Kinh nghiệm dạy giải toán có lời văn lớp 1

Kinh nghiệm dạy giải toán có lời văn lớp 1

 Để giúp học sinh giỉa toán có lời văn được tốt thì ngay từ những bài đầu về học số, phép tính cộng, trừ, giáo viên đã ngầm hướng cho học sinh làm quen với nó.

Ví dụ: để hình thành số 6 giáo viên đi từ bài toán có 5 em đang chơi có thêm 1 em đến nữa có tất cả mấy em ? (6 em số 6)

- Có 1 con gà thêm 1 con gà có mấy con gà? để có 1+1=2.

- Có 2 con ong bay đi 1 con còn lại mấy con ong ?để có 2-1=1.

 Sau đó đến dạng toán: Viết phép tính thích hợp để học sinh viết phép tính đúng vào ô trống thì học sinh cần quan sát kỹ và nêu miệng được đề toán sau đó mới là viết phép tính.

Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm giải toán có lời văn lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Kinh nghiệm Giải toán có lời văn lớp 1 I) Đặt vấn đề: Chương trình toán lớp 1 là một bộ phận của chương trình môn toán tiểu học. Đây là tiền đề, nền móng cho học sinh học toán cả cấp học nói riêng và quá trình học nói chung. Ngay từ lớp 1 học sinh bước đầu có một số kiến thức cơ bản đơn giản và thiết thực về số, phép tính, đo đại lượng, hình học về giải toán có lời văn. Mà những kiến thức này tạo tiền đề cho các lớp học tiếp theo. Vì vậy ngay từ lớp 1 việc dạy và học toán là vấn đề không nhỏ đối với học sinh trong việc giáo dục toàn diện và phát triển sau này cho trẻ. Các em có muốn được những kiến thức này thì các em mới có thể học tiếp theo ở các lớp trên. Như vậy học sinh lớp 1 không chỉ là biết đếm, viết số, biết cộng trừ còn phải biết đo lường, hình học và giải toán có lời văn. Trong thực tế đối với học sinh lớp 1, các em vướng mắc ở nội dung giải toán có lời văn, có em được tìm ngay ra được kết quả nhưng khi trình bầy lại cho đạt, hoặc có em biết các trình bầy nhưng lại trả lời vòng vo dài dòng chưa hay chưa khoa học. Bên cạnh đó việc dạy học toán có lời văn nó góp phần luyện thêm, củng cố thêm kiến thức về số, về phép tính, về đo đại lượng, hình học. Để học tốt môn toán lớp 1, việc học về giải toán có lời văn cho các em một tầm quan trọng. Và tôi thấy nó có phần lý thú và hấp dẫn. Cho nên tôi đã đi sâu vào nghiên cứu và chọn vấn đề “ Giải toán có lời văn lớp 1” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. II) Nội dung: 1) Chương trình giải toán có lời văn lớp 1: ở lớp 1 học sinh bước đầu làm quen với giải toán có lời văn, giải các bài toán đơn bằng 1 phép tính cộng hoặc 1 phép tính trừ chủ yếu là các bài toán về thêm, bớt một số đơn vị học sinh nhận biết về dạy toán, cấu tạo của bài toán có lời văn, biết giải và trình bầy bài giải. Trong chương trình toán 1 về giải toán có lời văn chỉ có 3 tiết học trọn vẹn để dạy dạng toán này còn hầu hết được lồng ghép vào các bài khác. 2) Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn: Để giúp học sinh giỉa toán có lời văn được tốt thì ngay từ những bài đầu về học số, phép tính cộng, trừ, giáo viên đã ngầm hướng cho học sinh làm quen với nó. Ví dụ: để hình thành số 6 giáo viên đi từ bài toán có 5 em đang chơi có thêm 1 em đến nữa có tất cả mấy em ? (6 em số 6) - Có 1 con gà thêm 1 con gà có mấy con gà? để có 1+1=2. - Có 2 con ong bay đi 1 con còn lại mấy con ong ?