Kết luận sư phạm trong công tác giáo dục trẻ mầm non

Hệ thống giáo dục hiện nay nhận thấy việc phát triển giáo dục mầm non, là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Giáo dục mầm non cần tập trung ưu tiên các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, nhân lực, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển toàn diện các mặt như phát triển ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội, kỹ năng giao tiếp và hiểu biết chung.

Do vậy,nhận thấy việc phát triển giáo dục mầm non, là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.cần tập trung ưu tiên các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, nhân lực, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển toàn diện các mặt như phát triển ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội, kỹ năng giao tiếp và hiểu biết chung.

Phương pháp, nghiệp vụ sư phạm mầm non luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non. Có được những điều này đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn luôn học hỏi, phát huy sự sáng tạo để cải tiến và đổi mới những phương pháp giáo dục trẻ phù hợp và hiện đại hơn.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ

Với giáo dục nhà trẻ

1. Phương pháp tình cảm:

Người giáo viên luôn phải có những hành động, cử chỉ, âu yếm, thân thiện chứa đựng sự yêu thương với trẻ, tạo cho trẻ những cảm xúc tin tưởng, gần gũi, thân thiện, có cảm tình khi tiếp xúc với mình hoặc những người xung quanh.

2. Dùng lời nói: (kể chuyện , trò chuyện với trẻ)

Hãy sử dụng những lời nói và lời kể diễn cảm hoặc dùng câu hỏi gợi mở phù hợp với cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạn khi giao tiếp với đồ vật, với những người xung quanh. Tạo những điều kiện thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẽ cảm xúc với mọi người bằng những lời nói, hành dộng cụ thể. Điều đó giúp ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc và trôi chảy hơn.

3. Phương pháp trực quan, minh họa:

Sử dụng các phương tiện trực quan như: đồ chơi, tranh ảnh, những vật thật, làm mẫu kèm với lời nói và cử chỉ để cho trẻ quan sát, nói, làm theo với mục đích rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan của bé.

4. Phương pháp thực hành:

Sử dụng hành động, các thao tác với đồ vật, đồ chơi và các dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích cũng như nội dung muốn giáo dục. Trẻ sẽ được học cùng cô cách quan sát, thao tác và phân loại đồ vật để giúp trẻ cách nhận biết nhanh hơn, tốt hơn

5. Các trò chơi:

Sử dụng các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động và mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh, điều này tốt cho sự phát triển về lời nói, sự tư duy của trẻ.

6. Luyện tập:

Giáo viên cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các câu nói , những động tác, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung giáo dục và kích thích sự hứng thú của trẻ.

7. Phương pháp đánh giá nêu gương:

Hãy tỏ thái độ đồng tình, khích lệ khi trẻ có những việc làm, lời nói và hành vi tốt. Đồng thời phải hướng dẫn, chỉ ra những điều chưa tốt cho trẻ hiểu, tiếp thu và sửa chữa, tuyệt đối tránh những cử chỉ thô bạo như la mắng, văng lời thô tục vì như vậy trẻ sẽ nhanh chóng học theo những điều xấu.

Giáo dục mẫu giáo
Ở lứa tuổi này, thì những phương pháp giáo dục cũng có thể lấy tương tự như giáo dục nhà trẻ nhưng cần nâng cao hơn để làm bước đệm khi các em đến tuổi đi học sau này.

1. Phương pháp dùng tình cảm

Sử dụng cử chỉ, lời nói để khuyến khích, động viên và ủng hộ trẻ hoạt động, khơi gợi cho trẻ có niềm tin và cảm nhận được sự quan tâm đến từ cha mẹ và mọi người xung quanh.

2. Phương pháp thực hành

Việc thao tác với đồ vật, đồ chơi hàng ngày giúp cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động với đồ vật, đồ chơi nhằm rèn luyện sự tư duy và cung cấp các kinh nghiệm cảm tính cho trẻ.

Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục nhằm kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú tìm tòi học hỏi và sự tư duy tích cực.

3. Nêu tình huống:

Luôn đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo để giải quyết vấn đề đặt ra.

4. Phương pháp luyện tập:

Là phương pháp cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các động tác, cử chỉ, điệu bộ thông qua những yêu cầu cụ thể mà giáo viên đặt ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỷ năng thực hành trong công việc.

