Khi nào sử dụng phương pháp phi hồi tố để điều chỉnh sai sót:

CĂN CỨ VÀO CM 29: hỒI TỐ & PHI HỒI TỐ:

Áp dụng hồi tố: Là việc áp dụng một chính sách kế toán mới đối với các giao dịch, sự kiện phát sinh trước ngày phải thực hiện các chính sách kế toán đó.

Điều chỉnh hồi tố: Là việc điều chỉnh những ghi nhận, xác định giá trị và trình bày các khoản mục của báo cáo tài chính như thể các sai sót của kỳ trước chưa hề xảy ra.

Tính không hiện thực: Một yêu cầu được coi là không hiện thực khi doanh nghiệp không thể áp dụng được yêu cầu đó sau rất nhiều nỗ lực, cố gắng. Việc áp dụng hồi tố đối với các thay đổi trong chính sách kế toán hoặc thực hiện điều chỉnh hồi tố nhằm sửa chữa các sai sót của kỳ trước là không hiện thực nếu:

(a) Ảnh hưởng của việc áp dụng hồi tố và điều chỉnh hồi tố là không thể xác định được;

(b) Việc áp dụng hồi tố và điều chỉnh hồi tố đòi hỏi phải đặt giả thiết về ý định của Ban Giám đốc trong thời kỳ đó;

(c) Việc áp dụng hồi tố và điều chỉnh hồi tố đòi hỏi một ước tính đáng kể và không phân biệt được các thông tin sau đây với các thông tin khác:

- Cung cấp bằng chứng của hoàn cảnh tại ngày mà các khoản mục này được ghi nhận, được xác định giá trị và được trình bày; và

- Sẵn có tại thời điểm báo cáo tài chính của kỳ trước được phép công bố.

Áp dụng phi hồi tố đối với thay đổi trong chính sách kế toán và ghi nhận ảnh hưởng của việc thay đổi các ước tính kế toán là:

(a) Áp dụng chính sách kế toán mới đối với các giao dịch và sự kiện phát sinh kể từ ngày có sự thay đổi chính sách kế toán ;

(b) Ghi nhận ảnh hưởng của việc thay đổi ước tính kế toán trong kỳ hiện tại và tương lai do ảnh hưởng của sự thay đổi.

Em tham khảo thêm ở link này nhé:

http://danketoan.com/forum/thao-luan-khac/ap-dung-hoi-va-phi-hoi.108893.html

02/08/2017 01:41

Nếu báo cáo tài chính các năm trước (năm N) của doanh nghiệp có nhầm lẫn, sai sót dẫn đến phải điều chỉnh thì việc điều chỉnh này phải thực hiện theo đúng quy định của chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” và hướng dẫn tại phần V Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 Hướng dẫn kế toán 06 Chuẩn mực kế toán đợt 4. Trong Thông tư số 20/2006/TT-BTC có quy định cụ thể về kế toán ảnh hưởng của việc điều chỉnh sai sót

Khi nào sử dụng phương pháp phi hồi tố để điều chỉnh sai sót:

Đối với sai sót không trọng yếu   

Sai sót không trọng yếu của các năm trước được phát hiện sau khi báo cáo tài chính của năm trước đã công bố thì được sửa chữa bằng cách điều chỉnh phi hồi tố vào sổ sách kế toán và báo cáo tài chính năm hiện tại. Trong đó, áp dụng phi hồi tố đối với thay đổi trong chính sách kế toán và ghi nhận ảnh hưởng của việc thay đổi các ước tính kế toán là áp dụng chính sách kế toán mới đối với các giao dịch và sự kiện phát sinh kể từ ngày có sự thay đổi chính sách kế toán. Ghi nhận ảnh hưởng của việc thay đổi ước tính kế toán trong kỳ hiện tại và tương lai do ảnh hưởng của sự thay đổi.

