Máy nhà mình LG đang giặt thì thấy như vậy nhờ sem giùm

Quạt điều hòa hay còn gọi là quạt hơi nước, đây là thiết bị làm mát khá đơn giản nhưng rất hiệu quả, được sử dụng ngày càng phổ biến trong mọi gia đình. Trong quá trình sử dụng có thể gặp một số trục trặc và cần phải liên hệ sửa chữa . Homecare24h là nơi bạn sẽ tìm thấy mọi hướng dẫn sửa thiết bị gia đình, trong nội dung này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn kiểm tra và sửa quạt điều hòa tại nhà, đơn giản và nhanh chóng.

I. Nguyên lý hoạt động quạt điều hòa

Trước khi chúng ta tiến hành sửa quạt điều hòa hay tìm hiểu về quạt điều hòa để sửa chữa, việc hiểu rõ nguyên lý làm việc quạt điều hòa là cần thiết, chúng ta sẽ biết rõ những bộ phận cơ bản trong quạt hoạt động như nào. Về cơ bản, quạt điều hòa gồm các bộ phận chính như quạt thổi gió, tấm làm mát, bơm nước, màng lọc bụi, thùng đựng nước, bộ phận điều khiển, khung vỏ. 

Nguyên lý làm việc được mô tả cơ bản như sau: gió được hút đi từ phía sau hoặc 2 bên thành quạt để thổi ra phía trước, gió đi qua các tấm lọc bụi rồi qua tấm làm mát, khi qua tấm lọc bụi thì bụi bẩn trong không khí sẽ được giữ lại hầu hết trên các tấm lọc, khi gió đi qua tấm làm mát sẽ mang theo hơi nước đồng thời nhiệt độ trong không khí được nước hấp thụ khi bay hơi. Nước chảy liên tục từ trên xuống dưới tấm làm mát được thực hiện thông qua hệ thống bơm nước trong quạt, chính vì vậy không khí được làm mát liên tục khi đi qua tấm làm mát, nhiệt độ không khí trước và sau khi đi qua quạt điều hòa có thể chênh lệch tới 5-7oC. Tuy nhiên, sử dụng quạt điều hòa liên tục sẽ làm độ ẩm trong phòng tăng cao, gây ẩm mốc, việc kết hợp sử dụng cả điều hòa và quạt điều hòa sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

II. Các lỗi thường gặp của quạt điều hòa

Việc sửa quạt điều hòa, sửa quạt hơi nước sẽ được thực hiện dễ dàng hơn khi chúng ta biết quạt điều hòa đang bị tình trạng gì, có những biểu hiện như thế nào, khi đó chúng ta chỉ cần dựa theo các nội dung hướng dẫn được liệt kê trong phần này để tìm hiểu, kiểm tra và sửa chữa phù hợp nhất. Dưới đây là các trục trặc thường gặp của quạt điều hòa:

Đây là vấn đề chung mà Homecare24h muốn nhắc lại để người sử dụng chủ động tìm hiểu tình trạng cụ thể của thiết bị, nhằm lựa chọn phương pháp phù hợp. Chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp khi khách hàng gọi điện cần tư vấn hay yêu cầu sửa chữa nhưng lại không biết tình trạng thiết bị như thế nào, tất nhiên nếu kỹ thuật đến tận nhà sẽ không gặp vấn đề gì, tuy nhiên có rất nhiều trục trặc nho nhỏ mà tự người sử dụng cũng có thể xử lý khi được hướng dẫn. Do vậy, chính bản thân người sử dụng cũng cần tìm hiểu thêm về thiết bị.

  • Quạt điều hòa không vào điện

Quạt không vào điện sẽ không có hiện tượng gì xảy ra khi được cấp nguồn điện, trường hợp này thường do dây nguồn bị đứt ở vị trí nào đó, do ổ cắm bị move hoặc do các mối nối bị tuột, cũng có thể bị cháy cầu trì bên trong. Để sửa quạt điều hòa trong trường hợp này chúng ta hãy xem trong nội dung chi tiết.

Trường hợp quạt điều hòa không chạy, tức là đã có điện cấp vào được thể hiện trên các đèn báo ở phần điều khiển, tuy nhiên khi bật quạt lại không chạy. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở phần thực thi trong quạt, nói cách khác là điện không cấp vào động cơ quạt hoặc động cơ quạt bị hỏng. Xem hướng dẫn trong nội dung chi tiết.

Quạt điều hòa không mát có một số nguyên nhân như bơm nước không hoạt động, tấm lọc bụi quá bẩn, dòng nước chảy không đều trong tấm làm mát, nước trong quạt không mát… Homecare24h đã hướng dẫn chi tiết cụ thể cách kiểm tra xử lý trong nội dung chi tiết.

  • Quạt điều hòa không bơm nước

Hệ thống bơm nước trong quạt điều hòa có nhiệm vụ bơm nước từ thùng nước dưới đáy quạt lên trên đỉnh để thực hiện tuần hoàn nước liên tục qua tấm làm mát nhằm làm mát không khí đi qua nó. Sửa quạt điều hòa không bơm nước cần tìm hiểu về hệ thống bơm nước trong quạt, cách kiểm tra và xử lý hãy xem trong hướng dẫn.

  • Quạt điều hòa bị chảy nước

Cần tìm hiểu xem quạt điều hòa bị chảy nước ở đâu, ở vị trí nào để biết nguyên nhân. Một số vị trí có thể bị chảy nước dẫn tới nước chảy ra sàn nhà như thùng nước bị thủng, đường ống dẫn nước bị rò rỉ, máng hứng nước trên đỉnh máy bị tràn, ….Xem trong phần hướng dẫn của trục trặc này.

  • Quạt điều hòa có mùi tanh

Mùi tanh thoát ra từ quạt điều hòa thường do nước trong quạt quá bẩn, nước chảy liên tục sẽ hấp thụ nhiệt đồng thời cuốn theo cả bụi bẩn xuống thùng nước bên dưới. Qua vài ngày nước trong thùng sẽ rất bẩn và bốc mùi, chúng ta cần thay nước thường xuyên hơn.

Nguyên nhân quạt điều hòa kêu to hơn bình thường chủ yếu do phần quạt, do động cơ điện có vấn đề, một nguyên nhân nữa có ảnh hưởng đôi chút là các tấm lọc bụi hai bên quá bẩn dẫn tới áp suất hút tăng lên, gió đi qua các khe hẹp sẽ gây âm thanh lớn hơn. Hãy kiểm tra các nguyên nhân này.

  • Quạt điều hòa có mùi khét

Nếu quạt điều hòa có mùi khét khi đang sử dụng, hãy tắt ngay để kiểm tra. Nguyên nhân có thể nằm ở hệ thống dây điện chập trờn, động cơ điện của quạt quá nóng, bơm nước chạy không tải…Xem trong hướng dẫn cụ thể.

Mùi hôi phát ra từ quạt thường do bụi bẩn bám rất nhiều trên tấm lọc bụi, trên tấm làm mát, bụi bẩn kết hợp với độ ẩm cao sẽ sinh ra nấm mốc, kèm thêm bình nước bẩn bên dưới sẽ tạo mùi hôi khó chịu. Hãy vệ sinh và thay nước thường xuyên để tránh có mùi hôi.

Nguyên nhân do cửa hút gió bị cản và động cơ quạt chạy yếu, xem hướng dẫn kiểm tra và xử lý trong nội dung hướng dẫn chi tiết.

Trên đây là các lỗi thường gặp của quạt điều hòa mà chúng ta có thể tham khảo để kiểm tra và tự sửa chữa tại nhà, Homecare24h có hướng dẫn chi tiết trong từng nội dung cụ thể.

III. Sửa quạt điều hòa cần những gì

Các bước sửa quạt điều hòa cụ thể đã được hướng dẫn trong các nội dung chi tiết về từng loại trục trặc cụ thể. Để kiểm tra và sửa chữa, chúng ta hãy chuẩn bị các dụng cụ cơ bản như tuốc nơ vít 4 cạnh, bút thử điện, kìm cắt dây, đồng hồ đo (nếu có), băng dính điện nano. Đây là những dụng cụ cơ bản để chúng ta có thể tự mình kiểm tra và sửa chữa các thiết bị gia đình với các lỗi đơn giản.

