Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh bảo vệ hòa bình thế giới

Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay

Nghị luận về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay

  • I. Dàn ý Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay
    • Dàn ý Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay mẫu 1
    • Dàn ý Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay mẫu 2
  • II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay
    • Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay mẫu 1
    • Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay mẫu 2

 

 

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

  • Nghị luận xã hội về câu nói Lời nói hay làm người ấm hơn vải lụa, lời nói xằng bậy hại người hơn gươm dao
  • Nghị luận xã hội về ý thức xây dựng gia đình văn hóa hiện nay

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay

Dàn ý Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Bên cạnh đó còn là ý thức học tập, rèn luyện bản thân, cống hiến, giúp ích cho nước nhà.

 

b. Phân tích

- Trách nhiệm của thanh niên đối với tổ quốc:

Nỗ lực học tập, trau dồi bản thân, rèn luyện đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão, mục tiêu và cố gắng vươn lên.

Tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, các hoạt động tình nguyện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác.

Sống có tinh thần tập thể, đi theo cái hay, cái đúng, bỏ qua cái tôi vì lợi ích chung của cộng đồng.

- Ý nghĩa của trách nhiệm:

Trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc là nền tảng của đoàn kết, khi tất cả con người đoàn kết lại với nhau thì đất nước ngày càng vững mạnh hơn.

Sự cống hiến sẽ giúp con người đẩy xa cái tôi cá nhân, sự ích kỉ, nhỏ nhen của mình để từ đó hướng tới những điều tốt đẹp hơn.

Người sống có trách nhiệm với tổ quốc sẽ là người có tình yêu thương, tính tự giác cao, từ đó làm cho cuộc sống của mình ngày càng phát triển theo hướng tốt hơn.

c. Liên hệ bản thân

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

 

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay và rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh, tránh sự xâm lược của kẻ thù và sẵn sàng đứng lên khi đất nước cần.

b. Phân tích

Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.

Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

c. Liên hệ bản thân

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ nền hòa bình của tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

d. Phản đề

Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

 

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay.

II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay

Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay mẫu 1

Mỗi con người chúng ta được sống trong nền hòa bình, yên ấm như hiện nay là một điều vô cùng may mắn phải cảm ơn sự hi sinh của thế hệ đi trước. Chính vì thế, chúng ta phải biết ơn họ và có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm của mỗi cá nhân cố gắng học tập, trau dồi kiến thức, giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Mỗi người một hành động, dù nhỏ dù lớn nhưng cùng hướng về một mục tiêu xây dựng nước nhà giàu đẹp sẽ khiến cho cộng đồng tốt đẹp và vững mạnh hơn. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, cố gắng trở thành một công dân tốt và cống hiến trọn vẹn cho nước nhà. Tuy nhiên, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị lên án. Đất nước này là của chúng ta, bầu trời này là của chúng ta, do chúng ta làm chủ. Chính vì thế, chúng ta cần có ý thức bảo vệ và phát triển nước nhà ngày càng giàu đẹp hơn.

Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay mẫu 2

Đất nước phát triển trong hòa bình, không có xung đột, không có chiến tranh, không đói nghèo luôn là mục tiêu hướng đến của các quốc gia trên thế giới. Chỉ trong hòa bình, đất nước mới phát huy hết được sức mạnh tổng hợp của mình, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân. Giữ gìn hòa bình đất nước là trách nhiệm của mọi công dân, đặc biệt là đối với với thế hệ thanh niên, những người chủ tương lai của đất nước. Trách nhiệm của thanh niên không những gìn giữ hòa bình đất nước mà bằng những hành động tích cực của mình giữ gìn và củng cố nền hòa bình của thế giới.

Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia – dân tộc, giữa con người với con người

Hiểu một cách đơn giản, một quốc gia hòa bình là khi quốc gia ấy không có xung đột hoặc nội chiến ở nước; không có xung đột hoặc chiến tranh với các quốc gia khác. Đồng thời, đất nước không tiềm ẩn những nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội.

Theo đó, nhà triết học Johan Galtung đã đưa ra một khái niệm khác về nền hòa bình thực sự của một đất nước. Theo Johan Galtung, trạng thái hòa bình của các quốc gia chỉ là tương đối. Một nền hòa bình chủ động đích thực là khi quốc gia ấy hoàn toàn chủ động xây dựng hòa bình bằng các nguồn lực từ bên trong. Xã hội sống hòa bình nhờ biết lựa chọn một triết lí phát triển, một cấu trúc thể chế phù hợp, cùng các giá trị văn hóa tương ứng có khả năng hình thành và duy trì trạng thái đó.

