Mẫu nhiệm vụ thiết kế mới nhất

Phê duyệt và ban hành các tập thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với các dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, với các nội dung chính sau:

1.Tên hồ sơ: Các tập thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với các dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, bao gồm 24 tập hồ sơ sau:

...

1.5. Nhà văn hóa thôn (kí hiệu: VHT-80A);

... (Mời quý độc giả xem tiếp phần 6)

2. Đơn vị thực hiện: Phòng Quản lý xây dựng.

3. Đơn vị lập hồ sơ thiết kế mẫu:Trung tâm Quy hoạch và Kiểm định xây dựng.

4. Địa điểm xây dựng: Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

5. Giải pháp thiết kế chủ yếu: (Có phụ lục kèm theo).

Căn cứ Luật Xây Dựng năm 2014; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Chính Phủ quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bào trì công trình xây dựng (gọi tắt là thông tư số 26/2016/TT-BXD), quy định:

1. Chủ đầu tư lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.

2. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đê xuât chủ trương đâu tư xây dựng công trình. Nhiệm vụ thiêt kê xây dựng công trình là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập thiết kế xây dựng công trình. Chủ đầu tư có thể thuê tố chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thâm tra nhiệm vụ thiết kê khi cần thiết

3. Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình bao gồm:

a) Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình;

b) Mục tiêu xây dựng công trình;

c) Địa điểm xây dựng công trình;

d) Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;

đ) Các yêu câu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và các yêu câu kỹ thuật khác đôi với công trình.

4. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.

 

1. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thì nhiệm vụ khảo sát do nhà thầu thiết kế lập. Trường hợp chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng. 

Theo quy định tại Điều 85 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 thì chủ đầu tư có nghĩa vụ xác định nhiệm vụ thiết kế dựng. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập thiết kế xây dựng công trình (theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP). 

 

2. Hồ sơ thiết kế xây dựng

2.1 Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng

2.1.1 Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng được quy định như sau:

- Hồ sơ thiết kế xây dựng được lập cho từng công trình bao gồm: thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và quy trình bảo trì công trình xây dựng (nếu có);

- Bản vẽ thiết kế xây dựng phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong xây dựng hoạt động. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế xây dựng phải xác nhận vào hồ sơ và đóng dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng là tổ chức;

- Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế xây dựng, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ theo khuôn khổ thống nhất, được lập danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài;

- Bộ trưởng Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quy cách nội dung hồ sơ thiết kế xây dựng tương ứng với từng bước thiết kế xây dựng.

2.1.2 Chỉ dẫn kỹ thuật được quy định như sau:

- Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở để thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình, thi công và nghiệm thu công trình xây dựng. Chỉ dẫn kỹ thuật do nhà thầu kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác được chủ đầu tư thuê lập. Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là một thành phần của hồ sơ mời thầu thi công công trình xây dựng, làm cơ sở để quản lý thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình.

- Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế xây dựng.

- Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thiết kế xây dựng hoặc nhà thầu tư vấn khác thực hiện lập riêng chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II. Đối với các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lập riêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng.

- Hồ sơ thiết kế xây dựng là thành phàn của hồ sơ hoàn thành công trình và phải được lưu trữ theo quy định của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và pháp luật về lưu trữ.

 

2.2 Hồ sơ thiết kế xây dựng bao gồm những gì?

2.2.1 Hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng là gì?

Căn cứ vào nghị định 37/2015/NĐ-CP, hồ sơ bản vẽ thiết kế xây dựng sẽ bao gồm 3 phần chính là:

Hồ sơ thiết kế cơ sở, hồ sơ thiết kế kỹ thuật và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công

Mỗi nội dung của các bộ hồ sơ này lại bao gồm những hồ sơ bắt buộc khác

2.2.2 Hồ sơ thiết kế cơ sở

Chủ yếu trình bày thuyết minh thiết kế: thông tin chung của dự, tóm tắt địa điểm, quy mô, giải pháp quy hoạch tổng thể mặt bằng, hệ thống kỹ thuật chính, hạ tầng, kích thước khối lượng chính, mốc định vị, kết nối hạ tầng....

Phối cảnh toàn bộ công trình

Phương án PCCC

Phương án công nghệ 

Diễn giải các tài liệu pháp lý liên quan

Lưu ý: Bản vẽ thiết kế ghi rõ kích cỡ, tỷ lệ. Thường bao gồm: các mặt cắt ngang, mặt cắt dọc chính, mặt đứng.... Sơ đồ mặt bằng, bố trí, kích thước kết cấu chịu lực chính như nền, móng, sàn, cột... Hệ thống bên trong, bên ngoài công trình, PCCC...