IV. Liên hệ sửa quạt điều hòa

Sửa quạt điều hòa, quạt điện, máy xay sinh tố và các thiết bị đơn giản khác sử dụng trong gia đình đều có thể tự mình kiểm tra phát hiện lỗi và sửa chữa. Tuy nhiên, với những người biết chút ít kỹ thuật và có tính mày mò tìm tòi sửa chữa, việc này sẽ trở nên dễ dàng, ngược lại nếu chúng ta ngại và không có thời gian, tốt nhất nên liên hệ bảo hành hoặc các dịch vụ sửa chữa uy tín khác. Trung tâm Homecare24h có thể tư vấn cho người sử dụng dễ dàng sửa chữa, khi cần thiết, nhân viên HC24h sẽ đến tận nhà sửa thiết bị cho bạn. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được trợ giúp hoặc để lại câu hỏi trong phần bình luận dưới đây, xin cảm ơn.

Hotline: 0888 610 118 – hiện tại dịch vụ chỉ có tại Hà Nội

Bài viết này được xem như kiến thức dành riêng cho các kỹ thuật viên chuyên ngành sửa chữa điện lạnh, nhưng thiết nghĩ đây cũng là nguồn thông tin quý báu cần thiết cho quý khách hàng, để có thể hiểu thêm về các hư hỏng thường của máy lạnh và cách khắc phục. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng quý khách hàng có thể tự tay sửa chữa và khắc phục các lỗi mà máy lạnh thường gặp phải, hoặc ít ra có thể trang bị kinh nghiệm cho mình để có thể lựa chọn trung tâm sửa chữa điện lạnh uy tín, tránh các trường hợp đáng tiếc như báo giá sai, báo không đúng hư hỏng, …khiến cho quý khách hàng mất khá nhiều thời gian và tiền bạn.

Máy nhà mình LG đang giặt thì thấy như vậy nhờ sem giùm

Block không chạy: Block được xem là trái tim của máy lạnh, khi block không chạy thì máy lạnh sẽ không lạnh. Một số nguyên nhân khiến cho block không chạy.

  • Cháy một trong các cuộn dây động cơ bên trong, trường hợp này có thể dẫn tới nhảy CB nguồn.
  • Nhảy thermic bảo vệ máy nén: thường do hư tụ, quạt dàn nóng yếu hoặc hư, motor máy nén không quay.
  • Mất nguồn cấp đến máy nén: do lỗ do board điều khiển, contactor không đóng, hở mạch.

Xem thêm: Hướng dẫn thay block máy lạnh, tủ lạnh

Máy bị thiếu gas, hết gas: Máy lạnh là một hệ thống kín và gas lạnh bên trong máy là loại hóa chất rất bền không bị phân hủy trong điều kiện hoạt động của máy nên không có hiện tượng hao hụt gas. Máy chỉ thiếu gas, hết gas trong trường hợp bị rò rỉ, xì trên đường ống, tại các van, các chỗ đấu nối ống bằng rắc-co… hay trong quá trình lắp mới người sửa máy lạnh không kiểm tra và nạp đủ gas. Một số nguyên nhân khiến máy thiếu gas.

  • Trong một số máy lạnh, khi bị thiếu gas board điều khiển sẽ tự động tắt máy sau khoảng 5-10 phút và báo lỗi trên dàn lạnh.
  • Áp suất gas hút về máy nén thấp hơn áp làm việc bình thường (bình thường từ 65-75psi). Áp suất phía cao áp cũng thấp hơn bình thường.
  • Dòng điện hoạt động thấp hơn dòng định mức ghi trên máy.
  • Có hiện tượng bám tuyết ngay van ống nhỏ của dàn nóng.
  • Nếu bị xì hết gas máy không lạnh. Nếu bị thiếu gas máy kém lạnh.

Máy lạnh quá lạnh

Nguyên nhân:

  • Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư.
  • Chỉnh nhiệt độ xuống quá thấp so với nhu cầu sử dụng.

Cách khắc phục:

  • Sét lại nhiệt độ cho phù hợp.
  • Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn.