5. Trực quan minh họa:

Sử dụng các phương tiện, hành động, hình ảnh, để tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm nâng cao vốn hiểu biết và sự tư duy của trẻ.

6. Dùng lời nói:

Sử dụng các phương tiện nghe, nhìn có tính truyền đạt thông tin nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý tưởng và bộc lộ cảm xúc bằng lời nói với mọi người xung quanh.

Kết luận sư phạm trong công tác giáo dục trẻ mầm non

Giáo viên mầm non là người rất yêu trẻ

Yêu cầu của tính đặc thù của nghề giáo viên mầm non cần có thêm năng khiếu như khả năng giao tiếp truyền đạt, biết cách quan tâm chăm sóc tốt đến các trẻ. Những kỹ năng như hát, múa, vẽ tranh, đọc truyện,… là yếu tố quan trọng, không thể thiếu với người giáo viên mầm non.

Ngoài ra yêu thương trẻ là một yếu tố rất quan trọng giáo viên càn phải là người vị tha, gần gũi và qúy mến trẻ con. Cô giáo giống như người mẹ thứ 2, như người mẹ quan tâm chăm sóc con trong cả ngày tại trường.

Từ dỗ trẻ ăn, ngủ cho đến dạy cho bé các kỹ năng sống, kiến thức về toán học, văn học, hội họa, thẩm mỹ, âm nhạc, thể chất,…

Có tinh thần trách nhiệm cao

Giáo viên mầm non cần là người có tinh thần trách nhiệm cao bởi các cô cần phải thông tin về cho các mẹ về việc học và ý thức học tập của con trên lớp đến phụ huynh, chịu trách nhiệm trao đổi với phụ huynh để có những phương hướng giáo dục các em tốt nhất và theo kịp các chương trình trên lớp.

Phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Yêu thương trẻ là yếu tố hàng đầu

Đây là yếu tố hàng đầu trong phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên mầm non. Đây là yếu tố then chốt để thành công với nghề sư phạm mầm non vì công việc này diễn ra mỗi ngày.

Nhiều lúc trở nên bực mình và mệt mỏi vì trẻ không nghe lời hoặc các tác động xung quanh, khó có thể chăm sóc và nâng niu con trẻ thì khó để bạn đi đến nghề này lâu dài.

Kiên nhẫn và kiềm chế bản thân

Đây là công việc này sẽ khiến các cô có lúc rất căng thẳng, chính vì vậy các cô cần rèn luyện được khả năng kiên nhẫn với trẻ và không được nóng nảy với trẻ khi chúng mắc sai lầm, trẻ em dễ tổn thương nên bạn càng cần phải mềm mỏng.

Xem thêm: Mặt Như Cái Thớt, Mình Như Cái Mai. Cái Răng Khấp Khiểng, Cái Tai Thẳng Đờ. Khi Bài Phú, Khi Ngâm Thơ. Khi Cúng Ông Nọ, Khi Thờ Bà Kia. Là Gì?

Phải có những kiến thức, kỹ năng sư phạm cần thiết

Học liên thông đại học sư phạm mầm non ở đâu tốt nhất

Giáo viên mầm non cần đảm bảo kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho mình để nuôi dạy trẻ tốt hơn. Phải biết chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho bé như kỹ năng cắt,vẽ, xé dán trang trí lớp sinh động. Phải biết múa, kiêm biên đạo và vừa hát, vừa múa vừa tự biên đạo múa cho các con.

Kỹ năng phát âm chuẩn là kĩ năng cực kì quan trọng của một giáo viên mầm non. Bởi vì đây là lúc trẻ nhỏ bắt đầu giai đoạn hoàn thành kỹ năng phát âm và giao tiếp. Các em thường sẽ học theo cách nói chuyện của người lớn. Do đó, nếu người lớn hay chính cô giáo ở lớp phát âm không chuẩn bé cũng sẽ không phân biệt được mà cứ thế học theo.

Chắc chắn trong quá trình giảng dạy trên lớp sẽ có nhiều tình huống sư phạm mà các bạn có thể gặp phải. Đòi hỏi bất cứ giáo viên mầm non nào cũng đều phải nắm được để có cách xử lý cho phù hợp. Và điều đó sẽ được cung cấp đầy đủ trong khóa học nghiệp vụ sư phạm mầm non để giải quyết các tình huống một cách tốt nhất.

Giáo viên mầm non có cách ứng xử khéo léo cũng rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ.