Ngủ dậy chóng mặt là bệnh gì năm 2024

Ngủ dậy bị chóng mặt là một hiện tượng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày - ảnh: BookingCare

Ngủ dậy bị chóng mặt là hiện tượng xuất hiện ở mọi lứa tuổi và trường hợp khác nhau. Vậy nguyên nhân gây ra và cách giảm thiểu ngay các triệu chứng tại thời điểm đó là gì?

Ngủ dậy bị chóng mặt là một hiện tượng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Việc nắm bắt được nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này và những cách khắc phục bước đầu giúp người bệnh xử lý tình huống và có những biện pháp hiệu quả để cải thiện triệu chứng.

Nguyên nhân ngủ dậy bị chóng mặt

Chóng mặt khi thức dậy là hiện tượng phổ biến với nhiều người khi chuyển tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng đột ngột xuất hiện những cơn choáng váng kèm theo. Các triệu chứng này có thể xuất phát từ các lý do như:

Hạ huyết áp

Một nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng ngủ dậy bị chóng mặt là tình trạng huyết áp thấp. Khi ngủ huyết áp có thể giảm xuống, khi tỉnh dậy cơ thể cần thời gian để điều chỉnh lại mức huyết áp. Nếu có tác động đột ngột lên quá trình này có thể sinh ra hiện tượng chóng mặt bất thường.

Thiếu ngủ

Chất lượng giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến triệu chứng chóng mặt khi ngủ dậy. Nếu bạn thiếu ngủ hoặc ngủ không sâu, cơ thể không được nghỉ ngơi và phục hồi đầy đủ có thể ảnh hưởng đến khả năng duy trì thăng bằng, gây ra hiện tượng chóng mặt khi tỉnh dậy.

Chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là tình trạng người bệnh ngừng hô hấp trong một số thời điểm của giấc ngủ. Những gián đoạn trong quá trình hô hấp có thể dẫn đến mức độ oxy thấp, gây ra chóng mặt vào buổi sáng khi thức dậy.

Rối loạn hệ thống tiền đình

Hệ tiền đình có chức năng duy trì thăng bằng và sự ổn định của cơ thể khi thay đổi tư thế. Khi hệ thống cân bằng gặp vấn đề [các vấn đề bệnh lý hoặc một số tác động vật lý lên tai, dây thần kinh…] có thể dẫn đến triệu chứng chóng mặt khi ngủ dậy.

Các loại thuốc

Một số loại thuốc như: thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc hạ huyết áp hoặc thuốc an thần… chứa các hoạt chất có thể ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh. Việc sử dụng các loại thuốc này trước khi đi ngủ làm tăng nguy cơ chóng mặt khi ngủ dậy.

Mất nước

Nếu không cung cấp đủ nước khi bị sốt, nôn mửa, không uống đủ nước, tiêu chảy nặng và tập thể dục gắng sức trước khi ngủ… có thể xuất hiện tình trạng chóng mặt khi ngủ dậy. Thiếu nước khiến thể tích hồng cầu trong máu giảm xuống ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho các cơ quan trong cơ thể.

Cách giảm triệu chứng chóng mặt khi ngủ dậy

Khi gặp hiện tượng chóng mặt sau khi ngủ dậy, có thể áp dụng một số cách sơ cứu và làm giảm triệu chứng tại nhà như:

  • Tránh đứng dậy quá nhanh và đột ngột; chuyển động chậm rãi và nhẹ nhàng giúp cơ thể dần thích nghi một cách ổn định.
  • Có thể sử dụng gối [cao khoảng 45 độ] để nâng đỡ phần lưng trên, cổ và đầu khi ngủ giúp cải thiện chứng chóng mặt.
  • Tránh ngủ nghiêng, hạn chế tác động lên tai và dây thần kinh ngoại biên khi hoạt động.
  • Tránh các hoạt động như nằm đọc sách, xem TV, sử dụng điện thoại hoặc tiếp xúc với ánh sáng mạnh trước khi ngủ.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích [cafein, thuốc lá, rượu, bia…] ảnh hưởng đến hệ thần kinh trước khi đi ngủ.
  • Tới cơ sở y tế nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc nghi ngờ do tác dụng phụ của thuốc để được bác sĩ thăm khám và chỉ định điều trị phù hợp.

Ngủ dậy bị chóng mặt là một vấn đề phổ biến và có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Bằng cách hiểu về nguyên nhân và áp dụng các biện pháp sơ cứu đơn giản, bạn đọc có thể cải thiện các triệu chứng và duy trì sức khỏe ổn định.