Thanh niên là lực lượng đông đảo nhất của xã hội. Thanh niên có tri thức, sức khỏe, giàu khát vọng, năng động và sáng tạo sẽ lực lượng nồng cốt trong nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ nền hòa bình đất nước. Chính thanh niên sẽ là thế hệ kế tục cha anh làm chủ đất nước. Thanh niên cũng chính là lực lượng nồng cốt tham gia giữ gìn và bảo vệ hòa bình đất nước nếu có xảy ra chiến tranh. “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai” (Hồ Chí Minh). Bởi thế, nâng cao ý thức, trách nhiệm của thanh niên đối với nhiệm vụ gìn giữ hào bình đất nước là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Trong thời đại ngày nay, tình hình thế giới trở nên vô cùng phức tạp. Ở nhiều khu vực đang diễn ra những xung đột gay gắt. Các tổ chức phản động và khủng bố hoạt động mạnh mẽ. Mâu thuẫn về lãnh thổ và lợi ích kinh tế của các nước diễn ra kịch liệt. Một vài quốc gia chủ động phát triển vũ khí hạt nhân vô cùng nguy hiểm. Tất cả các hoạt động ấy khiến cho tình hình an ninh thế giới trở nên bất ổn, nền hòa bình bị đe dọa nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, giáo dục và nang cao ý thức giữ gìn và bảo vệ hòa bình đất nước là một nhiệm vụ cấp bách, cần phải làm ngay.

 

Được sống trong hòa bình là khát vọng mãnh liệt của các quốc gia và của cả nhân loại. Bởi hòa bình đem lại cuộc sống bình yên và tự do. Chỉ trong hòa bình, con người mới được tự do học tập, tự do làm việc và khẳng định bản thân, cuộc sống mới được ấm no hạnh phúc.

Ngược lại, hiến tranh chỉ mang lại đau thương, chết chóc, đói nghèo, bệnh tật và sự hủy diệt khủng khiếp. Không những tài sản bị mất mát mà sinh mệnh con người cũng hết sức mong manh. Không có tai họa nào khủng khiếp bằng chiến tranh. Không có nỗi sợ hãi nào đáng sợ hơn cuộc sống không có tự do. Chiến tranh là thảm họa của loài người, là hiểm họa hủy diệt nền văn mình, có thể đưa loài người đến bờ vực diệt vong.

Trước hết, để có thể tích cực tham gia giữ gìn và bảo vệ hòa bình đất nước, giữ gìn thành quả cách mạng và cuộc sống yên bình như ngày nay, thanh niên phải ý thức rõ ý nghĩa và vai trò của hòa bình đối với đất nước, đối với đời sống dân tộc và trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và bảo vệ nền hòa bình ấy. Như Bác Hồ đã nói: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đất nước được độc lập tự do là cơ sở để xây dựng và phát triển hòa bình.

Thanh niên phải không ngừng nâng cao trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Đảng và nhà nước ta đã kì vọng giao phó. Đó là nhiệm vụ hết sức thiêng liêng và cao cả. Nghiêm túc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất nước. Tích cực tham gia nghĩa vụ quân sự, rèn luyện bản thân, nâng cao tư tưởng. Lấy chủ nghĩa Mac-Lênin làm nền tảng lí luận. Lấy tư tưởng Hồ Chí Minh là mục tiêu phấn đấu và rèn luyện. Sống gắn mình với nhân dân, với dân tộc, với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Không ngừng phấn đấu học tập tốt, tiếp thu nền tri thức tiến bộ của thế giới. Lấy tri thức làm sức mạnh để xây dựng đất nước, không để đất nước rơi vào tình trạng lạc hậu, đói nghèo. Ra sức lao động làm giàu cho bản thân và cho đất nước. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên.

Thanh niên không ngừng tu dưỡng và rèn luyện đạo đức để làm người tốt, để phụng sự tổ quốc. Thanh niên phải biết tự mình vận động, phải biết lo toan, gánh vác trọng trách, không thoái thác hay ỷ lại người khác. Thanh niên phải năng động, chủ động, sáng tạo, thường xuyên đổi mới trong cách nghĩ, cách làm. Thanh niên phải dám nghĩ, dám làm, dám hi sinh và cống hiến vì mục tiêu chung của đất nước.