Cán bộ kế toán sử dụng các bút toán điều chỉnh phản ánh trên hệ thống sổ kế toán của năm N+1

Đối với sai sót trọng yếu

Sai sót trọng yếu phát sinh trong các năm trước được phát hiện sau khi báo cáo tài chính của năm trước đã công bố phải được sửa chữa theo phương pháp điều chỉnh hồi tố để điều chỉnh. Trong đó, điều chỉnh hồi tố là việc áp dụng chính sách kế toán mới đối với các giao dịch , sự kiện phát sinh trước ngày phải thực hiện các chính sách kế toán đó.

Cán bộ kế toán điều chỉnh như sau: Điều chỉnh trực tiếp vào các chỉ tiêu liên quan trên cột số liệu “ số đầu năm” của bảng cân đối kế toán và cột số liệu “ năm trước” trên báo cáo kết quả kinh doanh năm N+1 (cột số liệu so sánh trên báo cáo tài chính…)

Thông tư số 20 cũng quy định việc trình bày sai sót của năm trước là:

Khi điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin sau:

-  Bản chất của sai sót thuộc các năm trước;

-  Khoản điều chỉnh đối với mỗi năm trước trong báo cáo tài chính:

+Từng khoản mục trên báo cáo tài chính bị ảnh hưởng

+Chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu

- Giá trị điều chỉnh vào đầu năm của năm lấy số liệu so sánh được trình bày trên báo cáo tài chính.

- Nếu không thực hiện được điều chỉnh hồi tố đối với một năm cụ thể trong quá khứ, phải trình bày rõ lý do, mô tả cách thức và thời gian điều chỉnh sai sót.

Báo cáo tài chính của các năm tiếp theo không phải trình bày lại những thông tin này.”

Như vậy, theo các quy định nêu trên về điều chỉnh sai sót, báo cáo tài chính năm hiện hành đã gửi đến cơ quan thuế là báo cáo tài chính đã thể hiện đầy đủ mọi sự điều chỉnh sai sót của các năm trước phát hiện trong năm hiện hành.

>>> Đào tạo kế toán thực hành

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim ( đối diện khu chung cư Eco Lake View) - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

Trong quá trình làm kế toán không ai không tránh khỏi được sai sót, việc phát hiện và điều chỉnh sai sót trước khi có công bố quyết toán thuế tại đơn vị có vai trò rất quan trọng. Cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu về ước tính kế toán và các sai sót thường gặp qua bài viết dưới đây.

1. Các nội dung sai sót kế toán thường gặp

Khi nào sử dụng phương pháp phi hồi tố để điều chỉnh sai sót:

– Sai sót phát sinh trong năm hiện tại

      – Sai sót trọng yếu hay không trọng yếu phát sinh trong năm hiện tại hoặc phát sinh trong năm trước nhưng báo cáo tài chính của năm trước chưa công bố thì đều phải được điều chỉnh trước khi công bố báo cáo tài chính.

– Sai sót phát sinh trong các năm trước

       – Sai sót trọng yếu phát sinh trong các năm trước được phát hiện sau khi báo cáo tài chính của năm trước đã công bố phải được sửa chữa theo phương pháp điều chỉnh hồi tố có ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế toán năm trước và năm nay hoặc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các năm trước.

      – Sai sót không trọng yếu của các năm trước được phát hiện sau khi báo cáo tài chính của năm trước đã công bố thì được sửa chữa bằng cách điều chỉnh phi hồi tố vào sổ sách kế toán và báo cáo tài chính năm hiện tại.

Xem thêm:

 Các sai sót khi làm kế toán thuế

Sai sót khi lập bảng cân đối kế toán

2. Ví dụ về điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu

Khi nào sử dụng phương pháp phi hồi tố để điều chỉnh sai sót:

Công ty Hoa Lan có năm tài chính đầu tiên từ ngày 1/1/N đến ngày 31/12/N

      – Trong năm N+1, Công ty Hoa Lan phát hiện thấy một số thành phẩm trị giá 6.500.000đ đã bán trong năm N nhưng vẫn được theo dõi trên sổ kế toán TK 155 (chưa ghi xuất kho để bán) và được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán ngày 31/12/N

       – Lợi nhuận chưa phân phối đầu năm N là 20.000.000đ; Lợi nhuận chưa phân phối cuối năm N là 34.000.000đ (20.000.000đ + 14.000.000đ); Giả sử thuế suất thuế TNDN là 28%; Công ty  không có các khoản thu nhập và chi phí nào khác;