Sáng ngủ dậy bị chóng mặt là tình trạng bất cứ người nào cũng đều gặp phải. Theo các chuyên gia, tình trạng này không phải một bệnh lý mà là triệu chứng ban đầu của một bệnh lý đang diễn ra trong cơ thể của bạn. Vậy bạn nên làm gì khi ngủ dậy bị chóng mặt thường xuyên? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Liên Á!

Những nguyên nhân khiến sáng ngủ dậy bị chóng mặt

1. Nguyên nhân khách quan

Chóng mặt là trạng thái mọi thứ xung quanh quay cuồng, cả cơ thể lâng lâng, mất thăng bằng, đôi khi còn có thêm các biểu hiện như đổ mồ hôi, buồn nôn, hoa mắt, mất khả năng tập trung, cơ thể như bị kéo về một phía,… Hầu hết chúng ta đều trải qua những buổi sáng ngủ dậy bị đau đầu chóng mặt. Trong nhiều trường hợp, đây không phải là tình trạng đáng lo ngại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là kết quả của việc thay đổi tư thế đột ngột từ nằm sang ngồi hoặc chất lượng giấc ngủ kém do một số tác động khách quan, có thể kể đến:

Sử dụng điện thoại và các thiết bị điện tử sát giờ ngủ: đây là thói quen của nhiều người nhưng không phải ai cũng ý thức được những tác hại khi sử dụng thiết bị điện tử sai thời điểm. Theo đó, bước sóng của ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại gây ức chế hormone melatonin, một chất đóng vai trò duy trì đồng hồ sinh học của cơ thể. Nếu sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ thường xuyên, bạn sẽ khó ngủ sâu giấc, hay gặp ác mộng,… và dễ bị choáng váng, chóng mặt mỗi khi thức dậy. Tình trạng này kéo dài sẽ kích thích các dây thần kinh não bộ gây nên cảm giác căng thẳng, mệt mỏi triền miên, làm tăng nguy cơ trầm cảm và suy giảm trí nhớ.

Có nhiều nguyên nhân gây chóng mặt sau khi ngủ dậy

Phòng ngủ có nhiều ánh sáng: ban đêm hoặc khi ánh sáng giảm cường độ là thời điểm melatonin - một hormone từ tuyến tùng trong cơ thể sẽ tiết ra nhiều nhất, khiến cơ thể nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi và muốn đi ngủ. Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhịp sinh học của cơ thể và ru giấc ngon sâu. Tuy nhiên, đối với những người mắc hội chứng sợ bóng tối hoặc có thói quen bật đèn sáng khi đi ngủ, ánh sáng khiến họ an tâm ngon giấc hơn so với khi tắt đèn. Theo các chuyên gia y tế, bật đèn khi đi ngủ sẽ khiến nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn. Theo đó, ánh sáng tác động đến não bộ, khiến não bộ nghĩ rằng vẫn còn là ban ngày nên sản xuất melatonin ít hơn, do đó, bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ và ngủ chập chờn, sáng ngủ dậy bị chóng mặt, tình trạng này tiếp diễn lâu dần còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, béo phì, trầm cảm,...

Gối nằm có độ cao không phù hợp: độ cao của gối có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Nằm gối quá cao hoặc quá thấp đều khiến bạn khó thoải mái vào giấc và ngủ sâu. Theo đó, gối quá cao dễ khiến đốt sống cổ bị tác động, khi thức dậy, bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau nhức vai gáy râm ran, ảnh hưởng không tốt đến sinh hoạt. Ngược lại, khi bạn nằm gối quá thấp, lượng máu về não bị quá tải, dẫn đến trạng thái sáng ngủ dậy bị chóng mặt. Do đó, bạn cần tìm một chiếc gối có độ cao phù hợp với đặc điểm cơ thể để ngon giấc hơn, tối thiểu 8-15cm. Tham khảo ngay: Gối cao su 100% thiên nhiên Liên Á.

Nằm gối không đúng cách

Tham khảo thêm: nằm gối đúng cách

2. Nguyên nhân bệnh lý

Chóng mặt không phải một căn bệnh, nhưng lại là biểu hiện triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trong cơ thể. Tình trạng này xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng nhiều nhất vẫn là người già. Hầu hết người cao tuổi khi ngủ dậy bị chóng mặt thường xuyên và có nguy cơ té ngã. Trong khi đó, tuổi tác càng cao, lượng melatonin tiết ra trong cơ thể không đủ để mang đến giấc sâu khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm dần, do đó, bạn sẽ thường bắt gặp họ trong trạng thái bơ phờ, mỏi mệt.