Quyết liệt lên án, chống lại các hành động chống đối hoặc phá hoại nền hòa bình dân tộc. Ra sức tuyên truyền, cổ động, giải thích về nền hòa bình dân tộc cho mọi người hiểu đồng thời nâng cao tình yêu nước và ý thức bảo vệ nền hòa bình đất nước.

Ra sức giới thiệu, quảng bá và khẳng định hình ảnh đất nước và nền hòa bình của dân tộc ra khắp thế giới để kiếm kiếm sự đồng tình, ủng hộ và của nhân dân tiến bộ trên khắp hành tinh.

Khi xảy ra mâu thuẫn với các quốc gia, phải biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn. Tránh gây ra những xung đột không cần thiết và không để xảy ra chiến tranh. Sống tuân thủ pháp luật và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của nhà nước. Sống tôn trọng và học hỏi cái đẹp, cái mới, cái tiến bộ của các dân tộc khác trên thế giới.

Giá trị của hòa bình là không gì sánh được. Con người thực sự có đầy đủ quyền hạn, được tự do sống và làm việc để nhận về những giá trị mình mong muốn, được tôn trọng và bảo vệ khi sống trong một đất nước hòa bình. Hòa bình của đất nước chính là sinh mệnh của mỗi con người. Hãy ra sức giữ gìn và bảo vệ lấy nó như giữ gìn và bảo vệ sự sống của chính mình.

Trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay-Mẫu 1

Trái ngược với chiến tranh và cũng là khái niệm được nhắc đến nhiều nhất bên cạnh chiến tranh, đó là hòa bình. Hòa bình là trạng thái một vùng, một quốc gia hay toàn cầu sống trong sự an toàn, không phải dùng vũ khí, vũ lực để đấu tranh với các nước khác cũng như không có vũ lực quân sự từ các quốc gia khác can thiệp. Hòa bình là khao khát của tất cả các dân tộc chân chính trên thế giới. Ở một nước hòa bình con người có cơ hội sinh sống và phát triển trong điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, phân tán, chia li như trong chiến tranh. Để có được hòa bình mọi dân tộc trên thế giới chấp nhận hi sinh tất cả, tôi tin là như vậy. Vì hòa bình sẽ mang lại cho mọi người cuộc sống bình an trong lâu dài. Đó cũng là lí do tại sao trên thế giới hiện nay luôn có các tổ chức và cá nhân lên tiếng bảo vệ hòa bình và kêu gọi mọi người ủng hộ hòa bình. Bạn có biết người giành giải Nobel Hòa Bình năm 2014 vừa qua là ai không? Bên cạnh nhà vận động chiến dịch chống nạn bóc lột trẻ em ở Ấn Độ Kailash Satyarthi thì cô bé Malala Yousafzai lúc ấy mới 17 tuổi đã dám đứng lên đấu tranh chống lại tay súng Taleban để giành quyền đi học cho những em gái ở vùng thung lũng Swat của Pakistan nơi bị Taleban chiếm đóng. Với hành động dũng cảm của mình Malala đã chinh phục hàng vạn con tim yêu hòa bình trên thế giới. Hơn thế em còn là chủ nhân của câu nous nôur tiếng: “Mục tiêu của tôi không phải là giành giải Nobel hòa bình, mục tiêu của tôi là hòa bình và mọi trẻ em được đi học “. Đó chỉ là một người trong hàng vạn con người đang không ngừng đấu tranh trong công cuộc giành hòa bình, chống chiến tranh trên thế giới hiện nay.
Hiện này có rất nhiều cách khác nhau đang được các quốc gia trên thế giới thực hiện nhằm duy trì hòa bình chống các hành động gây mâu thuẫn dẫn tới chiến tranh. Là một học sinh chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần phải học tập giỏi, đạo đức tốt và kỉ luật tốt để sau này thành 1 công dân có ích cho xã hội và đất nước, góp phần xây dựng nên đất nước giàu mạnh và bảo vệ nền độc lập hoà bình cho đất nước. Tích cực tham gia nhiều hoạt động bổ ích, phong trào tuyên truyền ý thức bảo vệ hoà bình cho mọi người và cần cải tạo những thành phần bê bối trong xã hội để trành nổi loạn chiến tranh.

