Mẹo chữa nồi nấu bị đỏ

Bạn muốn là người sớm nhất nhận khuyến mãi từ Kocher

Đăng ký ngay

Mẹo chữa nồi nấu bị đỏ
Đặt xoong, chảo ngâm nước muối lên bếp đun sôi, sau đó ngâm khoảng 1 giờ rồi cọ bằng nước rửa bát

Khi xoong nồi bị cháy, bạn có thể lấy nước rửa bát đun ở lửa lớn. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun trong vòng 10 phút rồi tắt bếp, đổ nước rửa bát ra ngoài. Sau đó, bạn dùng một chiếc thìa để cạo sạch phần cháy và đánh nhẹ bằng cọ sắt. Mẹo này sẽ giúp vết cháy nồi không còn nữa.

Mẹo chữa nồi nấu bị đỏ

2. Sử dụng nước sốt cà chua

Khi xoong, nồi bị cặn cháy bám vào bạn có thể rải đều nước sốt cà chua lên bề mặt những nơi bị cháy, để yên trong vòng 30 phút rồi có thể dùng miếng rửa chén chà sạch lớp bám bẩn. Rửa sạch lại bằng nước rửa bát rồi lau sạch là được.

3. Sử dụng muối hạt

Với một số loại xoong, chảo được làm từ thép không gỉ bạn có thể đổ nước ngập phần bị cháy trong xoong rồi thêm hai thìa muối vào nước, khuấy đều đến khi muối tan hết.

Cứ để yên trong vòng 1 giờ rồi tiến hành cọ lại bằng nước rửa bát. Nếu những vết bám bẩn vẫn không bong ra hết, bạn có thể đặt xoong, chảo ngâm nước muối lên bếp đun sôi, sau đó ngâm khoảng 1 giờ rồi cọ lại.

4. Sử dụng chanh

Chanh đem cắt thành các lát mỏng rồi xếp lên đáy nồi, đổ nước xâm xấp rồi đun sôi. Khi nước sôi, bạn hạ nhỏ lửa, dùng thìa cạo vào các miếng cháy cho đến khi các vết đen bong ra, sau đó rửa sạch lại.

Cũng có thể tắt bếp, để nồi qua đêm mới rửa, khả năng tẩy vết cháy, chất bẩn sẽ cao hơn.

5. Sử dụng dấm

Dấm không chỉ là gia vị nấu ăn mà còn có thể giúp bạn cọ sạch xoong, nồi khi bị cháy. Thao tác là đổ khoảng 3 muỗng canh dấm vào nồi nước (nửa nồi nước) rồi đun sôi trong khoảng 30 phút. Khi nước sôi, nhớ mở vung để hơi nước thoát ra ngoài. Với cách này, các vết cháy ở đáy nồi sẽ tự bong ra, còn hơi nước bốc lên còn có tác dụng khử mùi hôi trong bếp.

Bạn cũng có thể ngâm nồi với dấm qua đêm, sau đó cọ sạch lại bằng nước rửa bát.

6. Sử dụng baking soda

Cho khoảng 2 thìa baking soda vào nồi ngâm từ 3-8 tiếng sau đó rửa sạch lại bằng nước rửa bát.

Hoặc cho 1-2 muỗng canh nước rửa chén vào trong nồi bị cháy. Cho baking soda đều lên toàn bộ lòng nồi. Cho nước vào trong nồi ngập đáy nồi. Đặt nồi lên trên bếp và đun sôi trong vòng vài phút. Tắt bếp và đổ hết nước ra khỏi nồi. Các mảng bám cháy đen bắt đầu mềm và bong dần. Xả ngay nồi dưới vòi nước lạnh để nhanh nguội. Rửa sạch và lau sạch với một miếng bọt biển. Chiếc nồi sẽ sạch vết cháy.

7. Sử dụng vỏ táo

Nếu nhà có sẵn táo, chị em có thể dùng ít vỏ táo cho vào nồi, đun sôi liu riu trong 40 – 50 phút rồi rửa lại là được.

Trong quá trình nấu nướng, hơn một lần bạn sẽ gặp trường hợp nồi chảo bị cháy khét. Vậy trường hợp này xử lý thế nào? Hãy cùng Cet.edu.vn tìm hiểu ngay những mẹo làm sạch nồi bị cháy bằng những nguyên liệu thông dụng trong nhà bếp nhé!