2.2.3 Hồ sơ thiết kế kỹ thuật 

Bao gồm hồ sơ thuyết minh thiết kế kỹ thuật: Căn cứ để lập thiết kế, danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, các yếu tố tác động tới thiết kế. Năng lực, công nghệ, biện pháp an toàn và giải pháp kiến trúc chi tiết.

Bản vẽ phối cảnh tổng quan, phối cảnh chi tiết. Bản vẽ chi tiết từng hạng mục...

Dự toán: Dự toán xây dựng chi tiết công trình và từng hạng mục. Các chi phí quản lý dự án, giải phóng mặt bằng.... Tổng chi phí dự toán không được vượt quá tổng chi phí đầu tư được duyệt.

2.2.4 Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công

- Bản vẽ chi tiết mặt bằng, chi tiết từng hạng mục, chất lượng, quy cách, số lượng... của vật liệu, thiết bị. Các tiêu chuẩn đi kèm từng hạng mục. Thuyết minh chi tiết những nội dung mà bản vẽ không thể hiện được hết

- Chỉ dẫn về phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành, bảo vệ môi trường

Quy định kỹ thuật bảo hành bảo trì....

 Tóm lại là tất cả những phần liên quan đến mặt cắt, kết cấu, điện, nước, ánh sáng nhằm phục vụ cho việc bắt tay vào xây dựng công trình đó.

- Ước lượng dự toán chi phí xây dựng cho từng hạng mục. 

 

3. Quy trình thiết kế công trình xây dựng và tiêu chuẩn thiết kế công trình

3.1 Tiêu chuẩn và yêu cầu đối với thiết kế công trình xây dựng

Các công trình xây dựng phải đảm bảo những yêu cầu của điều 52 trong nghị định chính phủ về việc quản lý và đảm bảo chất lượng các công trình xây dựng. Những yêu cầu và tiêu chuẩn đó là:

  • Bản thiết kế công trình xây dựng cần phải phù hợp với các quy hoạch, hoạch định về cảnh quan, xây dựng, điều kiện tự nhiên cũng như các quy định trong kiến trúc, đồng thời cũng phải được phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền.
  • Bộ phần nền móng của công trình cần phải vững chắc, không bị rạn nứt, lún, biến dạng nhiều hơn giới hạn được cho phép. Gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của công trình. Hoặc gây tác động tới các công trình lân cận.
  • Đảm bảo các tiêu chuẩn về xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ đang được áp dụng trong văn bản hiện hành. Cùng với đó, các công trình trong công cộng cũng cần đảm bảo thiết kế theo tiêu chuẩn dành cho người bị tàn tật.
  • Công trình xây dựng cần đồng bộ, đáp ứng được các yêu cầu trong sử dụng và vận hành.
  • Bên cạnh đó, thiết kế công trình cần phải đảm bảo yếu tố về phong tục tập quán của từng địa phương, từng khu vực xây dựng.
  • Đảm bảo các yếu tố về an toàn cho con người khi công trình xuất hiện sự cố. Đồng thời, cũng thuận lợi cho các hoạt dộng như cứu nạn, chữa cháy.
  • Bên cạnh đó cũng cần chắc chắn rằng các công trình đó khoảng cách đảm bảo an toàn. Sử dụng vật liệu, trang bị chống cháy tốt. Từ đó, giảm thiểu và hạn chế được tối đa tác hại của đám cháy tới công trình cũng như công trình lân cận.

 

3.2 Quy trình thiết kế công trình xây dựng hiện nay 

Quy định về pháp luật về các bước thi công, thiết kế công trình

Theo Điều 23 trong Nghị định Chính phủ số 59/2015/NĐ-CP về việc cai quản các dự án đầu tư và thi công, thiết kế thi công được ghi như sau:

- Thiết kế thi công gồm 4 bước chính và 1 bước phụ:

  • Bước 1: Lên kế hoạch thiết kế sơ bộ
  • Bước 2: Thiết kế cơ sở
  • Bước 3: Thiết kế kỹ thuật
  • Bước 4: Thiết kế các bản vẽ xây dựng
  • Bước 5: Quy trình thiết kế bổ sung riêng theo các thông lệ quốc tế hoặc do chủ đầu tư đưa ra khi quyết định đầu tư vào dự án