để có 2-1=1. Sau đó đến dạng toán: Viết phép tính thích hợp để học sinh viết phép tính đúng vào ô trống thì học sinh cần quan sát kỹ và nêu miệng được đề toán sau đó mới là viết phép tính. Ví dụ: Học sinh nêu miệng được đề: Cành trên có 3 quả táo, cành dưới có 2 quả táo. Hỏi tất cả có bao nhiêu quả táo: Học sinh viết phép tính: 3 + 2 =5. Khi học sinh đã có những kiến thức sơ giải về về dạng bài toán có lời văn thì giáo viên mới đưa ra dạng toán để học sinh nhận biết chắc chắn vì dạng toán và bước đầu biết giải toán, giáo viên đưa từ những dạng bài đơn giản đến phức tạp hơn 1 chút. giáo viên đưa ra đề toán học sinh nhận biết dạng bài toán có lời văn. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tóm tắt đề, hướng học sinh giải toán và trình bày bài giải. Đầu tiên với học sinh đưa bài toán sử dụng bằng 1 phép tính cộng sau đó là đến 1 phép tính từ gắn với cụm từ thêm, bớt. Nhưng dù bài toán giải nào giáo viên giúp học sinh đi theo đúng trình tự bước: Tìm hiểu Tóm tắt nội dung Tìm cách giải Trình bày bài. Trình bày bài thực hiện lần lượt: bài giải Lời giải phép tính đáp số. Ví dụ: Bài toán: Em có 9 viên bi, anhc ho em thêm em 1 viên bi nữa. Hỏi em có tất cả bao nhiêu viên bi? Học sinh đọc kỹ đề và biết được bài toán cho biết những gì? và yêu cầu tính gì? Sau đó các em tóm tắt được. Có : 8 viên bi Thêm: 1 viên bi Có tất cả: viên bi ? Khi đã hiểu kỹ đề bài học sinh giải toán: Các em sẽ tính được 8 viên bi thêm 1 viên bi là 9 viên bi, các em trình bày bài giải của mình. Bài giải Số viên bi có tất cả là: 8 + 1 = 9 (Viên bi) đáp số: 9 viên bi Giáo viên nên cho học sinh đưa ra nhiều câu trả lời sau đó chọn ra câu trả lời hay, khoa học nhất vào bài của mình. Ngoài dạy toán trên, giáo viên đưa ra 1 số yêu cầu cao hơn đối với học sinh, học sinh viết tiếp hoàn thành đề toán rồi mới giải, giải theo tóm tắt hoặc giải toán gắn với hình học. Bài giải: đoạn thẳngBC dài là: 8 - 5 = 3 (cm) Đáp số: 3 cm III. Kết luận Qua quá trình giảng dạy bản thân tôi thấy việc dạy học giải toán có lời văn phát huy được khả năng suy luận tìm tòi, tính tích cực sáng tạo của học sinh. Tạo cho học sinh ham muốn, hiểu biết, thích học hỏi và hứng thú trong học tập môn toán, đồng thời việc dạy học giải toán có lời văn giúp cho củng cố, khắc sâu toàn bộ kiến thức và tiếng Việt. Đó là cách trả lời tìm câu lời giải, khả năng trình bày bài toán sau khi các em giải được. Nói chung việc dạy học giải toán có lời văn của môn toán lớp 1 là 1 phần không nhỏ trong dạy học toán 1 và nó lôi cuốn cả thầy và trò. Mặc dù rất cố gắng nhưng kinh nghiệm và trình độ chuyên môn có hạn nên tôic hỉ mới tìm hiểu được một phần của vấn đề nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán của lớp mình. Tôi sẽ cố gắng đúc rút kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ sư phạm trong thực tế giảng dạy của mình ngày càng được tốt hơn. Ngàythángnăm 2006 Người viết Lê danh thắng

Tài liệu đính kèm:

  • Kinh nghiệm dạy giải toán có lời văn lớp 1
    SKKN Le Thi Phong TH XT.doc

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKMILTRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG HOA THÁMSÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMột số giải pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời vănGiáo viên: Nhâm Thị NgọcNăm học: 2009 – 20101PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.I. Lý do chọn đề tài1. Cơ sở lý luậnTheo kế hoạch giáo dục trong Chương trình Giáo dục phổ thông cấpTiểu học (2006), thì môn Toán là một trong hai môn học (bao gồm cảTiếng Việt) có thời lượng dạy học nhiều nhất chiếm tới 22,82% tổng thờilượng dạy học ở Tiểu học.Nội dung môn toán ở tiểu học bao gồm nhiều chủ đề, tuyến kiến