Mỗi phụ nữ việt nam sinh trung bình

Tổng tỉ suất sinh của khu vực nông thôn cao hơn của khu vực thành thị và cao hơn mức sinh thay thế, tương ứng là 2,26 con/phụ nữ và 1,83 con/phụ nữ.

Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là các vùng có mức sinh cao nhất cả nước, với Tổng tỉ suất sinh mỗi vùng là 2,43 con/phụ nữ. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng có mức sinh thấp nhất cả nước, tương ứng là 1,56 con/phụ nữ và 1,80 con/phụ nữ.

Mỗi phụ nữ việt nam sinh trung bình

21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, thậm chí một số tỉnh mức sinh đã xuống rất thấp, tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung, với quy mô dân số là 37,9 triệu người, chiếm khoảng 39,4% dân số cả nước.

21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp gồm: TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Kiên Giang.

Mỗi phụ nữ việt nam sinh trung bình

Duy trì mức sinh thay thế và giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Nguyên nhân dẫn đến mức sinh thấp là do:

- Áp lực của công việc và cuộc sống khiến xu hướng kết hôn muộn, sinh con muộn, sinh ít con, thậm chí không muốn sinh con ngày càng gia tăng.

- Gánh nặng lớn về kinh tế cho mỗi gia đình, từ áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt đến chi phí nuôi dạy và chăm sóc con, nhà ở, chi phí sinh hoạt, chi phí giáo dục cao … đều làm hạn chế mức sinh. Việc phụ nữ không tự tin về khả năng kết hợp gia đình với các cơ hội học tập, việc làm, thăng tiến cũng làm giảm nhu cầu sinh con.

- Trình độ học vấn và điều kiện sống được cải thiện, lối sống, quan niệm sống thay đổi cũng là một nguyên nhân dẫn đến mức sinh thấp.

- Hạ tầng giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội cơ bản còn nhiều bất cập tại các khu kinh tế, khu công nghiệp.

- Tình trạng phá thai, tỷ lệ vô sinh có xu hướng gia tăng cũng tác động đến việc nhiều gia đình không thể sinh con.

Mỗi phụ nữ việt nam sinh trung bình

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến tại lễ phát động Tháng hành động quốc gia về dân số (tháng 12), tổ chức ngày 9-12. Chủ đề của năm nay là “Duy trì mức sinh thấp hợp lý - Vì sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước”.

Sau hơn 50 năm thực hiện đường lối, chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình, công tác dân số đã đạt được những kết quả quan trọng.

Số con trung bình của mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm từ 6,4 con năm 1960 xuống còn 2,1 con vào năm 2013, tỉ lệ tăng dân số bình quân năm giảm từ 3,5% năm 1960 xuống còn 1,05% năm 2013.

Tuổi thọ bình quân của người dân tăng từ 40 tuổi năm 1960 lên 73 tuổi năm 2013.

Tuy nhiên, thách thức cả về quy mô dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Mỗi phụ nữ việt nam sinh trung bình

Chẳng hạn, dù cả nước đã đạt mức sinh thay thế từ năm 2006, tức là trung bình mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có 2 con và duy trì liên tục đến nay, nhưng mức sinh vẫn biến động khó lường theo từng vùng.

Có nhiều khu vực, mức sinh giảm quá thấp, như khu vực thành thị có mức sinh đạt 1,77 con/phụ nữ vào năm 2010 và 1,86 năm 2013; vùng Đông Nam Bộ chỉ đạt 1,68 con/phụ nữ năm 2010 và 1,83 con/phụ nữ năm 2013.

Nếu duy trì mức sinh này, sẽ dẫn đến việc dân số suy giảm, thiếu nguồn lao động, giai đoạn cơ cấu dân số vàng ngắn lại, già hóa dân số diễn ra nhanh… gây bất lợi đối với sự phát triển kinh tế-xã hội.

Song, nếu để mức sinh tăng trở lại, tổng tỉ suất sinh có thể lên tới 2,3-2,5 con/phụ nữ, thì đến năm 2050 quy mô dân số nước ta ước tính ở mức quá cao, khoảng 130-140 triệu người. Điều này sẽ gây ra áp lực lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và cơ cấu nhân khẩu học của đất nước.

Hiện nay, số con trung bình của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở nước ta đã đạt mức sinh thay thế là 2,1 con.

Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, với trên 62 triệu người trong độ tuổi lao động, nhưng đồng thời cũng bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số với số người từ 60 tuổi trở lên chiếm 10,5% dân số.

Do đó, chủ động duy trì mức sinh thấp hợp lý (Từ 1,9-2,0 con/phụ nữ) là hết sức quan trọng.

Khi đó, sẽ là một cơ cấu dân số hợp lý nhất, đảm bảo sự cân đối, hài hòa giữa các độ tuổi, duy trì tương đối ổn định tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động, kéo dài giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”, làm chậm thời gian chuyển đổi từ giai đoạn “già hóa dân số” sang “dân số già”.

Để đạt được mục tiêu trên, cần tuyên truyền cho người dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân số, kế hoạch hóa gia đình; triển khai đồng bộ các loại hình cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho nhân dân, đặc biệt là các địa bàn khó khăn trong cả nước.