Lắp còi nhại xe máy có bị phạt không Singapore

TT - Thời gian gần đây trên địa bàn thành phố xuất hiện các loại xe môtô, ôtô được người điều khiển phương tiện tự gắn thêm một số loại còi, đèn, thậm chí thay đổi hình dáng không đúng theo qui định. Các trường hợp này sẽ bị xử phạt như thế nào?

Thượng tá Phạm Văn Thịnh (ảnh), trưởng Phòng cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ Công an TP.HCM - cho biết:

- Ngay sau khi xuất hiện tình trạng này, Phòng CSGT đã chỉ đạo cho lực lượng CSGT các quận, huyện lưu ý tuần tra, phát hiện và xử phạt nghiêm không để rộ lên gây mất trật tự trị an và có thể cả tai nạn giao thông. Bước đầu đã phát hiện và xử phạt nhiều trường hợp vi phạm nói trên.

* Tự gắn còi không đúng âm lượng, như còi có tiếng nhạc inh ỏi, tiếng heo kêu, chó sủa, gà gáy... hoặc gắn đèn chớp, nháy, đèn ánh sáng trắng trong bánh xe gây lóa mắt cho người đi chiều ngược lại thì mức xử phạt cụ thể ra sao?

- Hành vi vi phạm này được xử phạt theo nghị định 152 của Chính phủ qui định về xử lý hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Đối với xe môtô, điều 3 (khoản 5) qui định xe không được quyền ưu tiên sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn của xe ưu tiên cũng như xe được quyền ưu tiên nhưng sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn của xe ưu tiên không đúng qui định, thì bị phạt tiền 150.000 đồng và phạt bổ sung tịch thu còi, cờ, đèn trái qui định. Nếu sử dụng còi ôtô hoặc còi vượt quá âm lượng qui định thì phạt tiền 150.000 đồng và tịch thu còi.

Đối với ôtô, điều 12 (khoản 5) qui định nếu gắn còi, cờ, đèn không đúng qui định thì phạt tiền 400.000 đồng, đồng thời tịch thu còi, cờ, đèn trái qui định. Trường hợp không có còi hoặc có còi nhưng không đúng tiêu chuẩn về âm lượng thì phạt tiền 150.000 đồng và tháo bỏ thiết bị lắp thêm không đúng qui định.

Nếu tự ý thay đổi hoặc cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước xe không đúng thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì bị phạt tiền đến 4 triệu đồng, đồng thời buộc khôi phục hình dáng, kích thước ban đầu (đối với ôtô) và phạt 750.000 đồng đối với môtô.

* Tình trạng vi phạm nêu trên xuất hiện ngày càng nhiều, phải chăng lực lượng CSGT đã bị động trong việc phát hiện, xử phạt?

- Mặc dù khó có thể kiểm tra, phát hiện hết được nhưng chúng tôi coi đây là vi phạm của nhóm đối tượng dàn hàng ngang, đua xe trái phép nên kiên quyết phát hiện, xử lý triệt để. Chúng tôi kiến nghị các cơ quan chức năng tìm hiểu nguồn gốc nhập các loại thiết bị không được phép nhập nói trên, để có các biện pháp ngăn chặn ngay từ “đầu vào”.

V.H.Q. thực hiện

Lắp còi nhại xe máy có bị phạt không Singapore
Sử dụng còi xe không đúng quy định có thể nhận mức phạt lên đến một triệu đồng (Nguồn: Sưu tầm)

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, chủ phương tiện vi phạm lỗi sử dụng còi xe không đúng cách khi tham gia giao thông sẽ chịu mức phạt như sau:

Loại phương tiện

Hành vi

Mức phạt 

Căn cứ điều luật

Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về tiếng ồn

- Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng 

- Tịch thu còi xe ô tô

Điểm d khoản 1 và điểm a khoản 4, Điều 17

Bấm còi, rú ga liên tục trong khu dân cư, khu đô thị (trừ những xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định)

- Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng 

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông

Điểm c, khoản 3 và điểm c, khoản 10, Điều 6

Bấm còi trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau trong khu dân cư, khu đô thị (trừ những xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định)

- Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông

Điểm n, khoản 1 và điểm c, khoản 10, Điều 6

Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng

Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng

Điểm a, khoản 1, Điều 17

Xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô 

Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định

- Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng

- Tịch thu còi nếu vượt quá âm lượng 

Điểm d, khoản 4; và điểm b, khoản 6, Điều 16

Bấm còi trong khu đông dân cư, đô thị trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau (trừ xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định)

Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng

Điểm g, khoản 1, Điều 5

Điều khiển xe không có còi hoặc có còi nhưng không có tác dụng

- Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng

- Buộc phải lắp đầy đủ thiết bị, thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định

Điểm b, khoản 2, và điểm a, khoản 7, Điều 16

Bấm còi, rú ga liên tục, bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư, trừ xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định

- Phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông

Điểm b, khoản 3, và điểm c, khoản 11, Điều 5

2. Quy định về hình thức nộp phạt khi phạm lỗi sử dụng còi xe

Theo Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Nghị định 97/2017/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung, quy định về hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt như sau:

- Khoản 1: Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt thông qua các hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính. Người vi phạm có thể nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam.
  • Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
Lắp còi nhại xe máy có bị phạt không Singapore
Quy định về thủ tục nộp tiền phạt vi phạm lỗi sử dụng còi xe vào Kho bạc nhà nước (Nguồn: Sưu tầm)

- Khoản 2: Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước, thì người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả.

- Khoản 3: Trường hợp cá nhân đề nghị hoãn thi hành quyết định phạt tiền hoặc cá nhân, tổ chức đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 76 và Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

- Khoản 4: Trường hợp cá nhân đề nghị giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt theo quy định tại Điều 77 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày làm việc, trước khi hết thời hạn hoãn ghi trong quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt.

- Khoản 5: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần, thì người đã ra quyết định xử phạt phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người đề nghị; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do.

- Khoản 6: Trường hợp nộp chậm tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì cơ quan thu tiền phạt căn cứ vào quyết định xử phạt để tính và thu tiền chậm nộp phạt.

- Khoản 7: Quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt; giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt; nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.

Thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần không tính là thời gian chậm nộp tiền phạt.

- Khoản 8: Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Lắp còi nhại xe máy có bị phạt không Singapore
Sử dụng còi xe sai quy định không những gây ô nhiễm tiếng ồn mà còn ảnh hưởng đến người tham gia giao thông (Nguồn: Sưu tầm)

Việc sử dụng còi xe sai quy định không những gây tình trạng ô nhiễm tiếng ồn mà còn ảnh hưởng đến người tham gia giao thông, người sinh sống trong khu vực dân cư, đô thị. Vì vậy, người điều khiển phương tiện chỉ nên bấm còi khi cần thiết để thể hiện văn hóa tham gia giao thông cũng như tránh được lỗi xử phạt không đáng có. 

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thông tin chi tiết về các dòng xe máy điện và ô tô VinFast có thể truy cập website của VinFast hoặc liên hệ tới tổng đài 1900 23 23 89 để được chuyên viên tư vấn. 

* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.

>> Xem thêm: