Nobis Domine"
[Không phải để cho chúng con Chúa ơi]Phù hiệu
Cách xưng hô với
John Murphy FarleyDanh hiệuĐức Hồng yTrang trọngĐức Hồng yThân mậtChaKhẩu hiệu"Non Nobis Domine"TòaNew York

John Farley sinh ngày 20 tháng 4 năm 1842 ở Newtownhamilton, Quận Armagh, Ireland, cha mẹ là Philip và Catherine [nhũ danh Murphy] Farley.[1] Năm mười hai tuổi, ông mồ côi và đến sống với gia đình nhà ngoại ở thị trấn Moyles.[2] Ông được giáo dục sớm dưới sự hướng dẫn của một gia sư riêng tên Hugh McGuire.[3] Sau đó, ông theo học tại Học viện Thánh Macartan ở Monaghan từ năm 1859 đến năm 1864.[4]

Dưới sự bảo trợ của một người chú, năm 1864 Farley di cư sang Hoa Kỳ vào thời kỳ Nội chiến. Ông ngay lập tức đăng ký vào Trường đại học Thánh Gioan ở Thành phố New York và tốt nghiệp vào năm 1865. Sau đó, ông bắt đầu nghiên cứu về chức linh mục tại Chủng viện Thánh Giuse ở Troy.[5] Năm 1866, ông được tiếp tục gửi đi học tại Giáo hoàng Học viện Bắc Mỹ ở Roma.[3] Ông đã có mặt ở Roma trong toàn bộ thời kỳ Công đồng Vaticanô I.[6]

Farley được Hồng y Costantino Patrizi Naro chủ phong linh mục vào ngày 11 tháng 6 năm 1870 tại Giáo phận Rôma, Ý.[7] Sứ vụ đầu tiên của ông sau khi trở về New York là làm linh mục phó xứ tại Nhà thờ Thánh Phêrô [Đảo Staten] và giữ chức này trong hai năm.[8] Sau khi bổ nhiệm Francis McNeirny đến Giáo phận Albany, năm 1872 Farley trở thành thư ký cho Tổng giám mục John McCloskey,[6] người mà ông đã gặp trước đó khi ở Roma. Trong khoảng thời gian này, ông đã thay đổi cách đánh vần tên của mình từ "Farrelly" sang "Farley".[2] Ông đi cùng McCloskey đến Mật nghị Hồng y 1878, nhưng họ đã đến sau cuộc bầu cử Giáo hoàng Lêô XIII.[1] Farley đã viết bài về Hồng y McCloskey cho Catholic Encyclopedia [tạm dịch: Bách khoa toàn thư Công giáo].[9]

Từ 1884 đến 1902, Farley là linh mục chính xứ của Nhà thờ Thánh Gabriel ở Manhattan.[3] Trong nhiệm kỳ của mình, ông đã giải thoát giáo xứ khỏi nợ nần, giám sát việc thánh hiến nhà thờ và xây dựng một hội trường. Có một khoảng thời gian phục vụ tại đây, linh mục phó xứ là Patrick Joseph Hayes [người sau này sẽ làm thư ký riêng của ông khi tấn phong giám mục, giám mục phụ tá khi ông làm Tổng giám mục Tổng giáo phận New York và kế nhiệm ông khi qua đời].[10] Ông được phong tuyên úy của giáo hoàng vào năm 1884 với danh hiệu "đức ông" và được thăng lên bậc giáo sĩ danh dự của giáo hoàng vào năm 1892.[4] Ngoài các công việc mục vụ tại Nhà thờ Thánh Gabriel, Farley còn là đại diện cho Tổng giáo phận New York từ năm 1891 đến 1902.[1] Ông cũng từng là chủ tịch hội đồng trường Công giáo, trên cương vị này này ông đã tổ chức một cuộc diễu hành trường Công giáo vào năm 1892. Sau đó, ông tổ chức một cuộc triển lãm trường Công giáo vào năm 1894.[5] Ông trở thành đức ông đệ nhất đẳng vào năm 1895.[4]

Ngày 18 tháng 11 năm 1895, Farley được Giáo hoàng Lêô XIII bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá New York và Giám mục hiệu tòa Zeugma tại Syria. Ông được tấn phong vào ngày 21 tháng 12 cùng năm tại Nhà thờ chính tòa Thánh Patriciô, do Tổng giám mục Michael Corrigan chủ phong cùng các Giám mục Charles Edward McDonnell [Giám mục Brooklyn] và Henry Gabriels [Giám mục Ogdensburg] phụ phong.[7] Farley trở thành Giám quản Tông Tòa của tổng giáo phận sau khi Tổng giám mục Corrigan qua đời vào ngày 5 tháng 5 năm 1902, và chính ông được bổ nhiệm làm Tổng giám mục thứ tư của New York vào ngày 15 tháng 9 cùng năm.[11]

Giáo hoàng Piô X đã vinh thăng ông thành Hồng y đẳng Linh mục Santa Maria sopra Minerva trong công nghị ngày 27 tháng 11 năm 1911.[9] Ông là một trong những hồng y cử tri đã tham gia vào Mật nghị Hồng y 1914 mà người đắc cử là Giáo hoàng Biển Đức XV. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Farley tuyên bố: "Là người Công giáo ở Hoa Kỳ, chúng tôi có lòng trung thành với Chính phủ Hoa Kỳ và có nghĩa vụ thiêng liêng phải trả lời một cách trung thực mọi yêu cầu của đất nước đối với sự trung thành và tận tụy của chúng tôi... Tôi nghĩ rằng hòa bình sẽ đến nhờ vào sự hòa giải và ngoại giao. Tuy nhiên, dường như không thể hi vọng vào hòa bình vĩnh viễn nào ngoại trừ thông qua sự thất bại của vũ khí Đức hoặc sự từ chối chế độ chuyên chế của Phổ bởi chính người dân Đức. Sự chỉ trích của chính phủ chọc tức tôi. Tôi coi đó là một chút phản bội."[12] Sự cống hiến của ông cho chiến thắng trong chiến tranh đã chọc giận yếu tố Sinn Féin của hàng giáo sĩ New York – những người tin rằng vị hồng y đang "cúi đầu trước những kẻ khổng lồ bài Ireland".