thứclớn như: Số học, Đại lượng và đo đại lượng, Một số yếu tố đại số và yếutố thống kê, Yếu tố hình học và Giải toán có lời văn. Trong môn toán ở bậc tiểu học giải toán có lời văn có một vị trí rấtquan trọng. Việc dạy học giải toán có lời văn giúp HS củng cố, vận dụngvà hiểu sâu sắc thêm tất cả các kiến thức về Số học, về Đo lường, về cácyếu tố đại số, về các yếu tố hình học đã được học trong môn Toán ở Tiểuhọc. Dạy học giải toán có lời văn là nội dung dạy học mang tính truyềnthống trong dạy học toán Tiểu học ở Việt Nam. Các khái niệm và quy tắctrong SGK Toán thường được dạy học thông qua việc giải toán. Qua giảitoán, học sinh biết diễn đạt đâu là giả thiết, kết luận của bài toán, biếtcách trình bày bài giải, biết viết câu trả lời ngắn gọn, đủ ý,… Dạy họcgiải toán là gíúp HS tăng cường khả năng diễn đạt bằng tiếng Việt (ngônngữ nói và viết). Ngoài ra thông qua nội dung thực tế nhiều hình, nhiều vẻ của các đềtoán, học sinh sẽ tiếp nhận được những kiến thức phong phú về cuộc sốngvà có điều kiện để rèn luyện khả năng áp dụng các kiến thức toán học vàocuộc sống. Bên cạnh đó giải toán cũng góp phần rèn luyện cho học sinhnăng lực tư duy và những đức tính tốt của con người lao động mới… 2. Cơ sở thực tiễnChương trình môn Toán lớp 1 là một bộ phận của chương trình mônToán ở Tiểu học, có vị trí mở đầu cho chương trình môn Toán của các lớptiếp theo ở bậc Tiểu học. Việc giúp học sinh lớp 1 làm tốt giải bài toán cólời văn sẽ giúp các em tăng tính tích cực và tự tin trong học toán sẽ là tiềnđề thuận lợi để các em học tốt môn Toán và các môn học khác trongnhững năm sau đó.Tuy nhiên rèn kĩ năng giải toán thành thạo cho học sinh tiểu học làcông việc khó, đòi hỏi thời gian và tâm huyết của giáo viên và đối vớihọc sinh lớp 1 thì lại càng khó. Bởi với học sinh lớp 1 trong giai đoạn học2dạng toán này các em còn chưa hoàn thành phần học vần của môn TiếngViệt, kĩ năng đọc viết chưa thật thành thạo lại phải làm quen với mộtdạng toán đầy mới mẻ, đòi hỏi tư duy mang tính khái quát.Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy ở trường Tiểu học Hoàng HoaThám được 6 năm, được phân công giảng dạy ở nhiều khối lớp nhưngphần lớn là phụ trách khối lớp 1. Đặc điểm của trường là học một buổi vàlà một trường thuộc xã vùng ba khó khăn, học sinh chủ yếu là người dântộc thiểu số kết quả học tập nói chung, học tập môn Toán của các em nóiriêng vẫn thường vẫn thấp hơn so với các đối tượng khác. Trong số cáctuyến kiến thức toán học thì các em gặp khó khăn nhất với việc giải cácbài toán có lời văn.Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học giải toán ở tiểu họcnói chung nhất là ở khối lớp 1 - khối đầu cấp nói riêng nên tôi chọn đềtài: "Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt giải toán có lời văn" đểnghiên cứu nhằm giúp các em phát huy những thuận lợi, khắc phụcnhững rào cản để đạt chuẩn kĩ năng môn học, trên cơ sở đó phát triển cácnăng lực cá nhân của các đối tượng học sinh.II-Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng học giải toán có lời văn của học sinh lớp 1trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, tìm ra nguyên nhân từ đó đề xuất cácgiải pháp phù hợp để áp dụng vào quá trình giảng dạy. Giúp học sinhbước đầu nhận biết về cấu tạo của bài toán có lời văn. Biết giải các bàitoán đơn về thêm, bớt một số đơn vị (giải bằng một phép cộng hoặc mộtphép trừ ). Biết trình bày bài giải gồm: câu lời giải, phép tính, đáp số.Góp phần bước đầu phát triển tư duy, phương pháp giải toán, khả năngdiễn đạt của học sinh.III-Đối tượng nghiên cứu- 32 học sinh lớp 1A1 Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám năm học2008-2009.