Xây dựng lối sống văn hoá, văn minh, lành mạnh, trật tự, kỉ cương phù hợp với tình hình thực tế đất nước. Đồng thời kiên quyết đấu tranh lên án, ngăn ngừa các
luận điệu xuyên tạc các tổ chức và hành vi hoạt động văn hoá với mục đích xấu. Giữ vững trạng thái tâm lí tinh thần, ổn định lí tưởng của xã hội.
Nâng cao cảnh giác trước mọi âm mưu luận điệu, xuyên tạc của địch trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động khác
Ngày nay, thông tin trở thành nhu cầu của đời sống xã hội, hàng ngày chúng ta tiếp xúc với nguồn thông tin của Đảng, Nhà nước ta, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng các nguồn thông tin khác của địch nhằm chống phá ta. Để đấu tranh chống lại nguồn thông tin của địch, tập trung làm tốt 3 việc, luôn luôn nâng cao kiến thức về mọi mặt để giữ vững bản lĩnh chính trị, có phương pháp xem xét tiếp cận thông tin đúng đắn, khoa học,nâng cao cảnh giác, đấu tranh với những nhận thức không đúng, ngộ nhận, mơ hồ trớc các nguồn thông tin ngược chiều với quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Mỗi người phải tự giác, kỉ luật quá trình tiếp xúc thông tin; chấp hành tốt quy chế về quyền thông tin, phạm vi thông tin.

Theo tôi suy cho cùng thì nguyên nhận chiến tranh cũng là do con người với con người vẫn còn sự đố kỵ lẫn nhau, vẫn sống theo chủ nghĩa cá nhân. Lúc này tôi chợt nhớ đến một câu thơ của Tố Hữu:
“Có gì đẹp trên đời hơn thế,
Người với người sống để yêu nhau”.
Ước mong về một thế giới hòa bình sẽ luôn là niềm khao khát cháy bỏng của mọi người dân chân chính trên thế giới vì họ hiểu: “Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác”.

Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh bảo vệ hòa bình thế giới

Trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay-Mẫu 2

Bạn hiểu chiến tranh và hòa bình theo nghĩa nào? Còn tôi, chiến tranh và hòa bình – đó là hai mảng đối lập. Nếu như hòa bình chỉ sự bình an, vui vẻ, không có bạo loạn, đánh nhau cướp bóc thì chiến tranh lại vẽ lên một viễn cảnh hoàn toàn trái ngược. Nói đến chiến tranh là nói đến đánh nhau, hỗn loạn, khói súng, máu nước mắt và sinh mạng con người. Chỉ với mấy từ đó thôi hẳn ai cũng đã có những hình dung cho riêng mình về chiến tranh cũng như hòa bình trên thế giới.

Đau thương cho người ra đi, ám ảnh những người ở lại, môi trường sống bị ảnh huởng một cách nghiêm trọng là những gì mà chiến tranh để lại cho chúng ta khi đã vô tình đi qua một thời điểm nào đó… Đến đây tôi tự đặt ra câu hỏi: chiến tranh tàn khốc là thế, đau thương là thế nhưng tại sao nó vẫn xảy ra, ở quá khứ, và ngay cả thời điểm hiện tại? Phải chăng con người thích sự chết chóc? Đó chắc chắn ko phải. Chiến tranh là do những kẻ cầm đầu, những con người vì muốn thỏa mãn lòng tham của mình, vì sự ích kỉ cá nhân mà dẫn quân đi gây chiến nhằm giành lợi ích từ các vùng, quốc gia mà họ đánh chiếm. Có nước khai chiến ắt có nước chống trả, và thế là các bên sử dụng sức mạnh quyền lực của mình nhằm giành chiến thắng cho mình. Đó cũng chính là mầm mống của các cuộc chiến tranh trên thế giới. Nếu phải dùng một từ để nói về chiến tranh bạn sẽ dùng từ gì? Còn tôi, đó là đau thương…

Hiện nay có rất nhiều cách khác nhau đang được các quốc gia trên thế giới thực hiện nhằm duy trì hòa bình chống các hành động gây mâu thuẫn dẫn tới chiến tránh. Là một học sinh chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần phải học hỏi những điều hay của người khác.Chung sống thân ái, khoan dung với các bạn và mọi người xung quanh, không phân biệt đối xử (nam/nữ, học giỏi/ học kém; giàu/ nghèo).Khi có xích mích thì chủ động gặp nhau trao đổi để hiểu nhau,khuyên can, hoà giải khi các bạn có bất đồng, xích mích. Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác,giao lưu với thanh niên, thiếu niên quốc tế .Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh..... Bảo vệ chủ quyền đất nước, dân tộc, kiên quyết chống đối các lực lượng có hành vi xấu đem đến chiến tranh,tham gia tích cực các cuộc vận động hưởng ứng hòa bình, xua đuổi chiến tranh.

Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh bảo vệ hòa bình thế giới

 

 
 
 



 
 
 

 

 

 

-----------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...