Sử dụng muối

Dùng muối để làm sạch xoong nồi bị cháy hay tẩy các vết bẩn trên kim loại là cách làm rất phổ biến và được nhiều chị em nội trợ tin tưởng. Chỉ cần bạn cho vào nồi ít muối trắng và giấm, ngâm trong 15 phút. Tiếp đến, dùng miếng bọt biển chà nhẹ nhàng, các vết bẩn sẽ bong ra. Sau đó, bạn đổ thêm giấm vào ngâm 15 phút nữa rồi rửa sạch là chiếc nồi đã sạch bóng rồi đấy!

Sử dụng chanh

Bạn chuẩn bị 2 quả chanh, cắt chúng thành từng lát mỏng rồi xếp dưới đáy nồi bị cháy. Tiếp đến, cho thêm ít nước vào rồi đun sôi. Khi nước sôi lên, bạn hạ nhỏ lửa và dùng muỗng đè lên các miếng chanh và đẩy nhẹ nhàng. Chà đến khi những mảng cháy bong ra thì bạn tắt bếp và rửa lại nồi cho sạch. Cách làm này tuy đơn giản, đạt hiệu quả cao nhưng bạn bạn cần cẩn thận để không bị bỏng.

Mẹo chữa nồi nấu bị đỏ

Dùng muối làm sạch nồi là cách làm phổ biến (Ảnh: Internet)

Sử dụng Soda

Bạn đã từng nghe qua nước Soda có khả năng tẩy rửa rất tốt đúng không nào? Khi nồi bị cháy, bạn lấy ngay nước Soda cho vào nồi khi nồi còn nóng. Rồi ngâm khoảng 20 phút. Sau đó, bạn dùng nước rửa chén rửa lại thật sạch là được rồi đấy. Cách làm này cũng có thể áp dụng với những món đồ làm từ kim loại nhôm, đồng nữa đấy!

Cách làm sạch nồi bị cháy bằng xốt cà chua

Có lẽ bạn bất ngờ và đặt nghi vấn đúng không nào? Nhưng không, đây là cách có thể chữa sạch vết cháy hoàn toàn đấy. Cách làm này xuất phát từ các quốc gia phương Tây và rất phổ biến. Bạn cho xốt cà chua lên phần nồi bị cháy và để qua đêm. Sau đó, bạn dùng khăn lau sạch và rửa lại bằng nước rửa chén là nồi của bạn đã sạch tinh tươm như mới. Tuy nhiên, nhược điểm của cách làm này sẽ tốn nhiều thời gian hơn các cách còn lại. Vì vậy, bạn có thể căn nhắc dựa trên nhu cầu nấu ăn của gia đình.

Mẹo chữa nồi nấu bị đỏ

Xốt cà chua có thể làm sạch nồi bị cháy hiệu quả (Ảnh: Internet)

Sử dụng khoai tây và muối

Nghe đến khoai tây có vẻ không liên quan đến việc tẩy rửa. Tuy nhiên, khi khoai tây lết hopwk với muối sẽ tạo nên hợp chất có khả năng mài mòn và làm sạch các lớp cháy khét nhanh chóng. Bạn dùng một củ khoai tây, cho muối lên bề mặt nồi rồi dùng khoai tây chà lên. Chà đủ lực để các vết cháy bị mài mòn và bề mặt sạch sáng trở lại. Cuối cùng, bạn rửa lại với nước rửa chén.

Cách làm sạch nồi bị cháy bằng Baking Soda và giấm

Công dụng tẩy trắng của Baking Soda và giấm có lẽ không cần phải bàn cãi. Trong trường hợp này, bạn cho giấm và nước với tỉ lệ 1:1 vào nồi bị cháy. Đun sôi nước, rồi để nguội sao đó đổ nước và giấm ra rồi cho Baking Soda vào. Dùng khăn chà xát vào vết cháy. Cuối cùng, bạn rửa lại thật sạch với nước rửa chén là được.

Sử dụng vỏ táo

Sử dụng vỏ táo để làm sạch xoong nồi bị cháy đen có lẽ là cách mới lạ nên có rất nhiều người chưa biết đến. Với cách này, bạn cho vỏ táo vào nồi nước, đun sôi rồi chà nồi đến khi đánh bay vết cháy đen là được. Từ bây giờ hãy giữ lại vỏ táo để áp dụng ngay bạn nhé!

