Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Trì

STO - Thời gian qua, Huyện đoàn Thạnh Trị (Sóc Trăng) đã làm tốt công tác ủy thác cho vay từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế gia đình. Từ nguồn vốn vay ưu đãi này đã góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững, xây dựng các mô hình kinh tế thanh niên lập thân, lập nghiệp, vươn lên làm giàu, đóng góp vào sự phát triển chung của huyện.

Một trong những đoàn viên, thanh niên sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ủy thác qua tổ chức đoàn là anh Lý Quyên, thanh niên dân tộc Khmer, ngụ ấp Trung Thống, xã Tuân Tức, huyện Thạnh Trị.

“Trước đây, hoàn cảnh gia đình tôi gặp không ít khó khăn, muốn phát triển kinh tế nhưng không có vốn. Với mong muốn khởi nghiệp trên quê hương của mình, thông qua Huyện đoàn, năm 2014, tôi được Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay 50 triệu đồng để giải quyết việc làm. Được số vốn này, tôi nhận thấy tại địa phương có nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào, nên quyết định đầu tư mua 2 con trâu sinh sản về nuôi theo hình thức bán chăn thả” - anh Lý Quyên tâm sự.

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Trì

Anh Lý Quyên, xã Tuân Tức, huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) đang chăm sóc đàn trâu của mình. Ảnh: THẠCH PÍCH

Tuy nhiên, các bãi chăn thả dần bị thu hẹp, đàn trâu chậm phát triển, hiệu quả kinh tế không cao. Trước thực tế đó, anh Quyên đã suy nghĩ cần phải chủ động học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi trâu nhốt chuồng có hiệu quả thông qua kênh truyền thông. Anh Quyên không nuôi theo hình thức bán chăn thả nữa mà đầu tư cất chuồng trại nuôi nhốt để đảm bảo sức khỏe cho con trâu. Nhờ chăm sóc tốt nên trâu sinh sản của anh Quyên ngày càng phát triển. Tính đến nay, gia đình anh đã có đàn trâu tăng lên 20 con; trong đó, anh đã bán được 8 con, với giá từ 20 triệu đồng - 30 triệu đồng/con, còn lại 12 con lớn nhỏ, anh tiếp tục nuôi.

Dẫn đàn trâu của mình ra khỏi chuồng vào buổi sáng sớm để cho ăn, anh Lý Quyên chia sẻ: “Ban đêm nhốt trong chuồng đặt mùng tránh muỗi đốt, còn buổi sáng sớm dẫn chúng ra ngoài phơi nắng, cho thức ăn, nước uống xong, tôi tiếp tục dẫn đàn trâu nhốt chuồng, tránh được các bệnh tật. Để chăn nuôi trâu đem lại hiệu quả kinh tế, gia đình trồng thêm 2 công cỏ voi, 17 công ruộng để lấy rơm dự trữ nguồn thức ăn cho đàn trâu. Nhờ vậy, mà cuộc sống gia đình tôi khá giả hơn trước. Gia đình tôi rất cảm ơn đoàn thanh niên và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tạo điều kiện cho vay vốn, cũng như hỗ trợ để gia đình sử dụng vốn vay phát triển kinh tế”.

Bí thư Xã đoàn Tuân Tức, huyện Thạnh Trị Hà Thị Cẩm Tiên cho biết: “Thời gian qua, mô hình nuôi trâu nhốt chuồng của anh Lý Quyên mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực và có cuộc sống ổn định. Riêng trong năm 2022, từ nguồn vốn vay ủy thác thông qua tổ chức đoàn đã hỗ trợ giúp cho 13 thanh niên thực hiện các mô hình, với tổng số tiền 355 triệu đồng, trong đó, có 8 thanh niên thực hiện mô hình chăn nuôi trâu, bò, với số tiền 255 triệu đồng”.

Để vay vốn sử dụng có hiệu quả, các cấp bộ đoàn trên địa bàn huyện luôn xem xét, cân nhắc đúng đối tượng, mục đích sử dụng nguồn vốn; thường xuyên đôn đốc việc trả lãi, trả vốn đúng thời hạn quy định. Đồng thời, chỉ đạo các tổ tiết kiệm và vay vốn vận động thành viên trong tổ tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tập trung sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tạo vườn tạp thành vườn kinh tế, xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, gia trại… Bên cạnh đó, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên về mặt khoa học kỹ thuật thông qua việc phối hợp với các ngành để mở các lớp tập huấn ngắn hạn về kiến thức trồng trọt, chăn nuôi. Nhờ vậy, nguồn vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua tổ chức đoàn đã góp phần giúp cho nhiều thanh niên, lao động nông thôn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống gia đình.

Đồng chí Dương Bửu Duy - Bí thư Huyện đoàn Thạnh Trị cho biết: “Huyện đoàn tổ chức rà soát nhu cầu của thanh niên cần hỗ trợ vốn vay để đầu tư các mô hình sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo. Đồng thời, phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thẩm định các mô hình để hỗ trợ vốn vay; giải ngân trên 4,4 tỷ đồng cho hơn 100 thanh niên khởi nghiệp. Đa dạng các mô hình, như: chăn nuôi bò thịt, nuôi trâu sinh sản, nuôi ếch trong vèo, nuôi cá, trồng năn, trồng màu xen canh... giúp thanh niên có thu nhập ổn định. Bên cạnh đó, còn phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên tổ chức các lớp dạy nghề và tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn. Trong năm đã tổ chức các lớp dạy nghề chăn nuôi, trồng trọt… Kết quả có hơn 200 thanh niên được đào tạo nghề, tổ chức giới thiệu việc làm cho 1.500 đoàn viên”.