Máy nén chạy ồn: Khi máy lạnh của bạn bị hiện tượng này thì bạn thường nghe được tiếng ồn phát ra từ phía giàn nóng, tức là từ phía cục nóng thường đặt ngoài trời.

Nguyên nhân:

  • Có sự tiếp xúc của 1 ống này với ống khác hoặc vỏ máy.
  • Chưa tháo các tấm vận chuyển.
  • Có các bulong hay đinh vít bị lỏng.
  • Có chi tiết bên trong máy nén bị hư.
  • Dư gas.

Cách khắc phục:

  • Nắn thẳng hay cố định ống sao cho không tiếp xúc với ống hoặc các chi tiết kim loại khác. Kiểm tra xem mặt đế đặt máy nén có bị xiên, lũng hay bị cong làm cho máy nén bị xiên và đụng với thành của võ giàn nóng – cục nóng và gây nên kêu. Kiểm tra xem các buloong phía dưới đáy máy nén xem có lỏng hay không. Nếu lõng thì xiết vừa phải nhé. Không được xiết chặt các buloong đó nhé.
  • Tháo các tấm vận chuyển nhằm để cho hệ máy đỡ va chạm và gây kêu.
  • Vặn chặt các bulông hay vis, kiểm tra xem máy nén có đúng với tình trạng như ban đầu hay không nhé.
  • Thay máy nén bằng cách đi mua máy nén đúng mã số, thương hiệu, đúng công suất và thay thế hoặc nhờ tới chuyên viên thay thế.
  • Rút bớt lượng gas đã sạc bằng cách xả ga ra môi trường bằng khóa lục giác. Vị trí xả ra ngay tại đầu côn phía cuối của giàn nóng – cục nóng.

Áp suất hút thấp

Nguyên nhân:

  • Bầu cảm biến của van tiết lưu bị xì.
  • Van tiết lưu hay ống mao bị nghẹt hoàn toàn.
  • Van tiết lưu bị nghẹt.
  • Không đủ không khí đi qua dàn lạnh.
  • Dàn lạnh bị dơ.
  • Lọc gió bị dơ.
  • Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt.
  • Thiếu gas.

Cách khắc phục:

  • Thử xì.
  • Thay thế chi tiết cản trở.
  • Kiểm tra quạt.
  • Thay valve hoặc ống mao.

Áp suất hút cao.

Nguyên nhân:

  • Tải quá nặng.
  • Vị trí lắp cảm biến không đúng.
  • Máy nén hoạt động không hiệu quả.
  • Dư gas.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra tải.
  • Đổi vị trí lắp cảm biến.
  • Kiểm tra hiệu suất máy nén.
  • Rút bớt lượng gas đã sạc.

Máy chạy liên tục nhưng không lạnh

Nguyên nhân:

  • Thiếu gas.
  • Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt.
  • Tải quá nặng.
  • Máy nén hoạt động không hiệu quả.
  • Không khí giải nhiệt không tuần hoàn.
  • Có không khí hay khí không ngưng trong.
  • Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.
  • Không đủ không khí đi qua dàn lạnh.
  • Dàn lạnh bị dơ.
  • Lọc gió bị dơ.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra tải.
  • Kiểm tra hiệu suất máy nén.
  • Tháo dỡ các vật cản dòng không khí giải nhiệt.
  • Rút gas hút chân không và sạc gas mới.
  • Bảo trì dàn nóng.
  • Kiểm tra quạt.
  • Làm sạch.
  • Thay thế chi tiết cản trở.
  • Thử xì, đo Gas, xạc Gas, kiểm tra P ht, xả…

Áp suất nén cao

Nguyên nhân:

  • Thiếu không khí hoặc nước giải nhiệt.
  • Nhiệt độ của không khí hoặc nước giải nhiệt cao.
  • Không khí giải nhiệt không tuần hoàn.
  • Có không khí hay khí không ngưng trong máy lạnh.
  • Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.
  • Dư gas.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra và tăng quá trình giải nhiệt.
  • Cưa máy nén ra kiểm tra, sửa chữa, thay thế.
  • Tháo dỡ các vật cản dòng không khí giải nhiệt.
  • Rút gas hút chân không và sạc gas mới.
  • Bảo trì dàn nóng.
  • Rút bớt lượng gas đã sạc.