Ông đã đạt được tiến bộ trong giáo dục Công giáo ở tổng giáo phận là bài phát biểu quan trọng trong nhiệm kỳ của mình với tư cách là tổng giám mục và thành lập gần năm mươi trường học mới sau tám năm nhậm chức; ông cũng thành lập Chủng viện Dự bị Nhà thờ chính tòa.[11]

Farley qua đời ở Mamaroneck, thọ 76 tuổi.[8] Ông được chôn cất trong hầm mộ dưới bàn thờ của Nhà thờ chính tòa Thánh Patriciô.

Hồng y Tổng giám mục John Murphy Farley được tấn phong giám mục năm 1895, dưới thời Giáo hoàng Lêô XIII, bởi:[7]

  • Giám mục chủ phong: Tổng giám mục Tổng giáo phận New York Michael Corrigan
  • Hai giám mục phụ phong: Giám mục chính tòa Giáo phận Brooklyn Charles Edward McDonnell và Giám mục chính tòa Giáo phận Ogdensburg Henry Gabriels

Hồng y Tổng giám mục John Murphy Farley là chủ phong nghi thức truyền chức cho các giám mục:[7]

  • Năm 1903, Charles H. Colton, Giám mục chính tòa Giáo phận Buffalo
  • Năm 1904, Thomas Cusack, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận New York
  • Năm 1905, Thomas Francis Hickey, Giám mục phó Giáo phận Rochester
  • Năm 1907, John J. Collins, Giám mục hiệu tòa Tổng giáo phận Jamaica
  • Năm 1909, John Grimes, Giám mục phó Giáo phận Syracuse
  • Năm 1912, Joseph Henry Conroy, Giám mục phụ tá Giáo phận Ogdensburg
  • Năm 1914, Patrick Joseph Hayes, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận New York
  •  

    Tổng giám mục Farley vào khoảng năm 1905

  •  

    Tổng giám mục Farley vào khoảng năm 1908

  •  

    Tổng giám mục Farley năm 1908

  •  

    Hồng y Farley năm 1902

  •  

    Tranh vẽ Hồng y Farley vào năm 1915 của Pierre Tartoue

Danh hiệu Công giáo
Tiền nhiệm:
Giám mục phụ tá Tổng giáo phận New York
1895 – 1902
Kế nhiệm:
Tiền nhiệm:
Raffaele Rossi
Giám mục hiệu tòa Zeugma, Syria[13]
1895 – 1902
Kế nhiệm:
Libert H. Boeynaems
Tiền nhiệm:
Không rõ
Giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận New York
1902
Kế nhiệm:
Không rõ
Tiền nhiệm:
Michael Corrigan
Tổng giám mục Tổng giáo phận New York
1902 – 1918
Kế nhiệm:
Patrick Joseph Hayes
Tiền nhiệm:
Serafino Cretoni
Hồng y đẳng Linh mục Nhà thờ S. Maria sopra Minerva
1911 – 1918
Kế nhiệm:
Teodoro Valfre di Bonzo

  1. ^ a b c Miranda, Salvador. “The Cardinals of the Holy Roman Church”. Đại học Quốc tế Florida. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2020.
  2. ^ a b “John Murphy Farley [or Farrelly] [1842 – 1918]: Cleric: Cardinal Archbishop"”. Giáo xứ Hạ Creggan. ngày 19 tháng 7 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2020.
  3. ^ a b c Fitch, Charles Elliott [1916]. Encyclopedia of Biography of New York [Bách khoa toàn thư tiểu sử New York]. Hiệp hội Lịch sử Hoa Kỳ. tr. 25 – 26. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2020.
  4. ^ a b c “Archdiocese of New York” [Tổng giáo phận New York]. Catholic Encyclopedia. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2020.
  5. ^ a b Thornton, Francis Beauchesne [1963]. Our American Princes. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2020.
  6. ^ a b Walsh, James Joseph [1926]. Our American Cardinals. D. Appleton and Company. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2020.
  7. ^ a b c d “John Murphy Cardinal Farley”. The Hierarchy of the Catholic Church. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2020.
  8. ^ a b “Cardinal A Leader Of Loyal Americans”. The New York Times. 18 tháng 9 năm 1918. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2020.
  9. ^ a b The Catholic Encyclopedia and its Makers. 1917. tr. 55. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2020.
  10. ^ William Richard Cutter biên tập [1924]. American Biography: A New Cyclopedia, Volume 20. American Historical Society. tr. 240.
  11. ^ a b “John Cardinal Farley”. Đại học Fordham. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2020.
  12. ^ “All City Mourns Cardinal Farley”. The Evening World. 18 tháng 9 năm 1918. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2020.
  13. ^ “Zeugma in Syria [Titular See]”. The Hierarchy of the Catholic Church. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2020.

  • Shelley, Thomas J. [1992]. “John Cardinal Farley and Modernism in New York”. Church History. 61 [3]. doi:10.2307/3168375. JSTOR 3168375. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2020.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về John Murphy Farley.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=John_Murphy_Farley&oldid=68617648”

Video liên quan

Chủ Đề