Mất hết giấy to tùy thân phải làm sao

Mất hết giấy to tùy thân phải làm sao

2418 by Co Nguyen , 16 Tháng Ba, 2020

Cần làm gì khi mất giấy tờ tùy thân

Mất hết giấy to tùy thân phải làm sao

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều hiểu rõ tầm quan trọng của các loại giấy tờ tùy thân như giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu hay sổ hộ khẩu,…trong cuộc sống cũng như sinh hoạt hằng ngày của mình.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không có những loại giấy tờ nêu trên?

Nếu không có những loại giấy tờ tùy thân quan trọng và cần thiết như đã nêu trên thì mỗi người sẽ gặp phải không ít khó khăn và bất tiện. Thậm chí sẽ không thể nào giải quyết được một số vấn đề phát sinh trong cuộc sống như mua xe, mua nhà và nhất là những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính. Do đó, mỗi người cần phải hết sức cẩn thận trong việc giữ gìn cũng như bảo quản các loại giấy tờ này.

Tuy nhiên, trên thực tế, không ít rủi ro xảy ra khiến bạn vô tình bị mất hay làm thất lạc giấy tờ. Ví dụ như vô tình để quên ví, rớt ví ở đâu đó mà không nhớ; bị giật giỏ xách khi đang đi trên đường,…khiến cho các giao dịch dân sự, các thủ tục hành chính trong cuộc sống của bạn trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp, người mất bị các cá nhân hay tổ chức khác sử dụng giấy tờ tùy thân của mình để thực hiện các hành vi bất hợp pháp.

Khi chẳng may mà mất giấy tờ, thì các bạn cần thực hiện thủ tục xin cấp lại các loại giấy tờ nêu trên. Và trong một số trường hợp, cơ quan cấp lại sẽ đòi hỏi bạn cung cấp “Đơn cớ mất” có sự xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền.
Thủ tục thông báo mất giấy tờ tùy thân

Nếu có thể thì ngay sau khi phát hiện mình bị mất giấy tờ tùy thân thì các bạn cần thực hiện thủ tục thông báo mất càng sớm càng tốt. Các bạn nên thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

  1. 02 ảnh chụp 3cm x 4cm của bạn;
  2. Các giấy tờ tùy thân khác (nếu có) để chứng minh về nhân thân của bản thân.

Lưu ý: Giấy tờ tùy thân trong trường hợp này có thể là một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; Thẻ căn cước công dân; Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu; Giấy khai sinh; Giấy chứng nhận kết hôn; Giấy phép lái xe;…

Bước 2: Nộp hồ sơ trên tại cơ quan công an phường/xã nơi bạn làm mất/bị mất giấy tờ tùy thân. Đồng thời, điền thông vào Mẫu đơn cớ mất do công an cung cấp.

Mất hết giấy to tùy thân phải làm sao

Lưu ý: Trong trường hợp bạn không rõ mình làm mất/bị mất giấy tờ tùy thân ở đâu thì có thể thực hiện thủ tục này tại cơ quan công an nơi mình thường trú hoặc tạm trú.

Bước 3: Sau khi xem xét, công an tiếp nhận hồ sơ sẽ dán ảnh của bạn lên đơn cớ mất. Đóng dấu và cấp lại đơn này cho bạn.

Sau đó bạn có thể đến các cơ quan có thẩm  quyền để thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy tờ tùy thân. Các bạn có thể tham khảo các bài viết sau của chúng tôi:

Thủ tục cấp lại Giấy đăng ký xe;

Thủ tục cấp lại bằng lái xe bị mất;

Thủ tục cấp lại sổ hộ khẩu bị mất;

Thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân;

Thủ tục cấp lại chứng minh nhân dân (CMND);

Thủ tục xin cấp lại hộ chiếu.

Trên đây là tư vấn của Luật Nghiệp Thành về vấn đề “Cần làm gì khi mất giấy tờ tùy thân”

Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích thì Bạn cùng chúng tôi lan tỏa tri thức cho Cộng đồng bằng cách nhấn “Chia sẻ” bài viết này.

Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.

Biên tập: Võ Thị Minh Thương.

Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.

Nội dung chi tiết

Khi bạn mất bóp hoặc mất hết tất cả, hãy bình tĩnh xử lý từng vấn đề một, vì đó thực sự là chuyện quan trọng đấy. Việc đầu tiên cần làm khi bị mất hết các giấy tờ tùy thân là liên hệ với cơ quan công an cấp xã, phường nơi bạn đăng ký thường trú để trình báo về việc mất giấy tờ và làm đơn cớ mất.

Liên hệ ngay đến ngân hàng bằng điện thoại và gửi email sau đó yêu cầu khóa hết tất cả các tài khoản đang hoạt động, khóa chức năng rút tiền bằng thẻ ATM.

Tốt nhất là bạn nên chờ đợi trong vòng vài ngày để xem có ai liên hệ lại đòi tiền chuộc giấy tờ không (đừng mong họ sẽ trả lại số tiền có trong ví vì rất hiếm khi họ nói có thấy tiền trong đó khi nhặt được). Nếu có thì coi như bạn may mắn, đừng tiếc tiền chuộc trừ khi số tiền đó quá lớn so với việc bạn bỏ thời gian để làm lại. Cũng đừng trách sao đời bạc bẽo, học cách chấp nhận bỏ tiền chuộc để mua thời gian và công sức.

Đi làm lại CMND (thẻ căn cước công dân)

Phải đi làm lại CMND trước vì có CMND mới có thể làm lại các giấy tờ khác. Tuy nhiên việc làm lại CMND hiện nay tại một số nơi không đơn giản. Vì vậy tốt nhất là mọi người nên mang theo passport thay cho CMND vì cái này mất dễ làm lại hơn (theo kinh nghiệm của 1 số người).

Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.

Thủ tục cấp lại CMND theo Điểm c khoản 2 mục II TT 04:

c- Thủ tục đổi, cấp lại CMND.

  • Đơn trình bầy rõ lý do đổi CMND hoặc cấp lại, có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ảnh dán vào đơn và đóng dấu giáp lai;
  • Xuất trình hộ khẩu thường trú (Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể). Ở những địa phương chưa cấp hai loại sổ hộ khẩu trên Công an nơi làm thủ tục cấp CMND căn cứ vào sổ đăng ký hộ khẩu, chứng nhận đăng ký hộ khẩu thường trú của Công an xã, phường, thị trấn;
  • Đối với những trường hợp thay đổi họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, đổi lại CMND phải xuất trình Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi các nội dung trên đây;
  • Chụp ảnh (như trường hợp cấp mới);
  • Kê khai tờ khai cấp chứng minh nhân dân theo mẫu;
  • Vân tay hai ngón trỏ có thể in vào tờ khai theo mẫu hoặc cơ quan Công an thu vân tay hai ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào tờ khai và CMND;
  • Nộp lệ phí;
  • Các trường hợp đổi CMND phải nộp lại giấy CMND theo Quyết định số 143/CP ngày 9-8-1976 của Hội đồng Chính phủ (nếu có), CMND đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung cho cơ quan công an ngay khi làm thủ tục đổi để lưu chung với hồ sơ.

Làm lại GPLX

Sau khi có CMND mới, đối với giấy chủ quyền xe, mọi nggười sẽ liên hệ với công an cấp huyện để làm thủ tục cấp lại giấy tờ xe theo hướng dẫn của những CBCC tại đây.

Làm lại giấy tờ xe và các giấy tờ khác

Các bạn sẽ liên hệ trực tiếp đến những cơ quan chức năng có nhiệm vụ chính về hồ sơ bạn cần và làm theo hướng dẫn.

Các bạn thấy đấy, mất tiền không đáng sợ, mất giấy tờ mới đáng lo. Nó gây mất thời gian, công sức và tiền bạc của chúng ta rất nhiều, vậy nên hãy cẩn thận nhé.

Xem thêm:

>>> Các khoản thuế mà doanh nghiệp Việt Nam phải chi trả

>>> Quy định về xử phạm việc chưa sang tên đổi chủ khi mua xe cũ

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

www.luatthienminh.vn

Trân trọng !

Luật sư tư vấn về trường hợp làm mất các loại giấy tờ nhân thân và thủ tục, hồ sơ để cấp lại các loại giấy tờ này. Nội dung tư vấn như sau:

Hiện tại trong sổ hộ khẩu mẹ chồng tôi được bổ sung ngày tháng năm sinh 1/1/1954. Bà đã bị thất lạc và làm mất hết giấy khai sinh bản gốc, CMND. Khi đi làm lại CMND cho bà thì được công an thành phố trả lời là bà sai tên và ngày tháng năm sinh (Tra cứu hồ sơ gốc trước năm 2000 thì tên khai sinh là Trần Thị Hòa, tên thường gọi ở nhà là Trần Thị Bé, ngày tháng năm sinh tôi không nhớ rõ lắm) . Tìm lại hồ sơ ở nhà chỉ còn có giấy khai sinh của các con ghi tên mẹ là: Trần Thị Hòa sinh năm 1954. Công an thành phố bảo tôi phải lên UBND thành phố xin xác nhận lại thông tin mới làm thủ tục cấp giấy CMND cho mẹ chồng tôi. Như vậy có đúng không? Giờ tôi muốn làm lại giấy khai sinh, CMND cho bà có được không? Thủ tục gồm có những hồ sơ gì? Tôi muốn điều chỉnh lại thông tin trong sổ hộ khẩu hiện tại thì phải làm như thế nào? 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Mất hết giấy to tùy thân phải làm sao

Đối với trường hợp bạn muốn làm lại giấy tờ cho mẹ chồng thì cần phải có văn bản ủy quyền, văn bản ủy quyền có thể không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.

Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:

“1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh”.

Với giá trị như vậy, trước tiên bạn nên đăng ký lại giấy khai sinh cho mẹ chồng.

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn thường trú có thẩm quyền thực hiện đăng ký lại khai sinh.

Khoản 1 điều 26 NĐ 123/2015 quy định hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm các giấy tờ sau đây:

“a) Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;

b) Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;

…”.

Bên cạnh đó, điều 9 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định:

“Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm:

1. Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh).

2. Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.

3. Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh không có giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ sau đây là cơ sở để xác định nội dung đăng ký lại khai sinh:

a) Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;

b) Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú;

c) Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;

d) Giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân;

đ) Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

…”

Về sổ hộ khẩu, bạn nộp hồ sơ điều chỉnh hay đổi sổ hộ khẩu tại Công an quận, huyện. Hồ sơ bao gồm:

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

- Sổ hộ khẩu;

- Các giấy tờ chứng minh sự thay đổi.

Về CMND, bạn thực hiện xin cấp lại tại Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị (mẫu CM3) có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công   an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú;

- Hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể)

- Kê khai tờ khai cấp CMND;

- Lăn tay, chụp ảnh hoặc công dân nộp ảnh theo quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Chu Thị Ngọc Mai - Luật Minh Gia