Áp suất nén thấp

Nguyên nhân:

  • Máy nén hoạt động không hiệu quả.
  • Thiếu gas.
  • Cách khắc phục:
  • Kiểm tra hiệu suất máy nén.
  • Thử xì.

Máy chạy và ngưng liên tục.

Nguyên nhân:

  • Bầu cảm biến của van tiết lưu bị xì.
  • Van tiết lưu hay ống mao bị nghẹt hoàn toàn.
  • Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.
  • Dư gas.
  • Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt.
  • Thiếu gas.
  • Điện thế thấp.
  • Cuộn dây contactor máy nén bị hư.

Cách khắc phục:

  • Thay valve.
  • Thay valve hoặc ống mao.
  • Bảo trì dàn nóng.
  • Rút bớt lượng gas đã sạc.
  • Thay thế chi tiết cản trở.
  • Thử xì.
  • Kiểm tra điện thế.
  • Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm.

Block chạy và dừng liên tục do quá tải.

Nguyên nhân:

  • Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần.
  • Dư gas.
  • Thiếu gas.
  • Điện thế thấp.
  • Cuộn dây contactor máy nén bị hư.

Cách khắc phục:

  • Bảo trì dàn nóng.
  • Rút bớt lượng gas đã sạc.
  • Thử xì.
  • Kiểm tra điện thế.
  • Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm.

Quạt dàn lạnh không chạy.

Nguyên nhân:

  • Động cơ quạt bị ngắn mạch hay chạm vỏ.
  • Cuộn dây contactor quạt bị hư.
  • Tụ điện bị hư hay ngắn mạch.
  • Ngắn mạch hay đứt dây.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ.
  • Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm.
  • Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ.
  • Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ.

Quạt dàn nóng không chạy.

Nguyên nhân:

  • Động cơ quạt bị ngắn mạch hay chạm vỏ.
  • Cuộn dây contactor quạt bị hư.
  • Tụ điện bị hư hay ngắn mạch.
  • Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư.
  • Ngắn mạch hay đứt dây.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ.
  • Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm.
  • Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ.
  • Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn.
  • Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ.

Máy nén và quạt dàn ngưng không chạy

Nguyên nhân:

  • Cuộn dây contactor máy nén bị hư.
  • Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư.
  • Ngắn mạch hay đứt dây.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm.
  • Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn.
  • Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ.

Máy không chạy

Nguyên nhân:

  • Biến thế bị hư.
  • Thiết bị an toàn mở.
  • Ngắn mạch hay đứt dây.
  • Lỏng mối nối điện.
  • Đứt cầu chì hoặc vasitor.
  • Không có điện nguồn.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra mạch điều khiển bằng đồng hồ.
  • Kiểm tra thông mạch của thiết bị bảo vệ.
  • Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ.
  • Kiểm tra mối nối điện – xiết chặt lại.
  • Kiểm tra cỡ và loại cầu chì.
  • Kiểm tra điện thế.

Máy nén không chạy, quạt chạy

Nguyên nhân:

  • Máy nén bị kẹt.
  • Máy nén bị ngắn mạch hay chạm vỏ.
  • Cuộn dây contactor máy nén bị hư.
  • Tụ điện bị hư hay ngắn mạch.
  • Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư.
  • Ngắn mạch hay đứt dây.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ.
  • Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm.
  • Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ.
  • Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn.
  • Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ.

Remote bấm không có tác dụng: Khi hướng remote về board nhận tín hiệu trên dàn lạnh và bấm các nút điều khiển mà không nghe tín hiệu hồi đáp.

  • Board nhận tín hiệu trên dàn lạnh hư: Thay cảm biến hồng ngoại hoặc thay board.
  • Remote hư: Sử dụng remote cùng loại khác để kiểm tra.
  • Pin yếu hoặc hết pin: Phải thay pin mới.

Dàn lạnh bị chảy nước: Vỏ dàn lạnh bị đọng sương, gió thổi ra ở dạng sương hoặc thổi ra giọt nước, dàn lạnh bị đóng tuyết.