Công ty Hoa Lan có số liệu báo cáo tài chính chưa điều chỉnh sai sót của các năm như sau:

Bảng số 05

Chỉ tiêu Năm N+1 Năm N
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN

Chi phí thuế TNDN hiện hành

Lợi nhuận sau thuế TNDN

104.000.000

80.000.000

24.000.000

6.720.000

17.280.000

73.500.000

53.500.000

20.000.000

5.600.000

14.400.000

Bảng cân đối kế toán 31/12/N+1 31/12/N
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho 150.000.000 100.000.000
Nợ phải trả
Thuế và các khoản phải trả Nhà nước 15.000.000 12.000.000
Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.000.000 5.000.000
Lợi nhuận chưa phân phối 50.800.000 34.000.000

Do ảnh hưởng của việc điều chỉnh sai sót, số liệu báo cáo tài chính năm N được điều chỉnh như sau:

        (1) Số phát sinh TK 632 tăng lên và số dư Nợ TK 155 giảm đi một khoản 6.500.000đ; Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN không phải là 20.000.000đ mà là 13.500.000đ {73.500.000đ – (53.500.000đ + 6.500.000đ)}; Chi phí thuế TNDN hiện hành không phải là 5.600.000đ mà là 3.780.000đ (13.500.000đ x 28%); Lợi nhuận sau thuế TNDN không phải là 14.400.000đ mà là 9.720.000đ (13.500.000đ – 3.780.000đ).

 (2) Do ảnh hưởng của việc điều chỉnh sai sót nói trên nên số dư đầu năm N+1 các TK 155, TK 333, TK 421 được điều chỉnh như sau:

                      Số dư Có đầu năm TK 333 giảm: 1.820.000đ (5.600.000 – 3.780.000);

                      Số dư Có đầu năm TK 421 giảm: 4.680.000đ (14.400.000 – 9.720.000) và

                      Số dư Nợ đầu năm TK 155 giảm: 6.500.000đ

(3) Khi lập báo cáo tài chính năm N+1, công ty Hoa Lan phải điều chỉnh sai sót và điều chỉnh lại số liệu báo cáo năm N+1 và năm N, như sau:

          Số liệu báo cáo sau điều chỉnh:

Bảng số 06

                                                                                                    (Đơn vị tính: Đồng)

Chỉ tiêu Năm N+1 Năm N
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN

Chi phí thuế TNDN hiện hành

Lợi nhuận sau thuế TNDN

104.000.000

80.000.000

24.000.000

6.720.000

17.280.000

73.500.000

60.000.000

13.500.000

3.780.000

9.720.000

Bảng cân đối kế toán 31/12/N+1 31/12/N
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho 143.500.000 93.500.000
Nợ phải trả
Thuế và các khoản phải trả Nhà nước 13.180.000 10.180.000
Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.000.000 5.000.000
Lợi nhuận chưa phân phối 46.120.000 29.320.000

 Sau khi điều chỉnh số liệu sẽ là : Hàng tồn kho tại ngày 31/12/N là 93.500.000đ (100.000.000đ-6.500.000đ), tại ngày 31/12/N+1 là 143.500.000đ (150.000.000đ- 6.500.000đ). Do giá vốn hàng bán ghi tăng 6.500.000đ dẫn đến Thuế phải trả Nhà nước giảm 1.820.000đ (6.500.000đ x 28%) nên Thuế phải trả Nhà nước tại ngày 31/12/N là 10.180.000đ (12.000.000đ-1.820.000đ), tại ngày 31/12/N+1 là 13.180.000 (15.000.000đ- 1.820.000đ).

Do giá vốn hàng bán ghi tăng 6.500.000đ dẫn đến Lợi nhuận để lại năm N giảm đi 4.680.000đ (6.500.000đ x 72%) nên Lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/N sau khi điều chỉnh là 29.320.000đ (34.000.000đ – 4.680.000đ) và Lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/N+1 là 46.120.000đ (50.800.000đ – 4.680.000đ).