Nếu sáng ngủ dậy bị chóng mặt kéo dài hay đột ngột và kèm theo các triệu chứng như đau đầu dữ dội, ngất xỉu, ù tai, mất khả năng nghe, nói, nôn mửa, tê mặt hoặc tứ chi,… thì bạn có thể mắc phải các chứng bệnh như sau:

Tiền đình: hiện nay, 12% dân số đang mắc phải bệnh tiền đình. Bệnh này thường kèm theo các triệu chứng chóng mặt, ù tai, hoa mắt, tê da đầu,… Đối với trường hợp nặng hơn khi dây thần kinh ở tai trong bị viêm, dây thần kinh tiền đình nằm gần đó cũng bị ảnh hưởng theo khiến người bệnh chóng mặt dữ dội.

Chóng mặt là biểu hiện của nhiều vấn đề bệnh lý

  • Ứ nước mê nhĩ: là tình trạng tai trong bị ứ dịch và làm thay đổi áp lực khu vực này, dẫn đến các triệu chứng ù tai, mất thính lực, chóng mặt.
  • U dây thần kinh số 8: hay còn gọi là u dây thần kinh tiền đình ốc tai, căn bệnh này diễn ra chậm với triệu chứng ban đầu là suy giảm thính lực, đôi khi kèm theo triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng,...
  • Đa xơ cứng: là một dạng rối loạn chức năng não bộ và tủy sống, đồng thời các tế bào thần kinh còn có thêm một lớp sẹo phủ ngoài. Căn bệnh này khiến người bệnh yếu cơ, chuột rút, mất thăng bằng, chóng mặt, nói lắp,…
  • Đột quỵ: căn bệnh này xảy ra khi các bộ phận cơ thể bị tê cứng, khó phát âm, ù tai, chóng mặt, mệt mỏi,… Một số trường hợp khác còn có biểu hiện ngất xỉu, mất khả năng vận động.
  • U não: khối u xâm chiếm một phần trong não bộ khiến các bộ phận trên cơ thể không còn phối hợp đồng bộ như trước đó khiến tình trạng chóng mặt xảy ra thường xuyên và trở nặng hơn, di chuyển khó khăn, đầu óc quay cuồng, mệt mỏi,…

Khắc phục tình trạng sáng ngủ dậy bị chóng mặt bằng cách nào?

1. Chăm sóc sức khỏe cơ thể

Bạn đang lo lắng sáng ngủ dậy bị chóng mặt nên làm gì? Trên thực tế, đối với trường hợp chóng mặt nhẹ, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được nhờ thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Trong đó, cách tốt nhất giúp làm giảm tình trạng sáng ngủ dậy bị chóng mặt đó là uống nước tối thiểu 2 lít/ngày tương ứng 8 cốc nước. Nếu cơ thể vận động nhiều, bạn cần bổ sung lượng nước nhiều hơn. Tuy nhiên, để có giấc ngủ ngon, bạn không nên uống quá nhiều nước gần sát giờ đi ngủ.

Nên chăm sóc sức khỏe đúng cách

Ngoài ra, bạn cũng nên giữ tâm trí được cân bằng bằng cách tận dụng những khoảng thời gian thư giãn giữa giờ làm việc, học tập để hít sâu, thở chậm, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, tránh để đầu óc căng thẳng, không thể ngủ sâu. Bên cạnh đó, về chế độ ăn uống, bạn nên hạn chế ăn quá mặn và tránh những loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt muối,... Các chuyên gia y tế khuyến cáo chỉ nên dùng tối thiểu 2-3g muối/ngày, nếu mỗi ngày tiêu thụ nhiều hơn mức này sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận, tim mạch, chóng mặt dữ dội,… Các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê,… cũng cần được loại bỏ trong danh sách thói quen hàng ngày của bạn.

Đặc biệt, tập luyện thể thao là phần không thể thiếu để duy trì vóc dáng săn chắc, dẻo dai, linh hoạt, đồng thời giúp cơ thể giữ thăng bằng tốt hơn, xua tan nỗi lo sáng ngủ dậy bị chóng mặt. Trong sinh hoạt thường nhật, bạn cần tránh thay đổi tư thế quá đột ngột và đi lại cẩn trọng. Nếu thấy chóng mặt, bạn nên ngồi xuống ngay, đề phòng loạng choạng và té ngã. Do đó, bạn cũng hạn chế đi xe máy hay vận hành máy móc thường xuyên để ngăn phát sinh các trường hợp không mong muốn.

2. Thăm khám và chữa trị kịp thời

Chóng mặt đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, bạn cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để nắm bắt được các biện pháp điều trị và nghỉ ngơi hợp lý, tránh để các cơn chóng mặt tái diễn, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt. Nếu chóng mặt thường xuyên, liên tục và đột ngột, bạn phải đến bác sĩ để thăm khám, xác định đúng nguyên nhân và điều trị kịp thời.

3. Chuẩn bị không gian nghỉ ngơi an lành, lưu tâm đến tư thế ngủ

Nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp mang đến tâm thế tích cực nhất cho bất cứ ai. Đặc biệt với khu vực phòng ngủ, đây còn là không gian nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng sau một dài ngày của chủ nhân. Một bộ chăn ga gối nệm êm ái, nuông chiều cơ thể chắc chắn không thể thiếu cho không gian này.

Ngoài cung cấp độ nâng đỡ phù hợp cho từng vùng cơ thể, nệm cao su 5ZONE Liên Á còn giúp xoa dịu các cơn đau nhức tại các điểm áp lực bằng sự bao bọc trọn vẹn với độ cứng vừa phải nhờ thiết kế phân chia 5 vùng độc quyền. Qua đó, bạn có thể thoải mái xoay trở nằm nhiều tư thế, không lo làm phiền khi có người ngủ chung. Với chất liệu cao su 100% thiên nhiên, tấm nệm giữ trọn tính năng kháng khuẩn, thoáng khí tự nhiên, không gây bí rít khi nằm lâu, thoải mái khi ngủ sấp, hạn chế nguy cơ kích ứng đường hô hấp và da liễu.

Xem thêm: Nệm cao su 5ZONE

Để vùng vai cổ gáy vơi bớt áp lực khi nằm, cũng như định hình đốt sống cổ vào đúng vị trí và tư thế thoải mái nhất, gối cao su Contour Liên Á chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Chiếc gối này có thiết kế công thái học với bề mặt gợn sóng, ôm sát đường cong tự nhiên của vùng đầu cổ vai gáy, hỗ trợ tích cực trong việc trị liệu đau mỏi và chỉnh hình đốt sống cổ. Ngoài ra, gối còn có độ cao hoàn hảo, giúp chống trơn trượt khi trở mình, hạn chế ngáy ngủ, ngăn trào ngược và cải thiện tuần hoàn máu đến não, giảm thiểu tối đa tình trạng chóng mặt mỗi khi thức dậy.

Xem thêm: Gối cao su Contour

Sáng ngủ dậy bị chóng mặt sẽ không còn vấn đề đáng quan ngại nếu bạn chú ý nâng cao sức khỏe và chất lượng giấc ngủ, đồng thời kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị dứt điểm các triệu chứng không mong muốn. Hy vọng nội dung trên đây sẽ hữu ích với bạn trên hành trình chăm sóc sức khỏe mỗi ngày. Cập nhật nhanh những thông tin về giấc ngủ ngon và chăm sóc sức khỏe tốt nhất cùng Liên Á nhé!

Chóng mặt buồn ngủ là triệu chứng gì?

Chóng mặt, hoa mắt, quay cuồng, khó đứng vững là những triệu chứng của nhiều bệnh lý liên quan như rối loạn tiền đình, thiếu máu, đột quỵ, hạ đường huyết… Chóng mặt không quá nguy hiểm, nhưng nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng việc làm, sinh hoạt và gia tăng nguy cơ tai nạn khi cơ thể bị mất thăng bằng và té ngã.

Tai sao lại chóng mặt khi đứng dậy?

Khi chúng ta thay đổi tư thế quá nhanh như đứng lên ngồi xuống, hay đang nằm mà ngồi chồm dậy, tim sẽ không kịp điều chỉnh việc bơm máu thêm, khiến huyết áp giảm xuống chỉ trong vòng một phần nhỏ của giây, sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy bị hoa mắt, chóng mặt.

Chóng mặt buồn nôn là triệu chứng của bệnh gì?

Tình trạng đau đầu chóng mặt buồn nôn chính là triệu chứng của các căn bệnh thuộc nhóm thần kinh trung ương như: Các bệnh về tim mạch, tình trạng mất nước cơ thể, bệnh về nội tiết, các vấn đề rối loạn thần kinh,… thường là những bệnh lý có biểu hiện bị hạ huyết áp.

Sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn là bệnh gì?

Hiện tượng sáng ngủ dậy bị chóng mặt, buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về dạ dày. Có thể kể đến như đau, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mãn tính. Triệu chứng viêm loét dạ dày: Đau nóng rát vùng thượng vị, đau khi thay đổi thời tiết, đặc biệt là khi đói hoặc lúc mới ngủ dậy.

Chủ Đề