Có thể nói, vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện là kênh "dẫn vốn" quan trọng, luôn "đồng hành" cùng đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Thạnh Trị, từng bước tạo việc làm, phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả.

THẠCH PÍCH

Chị Trịnh Thị Lương, trú tại thôn Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội bị khuyết tật vận động bẩm sinh, đi lại khó khăn. Chị theo học nghề may với mong muốn tự kiếm được thu nhập nuôi bản thân. Sau khi học xong, chị biết đến nguồn vốn giải quyết việc làm, với lãi suất ưu đãi cho người khuyết tật của Ngân hàng Chính sách xã hội và đã mạnh dạn vay vốn để giải quyết việc làm. 

"Quá là mừng khi được tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng chính sách. Mình vay từ 2014, để làm may đo. Từ ban lãnh đạo đến nhân viên đối xử rất tốt, rất nhiệt tình. Mình giờ vẫn tiếp tục vay và được vay tối đa là 50 triệu. Mình vay là 3,93%/năm. Đấy là 1 ưu đãi quá lớn, đâu phải ai cũng được vay như thế đâu." - Chị Lương chia sẻ.

Với số tiền vay được, chị Lương đầu tư để mua máy khâu, vải vóc và mở rộng sản xuất. Ban đầu, cơ sở may chỉ có một mình chị, nhưng hiện tại đã tạo thêm việc làm cho 3 người nữa với mức thu nhập mỗi người là 4-5 triệu đồng một tháng. Từ việc chỉ may trang phục cho khách hàng nhỏ lẻ tại địa phương, đến giờ cơ sở may của chị Lương đã có thêm các đơn hàng may áo dài, đồng phục cho một số cơ quan, đơn vị.

Giống như chị Lương, bà Nguyễn Thị Thìn, thôn Phú Diễn, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì cũng là một trong rất nhiều những trường hợp đã được tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội để giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống. Bà Thìn phấn khởi vì công việc của mình ngày càng quy mô: "Cũng nhờ sự ưu ái vay vốn của ngân hàng bao nhiêu năm nay, vay vốn nhiều với lãi suất rẻ nên càng phát triển." 

Đánh giá về chương trình tín dụng chính sách, ông Nguyễn Văn Sung, Chủ tịch UBND xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì cho rằng: "Nếu như năm 2003, dư nợ trên địa bàn xã là 350 triệu thì đến nay, tổng dư nợ trên địa bàn xã đã đạt trên 27 tỷ đồng với 16 tổ tiết kiệm vay vốn, 624 khách hàng. Hầu như các hộ đều quản lý, sử dụng hiệu quả, góp phần đem lại thu nhập, phát triển kinh tế gia đình cũng như phát triển kinh tế trên địa bàn xã."

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Trì

20 năm qua, đồng vốn tín dụng chính sách đã thực sự trở thành điểm tựa vững chắc cho hộ có hoàn cảnh khó khăn, góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, khẳng định vai trò của tín dụng chính sách đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì. Nguồn vốn này đã góp phần giúp hơn 8.500 hộ thoát nghèo, thu hút tạo việc làm cho hơn 22 nghìn lao động, giúp gần 1.800 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, không để học sinh, sinh viên nào phải bỏ học vì khó khăn về tài chính, hỗ trợ xây mới và cải tạo hơn 38 nghìn công trình nước sạch vệ sinh mội trường ở nông thôn, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 181 ngôi nhà cho hộ nghèo. Có thể nói, tín dụng chính sách là công cụ, giải pháp quan trọng, có tính nhân văn sâu sắc, phù hợp với thực tiễn phát triển của huyện Thanh Trì trong giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội. Các chương trình tín dụng chính sách đã đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng chính sách, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân, hạn chế tín dụng đen trên địa bàn.

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Trì

Khen thưởng tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong triển khai thực hiện tín dụng chính sách theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP trên địa bàn huyện Thanh Trì

Ông Nguyễn Anh Tuấn – Huyện ủy viên, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Thanh Trì cho biết: "NHCSXH huyện Thanh Trì luôn tích cực trong việc cho vay nguồn vốn ưu đãi, chính sách, giúp rất nhiều hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, tạo công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống. Chúng tôi thường xuyên cùng NHCSXH kiểm tra việc cho vay vốn, sử dụng vốn. Qua nắm bắt tình hình, chúng tôi thấy việc cho vay đối với các đối tượng chính sách rất thuận lợi, thủ tục đơn giản."

Sau 20 năm triển khai, thực hiện Nghị định 78/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, nguồn vốn tín dụng chính sách giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực sự trở thành một công cụ, giải pháp quan trọng, hữu hiệu, giúp huyện thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Trì