- 24 học sinh lớp 1A1 Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám năm học2009-2010.- Nghiên cứu các tài liệu liên quan; nghiên cứu cách giảng dạy củagiáo viên lớp1; các bài toán có lời văn của học sinh lớp 1, tìm ra nguyênnhân và biện pháp khắc phục.IV-Kế hoạch nghiên cứu- Điều tra thực trạng học toán giải của học sinh lớp 1 qua nhữngnăm học trước. Đề ra giải pháp tích cực và áp dụng thực hiện giảng dạytừ tuần 7 đến thời điểm cuối năm của năm học 2009-2010. Quá trình3giảng dạy đồng thời với quá trình rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy từ đóhoàn thiện các giải pháp giúp học sinh lớp 1 làm tốt dạng bài giải toán cólời văn.V-Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp đọc tài liệu- Phương pháp điều tra, khảo sát- Phương pháp phân tích số liệu điều tra.- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm, tổng kết đánh giá thực tiễn. PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨUI-Đánh giá thực trạng: 1- Về nội dung day học giải toán có lời văn trong SGK Toán 1. Nội dung dạy học giải toán có lời văn trong SGK Toán 1 được chialàm 2 giai đoạn:- Giai đoạn 1: “chuẩn bị” học giải toán có lời văn (học trong học kìI - Lớp 1). Học sinh được làm quen với các “tình huống” qua tranh vẽ, từđó nêu thành “bài toán có lời văn” (nêu miệng đề bài toán), bước đầu cóhướng “giải quyết bài toán” (ở mức độ nêu phép tính thích hợp).- Giai đoạn 2: “chính thức” học giải toán có lời văn (học trong họckì II – lớp 1). Học sinh được biết thế nào là bài toán có lời văn, biết cáchgiải và trình bày bài giải bài toán có lời văn (ở mức độ tương đối hoànchỉnh gồm câu lời giải, phép tính và đáp số).Cách sắp xếp như vậy là hợp lý, vì thực tế giải toán có lời văn làdạng bài khó đối với học sinh lớp 1 khi mà đến tuần học 22 không phảihọc sinh nào cũng đọc thông viết thạo và hiểu ngay được nội dung vănbản (điều mà bài toán gợi ra). Giai đoạn 1 sẽ là bước chuẩn bị quan trọngđể học sinh bước đầu làm quen với bài toán có lời văn và cách giải của nósau này.2- Về chất lượng bài làm của học sinhNghiên cứu nội dung này tôi đã tiến hành khảo sát 32 học sinh tạilớp 1A1 giai đoạn cuối năm học 2008-2009 với đề bài sau: Bài 1: Trong bến có 9 ô tô, có thêm 8 ô tô vào bến. Hỏi trong bến có tấtcả bao nhiêu ô tô? Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:4Bảo có : 18 viên biCho bạn: 6 viên biCòn lại : … viên bi? Bài 3: Đoạn thẳng AB dài 4cm, đoạn thẳng BC dài 3cm. Hỏi cả haiđoạn thẳng dài bao nhiêu xăng-ti-mét?Qua khảo sát tôi thu được kết quả như sau:Loại bài Số lượng Tỉ lệGiải đúng hoàn toàn 9/32 28,2Đúng phép tính – sai lờigiải17/32 53,1Sai hết 6/32 18,7Như vậy số học sinh giải chưa hoàn chỉnh và không giải được bàichiếm tỉ lệ khá cao so với tổng số học sinh và chủ yếu là học sinh gặp khókhăn trong việc suy nghĩ tìm câu trả lời cho bài toán. Có nhiều em khôngbiết ghi tên đơn vị như thế nào cho đúng (là cm hay đoạn thẳng - ở bài 3).Một vài học sinh khi được yêu cầu thử đặt đề toán theo tóm tắt đãcho (bài 2) thì rất ít em làm được, chủ yếu các em chỉ trả lời đúng phéptính giải.II- Nguyên nhân:Số học sinh làm sai bài hoặc làm chưa hoàn chỉnh là do nhữngnguyên nhân sau:- Do trong quá trình làm bài các em đọc đề chưa kĩ, chủ quan dẫnđến bài làm sai.- Khi học bài trên lớp các em thường ghi nhớ một cách máy móc,chưa có thói quen phân tích đề toán, lại không thường xuyên rèn kĩ nănggiải toán nên rất lúng túng khi viết câu lời giải - Do các em chưa hiểu được nội dung các bài toán có lời văn lànhững bài toán thực tế xung quanh ta được thể hiện bằng những từ ngữ,câu văn có liên quan đến cuộc sống hàng ngày nên hầu hết các em khôngviết được đề toán dựa vào tóm tắt đã cho.5- Do 1 bộ phận học sinh kĩ năng đọc và viết Tiếng Việt chưa thànhthạo, học sinh đọc chậm hoặc còn phải đọc đánh vần nên các em đọc đềnhưng chưa có khả năng hiểu đề.- Do giáo viên chưa tìm được cách dạy phù hợp với dạng toán này,nên chủ yếu mới chỉ phân tích đề lướt qua và gợi ý học sinh tìm lời giảimột cách chung chung không cụ thể, học sinh không hiểu bắt đầu viết lờigiải như thế nào, dựa vào đâu … chính vì vậy kiến thức khắc sâu cho họcsinh chưa đạt dẫn đến học sinh làm sai nhiều và chủ yếu là câu lời giải.III. Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng giải toán của học sinhtrong những năm trước, nội dung dạy học giải toán có lời văn trongsách Toán 1 và nguyên nhân dẫn đến việc chất lượng giải toán của họcsinh lớp1 chưa cao.Nhận biết được điều kiện học toán, khả năng tiếp thu toán học đặcbiệt là giải toán có lời văn của học sinh lớp 1 trường mình – trườngvùng 3 khó khăn và có nhiều học sinh DTTS nên tôi nghĩ để dạy cóhiệu quả dạng toán này người giáo viên cần phải làm tốt công tác“chuẩn bị” ngay từ đầu năm học, kiên trì rèn luyện cho học sinhphương châm “ tích lũy từng chút một”, chứ không thể trong một thờigian ngắn mà tham vọng các em có thể lĩnh hội hết kiến thức yêu cầuvà thực hành có kết quả tốt được. Vì vậy tôi đề ra một số biện pháphướng dẫn học sinh giải toán có lời văn như sau:* Giai đoạn 1: giai đoạn chuẩn bịTheo chương trình thì đến tuần 22 (học kì II) học sinh mới chínhthức học cách giải toán có lời văn, song ngay từ học kì 1 trong giaiđoạn chuẩn bị học giải toán có lời văn (từ tuần 7), trong sách Toán 1thường có dạng bài tập “Viết phép tính thích hợp”. Đây là dạng bàiyêu cầu học sinh từ tình huống” trong tranh vẽ viết được phép tínhthích hợp vào dãy 5 ô trống có sẵn.Mặc dù đó chưa phải là giải toán có lời văn nhưng tôi nhận thấyđây là cơ hội rất tốt để giúp học sinh làm quen với bài toán có lời vănvà cách giải của nó sau này. Vì vậy ngay từ lúc này tôi chú trọng đếnviệc hướng dẫn học sinh từ “tình huống” cụ thể trong tranh quan sát ,phát hiện rồi tập nêu thành bài toán.Chẳng hạn như, với bài tập 4 trang 49 – Toán 1. Học sinh quan sátthấy có 4 con hươu và 1 con hươu đang chạy “hướng vào nhau”. Từđó học sinh có thể nêu bài toán bằng lời: “ Có 4 con hươu, thêm 1 conhươu nữa đang chạy đến. Hỏi tất cả có mấy con hươu?”6Hay từ “tình huống” trong tranh vẽ Bài 5b trang 57 – Toán 1, họcsinh quan sát thấy có 4 con vịt, 3 con đang bơi dưới ao, 1 con chạy lênbờ (một con tách khỏi đàn 4 con vịt để lên bờ). Từ đó học sinh có thểnêu lên bài toán: “Có 4 con vịt đang bơi dưới ao, có một con chạy lênbờ. Hỏi dưới ao còn lại mấy con vịt?”.Sau đó học sinh tập nêu câu trả lời : “ Có tất cả 5 con hươu”; “Dưới ao còn lại 3 con vịt”, rồi từ chỗ phát hiện ra mối quan hệ giữacác đối tượng mà viết được phép tính thích hợp vào dãy 5 ô trống chosẵn.4 + 1 = 5Dạng bài này bắt đầu xuất hiện từ tiết 25 tuần 7 với bài “Phép cộngtrong phạm vi 3” và xuất hiện với mức độ thường xuyên cho đến tuần16 vì vậy kiên trì rèn luyện nên đến thời điểm này, khoảng ¼ học sinhlớp tôi đã có thể “tự tin” nhìn vào “tình huống” trong tranh nêu đượcđề toán, sau đó nêu câu trả lời và viết được phép tính đúng.Hầu hết các bài tập về “Viết phép tính thích hợp” trong sách toán 1là dạng bài “quan sát tranh”. Nhưng đó không phải là dạng bài duynhất. Gần cuối học kì I (chuẩn bị cho học giải toán có lời văn ở học kìII), sách Toán 1 đã có dạng bài viết phép tính thích hợp không phải từ“quan sát tranh vẽ” mà từ tóm tắt bài toán. Nên qua những bài tập nàyhọc sinh lại có cơ hội làm quen với tóm tắt bài toán – là một trongnhững bước quan trọng để giải bài toán có lời văn.Chẳng hạn: Ở bài 5 trang 89 - Toán 1 :a) Có: 5 quả b) Có : 7 viên biThêm: 3 quả Bớt : 3 viên biCó tất cả: … quả? Còn: … viên bi?Ở bài này không có tranh vẽ, tôi cho học sinh đọc kĩ tóm tắt (nêuđiều kiện và câu hỏi của bài toán), dựa vào tóm tắt học sinh nêu toàn vănbài toán. Chẳng hạn như “An có 5 quả bóng, mẹ cho thêm An 3 quả. HỏiAn có tất cả mấy quả bóng?” hay “ Bình có 7 viên bi, Hà lấy bớt đi 3 viênbi. Hỏi An còn lại mấy viên bi?”.Học sinh nêu được câu trả lời bằng lời: “An có tất cả 8 quả bóng”;“Bình còn lại 4 viên bi” rồi điền số và phép tính thích hợp vào ô trống.4 - 1 = 375 + 3 = 8Tiếp tục rèn luyện từ đây học sinh sẽ quen dần với tóm tắt bài toán,với điều kiện và câu hỏi bài toán, với cách nêu bài toán, lời giải bàitoán bằng miệng các em sẽ dễ dàng viết được câu lời giải sau này.* Giai đoạn 2: giai đoạn chính thức học giải toán có lời vănBước sang tuần 22 của học kì II học sinh “chính thức” học giảitoán có lời văn (về kĩ năng giải toán). Để có cách giải toán phù hợphọc sinh phải hiểu được ý nghĩa của bài toán, phân tích được nội dungbài toán. Do vậy ở tiết 81 trang 115 qua bài học “ Bài toán có lời văn”tôi giúp học sinh nhận biết cấu tạo của một bài toán có lời văn gồm 2phần: cái đã cho (đã biết – thể hiện ở các số) và cái phải tìm (chưa biết– thể hiện ở phần câu hỏi). Việc làm này sẽ tạo thuận lợi cho các emkhi học giải toán có lời văn dạng “thêm”, “bớt” một số đơn vị (ngaysau tiết học đó) đạt hiệu quả tốt với lời giải hoàn chỉnh của một bàitoán cólời văn ở lớp 1.Điều chủ yếu của việc dạy học giải toán là giúp học sinh tự tìmhiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiệnbài toán mà thiết lập các phép tính số học tương ứng, phù hợp. Tôi tiếnhành dạy giải toán cho các em theo 4 bước sau:-Tìm hiểu nội dung bài toán-Giải bài toán -Trình bày bài giải-Kiểm tra lại kết quả a-Tìm hiểu nội dung bài toán: Việc tìm hiểu nội dung bài toán (đề toán) thường thông qua việc đọcđề toán (dù bài toán cho dưới dạng lời văn hoàn chỉnh, hoặc bằng dạngtóm tắt, sơ đồ) học sinh cần phải đọc kĩ, hiểu rõ bài toán cho biết cái gì,cho biết điều kiện gì, bài toán hỏi gì? Khi đọc bài toán học sinh phải hiểuthật kĩ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tình huống toán học đượcdiễn đạt theo ngôn ngữ thông thường, chẳng hạn: “thêm”, “có tất cả”;hoặc “bay đi” hay “cắt đi”, “ăn mất”, “còn lại”, có thể cho học sinhquan sát tranh vẽ hỗ trợ thêm.- Nếu trong bài toán có thuật ngữ nào học sinh chưa hiểu rõ, tôihướng dẫn học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ đó trong bài7 - 3 = 48toán đang làm. Sau đó học sinh thuật lại bằng lời vắn tắt bài toán màkhông cần đọc lại nguyên văn bài đó. b-Tìm cách giải toán; Hoạt động tìm tòi cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích cácdữ kiện, điều kiện và câu hỏi của bài toán nhằm xác định mối liên hệ giữachúng và tìm được các phép tính số học thích hợp. Hoạt động này thường diễn ra như sau: *Minh hoạ bài toán bằng tóm tắt đề toán: dùng ngôn ngữ, dùng sơ đồ,dùng mẫu vật, tranh vẽ. Ví dụ: Bài toán trang 117 - Toán 1 "Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cảmấy con gà?" Đầu tiên cho học sinh đọc lại đề bài toán nhấn mạnh các từ ngữquan trọng như: An - 5 con gà - thêm 3 con gà - có tất cả mấy con gà? Sau đó tôi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán bằng cách hỏi: Có mấy con gà? (có 5 con gà) Thêm mấy con gà? (thêm 3 con gà)Bài toán hỏi gì? (Nhà An có tất cảmấy con gà)Trình bày bảng Tóm tắt Có : 5 con gà Thêm : 3 con gà Có tất cả: con gà? Khi hướng dẫn học sinh viết tóm tắt tôi lưu ý học sinh viết thẳng theocột để dễ hiểu và có thể lựa chọn phép tính giải; đồng thời phần cuối tómtắt là một câu hỏi (viết gọn lại) và cần phải đặt dấu hỏi ở cuốicâu. Sau khi hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán tôi hướng dẫn học sinh: *Lập kế hoạch giải toán nhằm xác định trình tự giải quyết, thực hiệncác phép tính số học bằng việc đi từ câu hỏi của bài toán đến số liệu hoặcđi từ số liệu đến các câu hỏi của bài toán. Ví dụ: Với bài toán trên ta có thể xuất phát từ câu hỏi của bài toánđến các dữ kiện: - Bài toán hỏi gì? (Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?) 9 - Muốn tìm xem nhà An có tất cả mấy con gà thì phải làm tính gì?(Phải làm tính cộng 5 con gà + với 3 con gà) c-Trình bày bài giải: Một bài giải phải luôn luôn có đủ 3 phần:- Câu lời giải- Phép tính (viết bằng số, kèm theo là tên đơn vị đặt trong dấungoặc sau kết quả)- Đáp số (ghi kết quả và tên đơn vị không có ngoặc đơn)Đối với học sinh lớp 1 bước đầu làm quen với việc giải toán có lờigiải nên tôi không áp đặt học sinh làm theo ý mình mà để các em nêu câulời giải theo sự hiểu biết của mình. Tuy nhiên tôi định hướng cho các emcần đọc lại đề toán và đọc lại nhiều lần câu hỏi của bài. Nên dựa vào câuhỏi của bài toán để tìm được câu lời giải đúng và khi viết câu lời giải thìkhông viết từ “Hỏi”.Theo ví dụ trên học sinh có thể có lời giải như: - Nhà An có tất cả là: - Nhà An có số con gà là: - Có tất cả số con gà là: Sau khi tìm được lời giải học sinh căn cứ vào từ khoá ở câu hỏi đểchọn phép tính thích hợp cho bài toán, phép tính viết theo quy ước có ghitên đơn vị, ghi đáp số kèm theo đơn vị. - Các bước hoàn chỉnh của phần giải bài toán theo ví dụ trên: Bài giải Nhà An có tất cả là: 5 + 4 = 9 (con gà) Đáp số: 9 con gà. Khi gặp bài toán về số đo độ dài, tôi hướng dẫn học sinh giải toándựa trên tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.Đoạn thẳng AB dài 3cm và đoạn thẳng BC dài 6cm. Hỏi đoạn thẳngAC dài mấy xăng-ti- mét?Nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng nên học sinh có thể tự làm bài và viết câulời giải. Tuy nhiên hoặc sinh lại lúng túng khi viết tên đơn vị. Tôi nhấnmạnh với những bài toán về số đo độ dài (ở lớp 1) đơn vị đo luôn là cm.Bài giải Độ dài đoạn thẳng AC là: 10B6cm3cmAC 3 + 6 = 9 (cm) Đáp số: 9 cm Đến tuần 28 học sinh được rèn kĩ năng giải các bài toán về “bớt”(giải bằng một phép trừ) sau khi đã thành thạo các bài toán về “thêm”(giải bằng một phép tính cộng). Học sinh được tiếp tục củng cố trình bàybài giải gồm: Câu lời giải, phép tính và đáp số.Không phải ngay từ đầu học sinh đã quen với cách giải này, để giúphọc sinh nắm vững các bước giải tôi giúp học sinh nắm vững các bài toánmẫu, sau đó tổ chức và hướng dẫn học sinh làm các bài thực hành, giúpđỡ và sửa chữa kịp thời khi các em lúng túng hoặc sai sót, khuyến khíchđộng viên kịp thời khi em có thể tự mình giải quyết bài toán. d- Kiểm tra lại kết quảHoạt động này nhằm kiểm tra đáp số xem có phù hợp với bài toán đặtra hay không.