- Dự án khi đầu tư thi công có thể gồm 1 hoặc nhiều công trình. Mỗi công trình lại có nhiều cấp độ khác nhau. Tùy theo từng cấp độ, chế độ dự án. Việc đề xuất, điều khoản số bước trong thiết kế công trình do phía chủ đầu tư xác định. Cụ thể là:

  • Thiết kế 1 bước: là bản vẽ thiết kế áp dụng cho công trình có yêu cầu cần lập văn bản báo cáo kinh tế và kỹ thuật đầu tư
  • Thiết kế 2 bước bao gồm: bản thiết kế cơ sở và bản vẽ thiết kế thi công. Thiết kế 2 bước áp dụng cho công trình cần lập dự án đầu tư.
  • Thiết kế 3 bước bao gồm: thiết kế về cơ sở, kỹ thuật và bản vẽ. Thiết kế 3 bước được sử dụng cho công trình có quy mô lớn, cần lập dự án đầu tư, đồng thời hỏi kỹ thuật, khiếu nại xây dựng cực kỳ phức tạp.

 

3.3 Trình tự quy trình thiết kế công trình xây dựng thực tế

Trong thực tế, quy trình thiết kế công trình xây dựng gồm có 6 bước sau đây:

Bước 1: Thu nhập và tiếp nhận các yêu cầu về thông tin từ phía chủ đầu tư

Ở bước này, Bên tiếp nhân thiết kế công trình sẽ yêu cầu chủ đầu tư cung cấp về những yêu cầu mong muốn của chủ đầu tư. Cùng với đó là xem xét các yếu tố như: giấy phép xây dựng, tiêu chuẩn trong thiết kế công trình ở khu vực xây dựng...

Bước 2: Lên phương án bố trí, thiết kế mặt bằng kiến trúc

Sau khi đã nắm bắt được đầy đủ thông tin cần thiết mà bên chủ đầu tư cung cấp, cùng tìm hiểu. Bên tiếp nhận sẽ lên phương án thiết kế, cách bố trí toàn bộ mặt bằng kiến trúc cần phác thảo.

Bước 3: Hiệu chỉnh thiết kế theo các yêu cầu và bổ sung của chủ đầu tư và ký kết hợp

Bước thứ 3 và cũng là bước quan trọng nhất trong quy trình thiết kế công trình xây dựng. Ở bước này, sau khi đã có được bản vẽ cơ sở. Bên tiếp nhận sẽ gặp mặt chủ đầu tư. Tiếp theo sẽ ghi nhận những yêu cầu, bổ sung, những khu vực cần chỉnh sửa từ bên chủ đầu tư.

Sau khi thảo luận và thống nhất đi đến phương án cuối cùng, 2 bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.

Bước 4: Lập đề xuất, phương án mô hình thiết kế 3D. Điều chỉnh thiết kế theo các yêu cầu của chủ đầu tư.

Sau khi ký kết hợp đồng, bên tiếp nhận sẽ sửa lại bản phương án theo yêu cầu mới nhất, sau đó tiến hành vẽ, tái dựng bản vẽ thành mô hình thiết kế 3D nội - ngoại thất cho công trình xây dựng.

Bước 5: Tiến hành triển khai, thực hiện hồ sơ chi tiết về kết cấu, kỹ thuật, PCCC, điện nước....

Trong quá trình thiết kế bản vẽ mô hình 3D. Bên tiếp nhận cũng triển khai các chi tiết kỹ thuật về đường điện nước, PCCC đảm bảo công năng sử dụng, an toàn kỹ thuật theo các quy định trong pháp luật cũng như của khu vực.

Bước 6: Trình cho khách hàng xem xét, ký duyệt. Bàn giao bản thiết kế

Bước cuối cùng trong quy trình thiết kế là trình khách hàng xem xét và ký duyệt bản vẽ. Ở bước cuối này, bên chủ đầu tư sẽ xem xét bản vẽ 3D của bên tiếp nhận đã đúng theo yêu cầu mong muốn của mình chưa. Bản vẽ thiết kế công trình có đảm bảo các yếu tố về địa phương, an toàn, công năng sử dụng hay không.

Nếu tất cả các yếu tố đã được đảm bảo, thì lúc này 2 bên đi đến bước cuối là bàn giao bản vẽ và thanh toán.

Bài viết trên của Luật Minh Khuê đã cung cấp tới quý bạn đọc nội dung nhiệm vụ thiết kế công trình xây dựng. Hi vọng bài viết đã mang tới bạn những thông tin hữu ích. Trân trọng cảm ơn!