Mẹo chữa nồi nấu bị đỏ

Baking Soda hay chanh đều có tác dụng đánh bay vết bẩn, vết cháy nhanh chóng
(Ảnh: Internet)

Chỉ với một trong những cách làm sạch nồi bị cháy như trên, bạn đã tiết kiệm được một khoản khi có được chiếc nồi sáng bóng như mới mà không cần mua bộ mới đúng không nào? Những nguyên liệu kể trên cũng rất dễ tìm, thậm chí còn có sẵn trong gian bếp của gia đình. Vì thế, nếu gặp trường hợp này, đừng quên các mẹo nhỏ hữu ích này nhé! Chúc bạn thành công.

Nồi bị cháy đen phải làm sao? Đáy bị cháy khét do tác dụng nhiệt lâu ngày, phần bề mặt bị đen do đồ ăn bám dính. Những chiếc nồi như thế khiến việc bếp núc trở nên khó khăn. Cleanipedia sẽ mang đến cho 15 cách làm sạch nồi bị cháy đen tối ưu giúp bạn vượt qua “khủng hoảng” bếp núc.

Nếu như đã quen thuộc với khả năng tẩy rửa của giấm và baking soda, thì chắc bạn sẽ còn bất ngờ hơn khi biết công thức này có thể sử dụng với cả vết cháy.

  • Bước 1: Hòa một lượng giấm và nước bằng nhau vào nồi bị cháy.

  • Bước 2: Đun sôi tắt bếp, để nguội trong vòng 1 phút.

  • Bước 3: Đổ giấm ra khỏi nồi và cho bột nở (Baking soda) vào.

  • Bước 4: Dùng giẻ lau chà vào vết cháy còn sót lại.

  • Bước 5: Rửa lại bằng nước rửa chén.

Mẹo chữa nồi nấu bị đỏ

Vệ sinh, dọn dẹp sau khi nấu ăn có lẽ là công việc tồi tệ nhất với bạn và nó sẽ khó khăn hơn nếu bạn vô tình làm cháy nồi. Nếu bạn phải ngâm và chà nồi trong nhiều giờ chắc chắn sẽ là một cực hình. Bạn đừng lo lắng, có một cách làm sạch nồi bị cháy nhanh hơn đó là sử dụng muối.

  • Bước 1: Bạn hãy khuấy đều nước ấm với 2-3 thìa muối ăn rồi đổ vào nồi bị cháy và ngâm khoảng vài phút.

  • Bước 2: Đặt nồi nước lên bếp và đun sôi khoảng 15 phút. 

  • Bước 3: Đổ nước ra khỏi nổi và có để lại 1 ít nước ở đáy nồi rồi tiếp tục cho vài thìa muối ăn vào.

  • Bước 4: Dùng miếng bọt biển chà đáy nồi để loại bỏ vết cháy và rửa sạch nồi.

Mẹo chữa nồi nấu bị đỏ

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói nước Soda có khả năng tẩy rửa rất tốt (tương tự như Coca). Điều khác biệt duy nhất trong phương pháp này là bạn phải xử lý vết bẩn khi chảo vẫn còn nóng. Do đó sử dụng Coca chứa nhiều đường không phải là phương án tốt. Thay vào đó bạn sử dụng nước soda trắng để tẩy rửa chảo bị khét ở đáy sau khi nấu sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

  • Bước 1: Khi nước nồi vẫn còn nóng, hãy đổ soda vào.

  • Bước 2: Ngâm khoảng 20 phút sau đó dùng nước rửa bát rửa sạch lại một lần nữa

Mẹo chữa nồi nấu bị đỏ

Nếu như không có sẵn hai nguyên liệu trên bạn có thể sử dụng muối. Đặc biệt là muối hột dùng để ngâm rửa thức ăn. Đây là chất tẩy tự nhiên rất tốt, đặc biệt có thể kết hợp với những chất tẩy khác như nước rửa chén và chanh.

  • Bước 1: Sử dụng muối với nước rửa chén hoặc chanh (dùng nước nóng để có hiệu quả tốt hơn).

  • Bước 2: Đổ hỗn hợp trên vào nồi khoảng 5 - 10 phút.

  • Bước 3: Chà rửa khi nước vẫn còn nóng.

  • Bước 4: Rửa lại bằng nước sạch.