Ở bài toán trên, sau khi đã giải xong bài tập, tôi cho học sinh thử lạikết quả bằng cách đếm tổng số gà có trong hình vẽ minh hoạ, kết quảtrùng với đáp số là bài toán đúng. Nhờ phần kiểm tra mà học sinh ít nhầm lẫn trong các dạng toán này. IV-Đánh giá kết quả. 1-Kiểm tra kết quảĐể kiểm tra tính thực tiễn của đề tài, hiệu quả của việc giảng dạy vàchất lượng giải toán của học sinh, tôi tiến hành khảo sát bằng cách cho đềbài như sau:Bài 1: lớp 1A có 10 bạn gái và 16 bạn trai. Hỏi lớp 1A có bao nhiêuhọc sinh?Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau: Quyển sách có: 89 trangLan đã đọc: 34 trangCòn phải đọc:… trang? Bài 3: Một sợi dây dài 40cm, người ta cắt đi 10cm. Hỏi sợi dây còn lạidài bao nhiêu xăng-ti-mét?Kết quả thu được như sau:11Loại bài Số lượng Tỉ lệGiải đúng hoàn toàn 13/24 54,2Đúng phép tính – sai lờigiải9/24 37,5Sai hết 2/24 8,32. Kết luận:Qua các phương pháp đã dùng để dạy “giải toán có lời văn” tôi nhận thấy:- Các em được luyện tập nhiều qua các dạng toán nên các em nắmvững các bước giải toán. - Các em biết cách tóm tắt bài toán bằng lời. Không còn lúng túngkhi tìm câu lời giải như trước và hình thành được phép tính thích hợp. - Các em hiểu được ý nghĩa của bài toán. Biết cách trình bày bàitoán một cách hợp lí khoa học. Như vậy với cách dẫn dắt tỉ mỉ và chủ yếu là luyện tập khi dạy “giảitoán có lời văn” cho học sinh như đã áp dụng ở trên đã nâng cao chấtlượng giải toán cho học sinh một cách rõ rệt.PHẦN III- NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT1. Đối với giáo viên:- Cần phải nghiên cứu kĩ chương trình môn toán lớp 1, tìm hiểuthêm các tài liệu tham khảo có liên quan đến việc rèn kĩ năng giải toán cólời văn cho học sinh, tìm hiểu tâm sinh lý của học sinh lớp mình giảngdạy để từ đó đưa ra những biện pháp giảng dạy phù hợp tác động tích cựcđến học sinh nhằm đạt được kết quả giáo dục cao nhất.- Thường xuyên kiểm tra việc học tập của học sinh. Xây dựng đượcphương pháp, hình thức học toán theo hướng tập trung vào học sinh, giúpcác em tự học toán có hiệu quả.- Trao đổi với phụ huynh, tạo môi trường học tập tốt ở nhà cho cácem, hướng dẫn, động viên, khuyến khích các em học tập. 2. Đối với nhà trường12Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề để giáo viêntrao đổi kinh nghiệm của mình, đóng góp ý kiến tìm ra phương phápgiảng dạy hay nhất để nhân rộng trong trường học nhằm nâng cao chấtlượng dạy học.Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện nhằm giúp họcsinh lớp 1 có kĩ năng giải toán có lời văn. Mặc dù đã cố gắng nhưng vẫncòn nhiều hạn chế, tôi rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp vàchuyên môn nhà trường để việc nghiên cứu và áp dụng tiếp theo đượchoàn thiện và đạt kết quả tốt hơn.Xin chân thành cảm ơn! Đăk Mil, ngày 5 tháng 4 năm 2010 Người viết Nhâm Thị NgọcPhụ lục của đề tài: Tài liệu tham khảo: 1- Một số biện pháp hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số học tập môn Toánlớp 1,2,3 (Tác giả :Trần Mạnh Hưởng; Nguyễn Thị Kim Oanh - 2009)2- Hỏi đáp về dạy học toán 1 (Tác giả: Nguyễn Áng -2007)3- Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học (2006)1314