  • Dàn lạnh bị đóng tuyết: Quạt dàn lạnh không quay hoặc quay chậm. Nên sửa quạt ngay nếu không có thể dẫn tới hư máy nén (block).
  • Nếu dàn lạnh thổi ra giọt nước: Dàn lạnh quá dơ. Trong một số trường hợp là do lỗi nhà sản xuất, các dàn lạnh này có một số khe  hở quá lớn nên quạt hút luôn các giọt nước thổi ra ngoài.
  • Nếu dàn lạnh bị chảy nước nhiều: Ống nước xả bị nghẹt hoặc bị sút
  • Đa số các trường hợp này là do dàn lạnh bị dơ, cần phải vệ sinh.

Gió thổi ra khỏi dàn lạnh có mùi hôi

  • Có mùi hắc của gas: Dàn lạnh bị xì gas. Trường hợp này nên tắt máy và mở cửa phòng và quạt hút cho thông thoáng. Gas lạnh ở nồng độ cao sẽ gây choáng hoặc bất tỉnh nếu hít phải.
  • Có mùi hôi nhà vệ sinh: Do ống nước xả dàn lạnh nối trực tiếp với hệ thống ống nước xả nhà vệ sinh hoặc hố gas mà không có bẫy hơi, mùi hôi trong ống xả hoặc hố gas đi ngược vào dàn lạnh gây hôi.
  • Có mùi hôi nấm mốc: Do lâu ngày không sử dụng nên có nấm mốc trong dàn lạnh. Máy chạy khoảng một chút sẽ hết mùi hôi. Nên vệ sinh máy vì nấm mốc không tốt cho sức khỏe.

Máy kém lạnh

  • Máy không đủ công suất do lắp vào phòng quá lớn (máy 1HP chỉ có thể làm lạnh cho phòng sinh hoạt gia đình tối đa 45m3 ở nhiệt độ khoảng 24-25oC)
  • Dàn lạnh và dàn nóng bị dơ: Cần phải vệ sinh máy lạnh.
  • Bị thiếu gas: Quan sát 2 ống đồng nối vào dàn nóng, ống nhỏ bị bám tuyết, ống lớn không ướt nếu sờ vào không lạnh lắm. Gió thổi ra dàn nóng không nóng lắm.

Xem thêm : Hướng dẫn làm vệ sinh máy lạnh tại nhà

Máy không lạnh hoặc lúc lạnh lúc không

  • Trường hợp máy lúc lạnh lúc không là do chỉnh remote ở chế độ Dry hoặc sự cố ở dàn nóng hoặc bị thiếu gas.
  • Board điều khiển trên dàn lạnh hư.
  • Máy nén (block) bị sự cố: Quạt dàn nóng quay nhưng máy nén không chạy(không nghe tiếng máy nén chạy)
  • Quạt dàn nóng bị sự cố: Theo dõi khoảnh 10-20 phút không thấy quạt dàn nóng quay hoặc quay chậm hơn bình thường. Khi quạt dàn nóng không quay hoặc quay chậm, máy nén (block) sẽ chạy và ngưng bất thường (lắng nghe tiếng máy nén chạy)
  • Xì hết gas: Kiểm tra rất dễ bằng cách quan sát 2 ống đồng nối vào dàn nóng, cả 2 ống nhỏ và lớn đều không ướt, sờ vào không lạnh (khi máy lạnh hoạt động tốt, cả 2 ống đều có nhiệt độ gần bằng nhau khoảng 57oC, nhìn bằng mắt 2 ống đều bị ướt). Gió thổi ra dàn nóng không nóng.
  • Chỉnh chế độ hoạt động trên remote không đúng: Kiểm tra trên remote đã chỉnh đúng chế độ (mode) Cool hoặc Auto không, nếu không thì chỉnh lại. Các chế độ Dry, Fan, Heat đều không làm lạnh. Một số trường hợp bật chế độ Timer cũng có thể không lạnh.

Trong tất cả các trường hợp này, người sử dụng nên tắt máy và gọi ngay nhân viên kỹ thuật đến sửa, không nên cho máy chạy tiếp vì sẽ dẫn tới hư máy nén.