Mẹo chữa nồi nấu bị đỏ

Một nguyên liệu tưởng chừng như bỏ đi nhưng vẫn có thể biến chiếc nồi bị cháy trở nên như mới mà bạn không cần bỏ công sức cọ rửa nhiều. Bật mí cho bạn, nguyên liệu đơn giản đó chính là vỏ táo. Chất axit từ vỏ táo sẽ giúp loại bỏ vết bẩn, vết ố cũng như lớp cháy hiệu quả.

  • Bước 1: Đun sôi vỏ táo trong nồi bị cháy và chú ý đun nhỏ lửa khoảng từ 20-30 phút.

  • Bước 2: Để nguội nồi và rửa sạch nồi bằng nước rửa chén rồi lau khô.

Các loại nồi inox sử dụng trong nhà bếp có ưu điểm là chịu nhiệt, chịu lực tốt, dễ lau chùi nhưng nhược điểm của nồi là rất dễ bám dấu vân tay. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể khắc phục một cách dễ dàng với nước rửa kính. Bạn chỉ cần xịt nước rửa kính lên bề mặt nồi và dùng khăn mềm lau vòng tròn là có thể loại bỏ mọi vết bẩn.

Một cách làm sạch nồi bị cháy rất đơn giản khác là bạn có thể sử dụng bột giặt và đun sôi với nước. Cách này nghe có vẻ rất lạ, thế nhưng hiệu quả làm sạch lớp cháy khét dưới đáy nồi đã được nhiều người kiểm chứng.

  • Bước 1: Bạn hãy dùng nồi bị cháy để đun sôi nước rồi cho 2-3 thìa bột giặt vào và tiếp tục đun khoảng 20 phút.

  • Bước 2: Để nồi nguội bớt và bạn có thể dùng thìa để cạo lớp cháy khét một cách dễ dàng.

Coca cola là một loại đồ uống giải khát xa lạ với nhiều người. Thế nhưng, ít ai biết được rằng thứ đồ uống giải khát này lại là có vô vàn công năng khác nữa nhờ những bọt khí CO2 giúp tách các chất bẩn khỏi bề mặt vật liệu nữa đấy. Cách làm sạch nồi bị cháy bằng coca cola như sau:

  • Bước 1: Đổ nước coca cola vào nồi bị cháy và ngâm khoảng vài giờ.

  • Bước 2: Chà rửa nồi để loại bỏ lớp cháy.

Giấy sấy quần áo có thể làm được nhiều việc hơn bạn tưởng. Loại vật liệu này không chỉ có tác dụng phổ thông là làm thơm và mềm mại quần nào mà còn được dùng để làm sạch vết cháy khét dụng cụ nấu ăn. Nếu không tin, bạn hãy thử áp dụng ngay sau khi vô tình làm cháy nồi nhé.

  • Bước 1: Ngâm nồi bị cháy với nước nóng và vài giọt nước tẩy rửa.

  • Bước 2: Đặt 1 tấm giấy sấy quần áo lên bề mặt nồi rồi ấn xuống để giấy ngập nước hoàn toàn.

  • Bước 3: Ngâm nồi khoảng 1 giờ rồi chà rửa nồi để làm sạch các vết cháy sót lại. 

Xoong nồi sau một thời gian sử dụng sẽ để lại vết cháy đen hoặc ố vàng. Thế nhưng, những vết bẩn này có thể khắc phục dễ dàng để xoong nồi trở lại như mới. Cách làm rất đơn giản và chắc chắn bạn sẽ không tốn một giọt mồ hôi nào.

  • Bước 1: Đổ nước vào nồi, khoảng 2-5 cm sao có ngập lớp cháy rồi đun sôi khoảng 5-7 phút.

  • Bước 2: Bắc nồi ra khỏi bếp và để nguội bớt rồi đổ nước ra ngoài.

  • Bước 3: Dùng thìa để nào những mảnh cháy bám ở quanh nồi.

  • Bước 4: Cho 2 thìa baking soda vào nồi và chà sạch những vết bẩn còn sót lại.

Nếu cách làm sạch nồi bị cháy với nước sôi chỉ giúp ích được phần nào đó cho bạn thì hãy bổ sung thêm một nguyên liệu khác là giấm trắng. Với sự kết hợp của tính nóng và tính axit, vết cháy dù có cứng đầu đến mấy cũng có thể loại bỏ dễ dàng.

  • Bước 1: Đổ nước và giấm vào nồi với tỉ lệ bằng nhau sao cho ngập hết lớp cháy.

  • Bước 2: Đun sôi hỗn hợp này trong khoảng 5 phút.

  • Bước 3: Ngâm nước trong nồi đến khi nguội hẳn.

  • Bước 4: Đổ nước giấm này ra ngoài và dùng bọt biển để cọ rửa các vết cặn bẩn còn lại.

Một cách khác có thể giúp bạn loại bỏ những vết bẩn ở nồi bị cháy đó là sử dụng nước và chanh. Axit citric có trong chanh sẽ giúp đánh tan các vết cháy đồng thời giúp dụng cụ nấu ăn thoang thoảng mùi chanh thơm mát.

  • Bước 1: Bạn hãy cắt dọc 2 quả chanh thành múi hoặc cắt lát dày rồi đặt vào đáy nồi.

  • Bước 2: Đổ nước ngập vết cháy rồi đun sôi khoảng 5 phút.

  • Bước 3: Bắc nồi ra và để nguội rồi đổ nước và chanh ra ngoài.

  • Bước 4: Chà rửa nồi để loại bỏ các vết bẩn.

Dùng lá nhôm cũng là cách làm sạch nồi bị cháy tại nhà rất hiệu quả nhưng nó hơi tốn sức so với những cách trên. Bạn cũng cần lưu ý không sử dụng lá nhôm cho các loại nồi, chảo chống dính vì nó có thể làm xước lớp men chống dính.

  • Bước 1: Đổ một lượng nước ấm đủ ngập vùng nồi bị cháy, bạn có thể cho thêm 1 thìa cà phê nước rửa bát vào và ngâm khoảng 30 phút.

  • Bước 2: Vò tròn miếng lá nhôm rồi cọ rửa nồi để loại bỏ cặn thức ăn bị cháy.

Bạn không nghe nhầm đâu. Vết cháy hoàn toàn có thể xử lý bằng nước sốt cà chua. Cách này xuất phát từ các nước phương tây và trở nên vô cùng phổ biến. Tuy nhiên hạn chế của cách làm này là mất nhiều thời gian hơn một chút.

  • Bước 1: Đổ một lớp sốt cà chua lên phần nồi bị cháy (bạn nên chỉ dùng một lượng vừa đủ thôi nhé).

  • Bước 2: Để nguyên như vậy qua một đêm.

  • Bước 3: Dùng khăn lau sạch rồi rửa bằng nước rửa chén thêm một lần nữa.

Có rất nhiều loại chất tẩy rửa chuyên dụng trên thị trường, tuy nhiên Cleanipedia khuyên dùng nhất vẫn là kem tẩy rửa đa năng CIF. Cách rửa nồi bị cháy với CIF như sau:

  • Bước 1: Ngâm nồi cháy trong nước nóng khoảng 10 - 15 phút.

  • Bước 2: Dùng kem tẩy CIF chà nhẹ nhàng lên vết cháy.

  • Bước 3: Rửa sạch lại bằng nước rửa chén.

Khoai tây và muối nghe có vẻ không liên quan đến việc tẩy rửa. Nhưng thực chất sự kết hợp của hai nguyên liệu thiên nhiên này tạo nên “hợp chất” có khả năng mài mòn về mặt, làm sạch các lớp cháy khét trong vòng một nốt nhạc.

  • Bước 1: Bạn chỉ cần cắt đôi một củ khoai tây, rắc muối tinh lên bề mặt bị cháy và bắt đầu dùng khoai tây chà lên bề mặt đó.

  • Bước 2: Chà đủ lực để làm mài mòn các lớp bẩn đến khí bề mặt sạch và sáng trở lại là hoàn thành cách chữa nồi bị cháy cuối cùng.

Chỉ bằng một trong những cách làm sạch nồi bị cháy ở trên, bạn đã làm mới được bộ xoong nồi và tiết kiệm một khoản chi phí không hề nhỏ. Cùng theo dõi Cleanipedia để cập nhập những mẹo nhỏ khiến cho việc gia đình thêm phần thú vị cũng như tận dụng được những thứ sẵn có trong căn nhà của bạn một cách triệt để.

Tác giả: Team Cleanipedia 

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 16 tháng 12 năm 2020