Nguyên nhân dẫn đến nghiện Internet là gì?

Máy vi tính, hệ thống Internet có thể giúp trẻ phát triển kiến thức, học tập, song cũng có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tâm thần của trẻ 

Lên ba đã có thể nghiện

Khi bắt đầu bước vào tuổi đi học, thậm chí mới đi mẫu giáo (3 tuổi), trẻ đã có thể chơi và nghiện trò chơi điện tử, vi tính. Theo BS. Phạm Ngọc Thanh, đơn vị tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM, người nghiện game có thể chơi 10 giờ/ngày hoặc 70-80 giờ/tuần và gây ra hội chứng nghiện trò chơi điện tử.

Hội chứng này xảy ra ở trẻ khi thời gian sử dụng máy vi tính để chơi game ảnh hưởng tai hại đến mối quan hệ xã hội, ngăn trở việc học tập hoặc đời sống của trẻ. Giống như các loại nghiện khác, trò chơi điện tử thay thế bạn bè và gia đình trong đời sống cảm xúc của trẻ. Nếu không được chơi, trẻ sẽ rối loạn tính khí và muốn sống cô lập... Ngoài ra, trẻ nghiện trò chơi điện tử và Internet nói chung có thể có các triệu chứng thể chất, như: rối loạn giấc ngủ, chấn thương các ngón tay, đau lưng, đau cổ, đau đầu, khô mắt, ăn uống bất thường, kém chăm sóc vệ sinh cá nhân...

Trẻ, nhất là trường hợp con duy nhất trong gia đình, không có ai để cùng chơi, cũng không được cha mẹ khuyến khích chơi những trò chơi thể lực, xã hội, sáng tạo, biểu tượng..., nên dễ tìm đến Internet. Cha mẹ sợ con bị ảnh hưởng xấu của bạn bè nên thường cảm thấy an tâm khi trẻ tiếp cận Internet như một phương tiện mở mang trí tuệ mà không lường được hậu quả.

Tác động từ gia đình

Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, một nguyên nhân tâm lý thường gặp khi trẻ nghiện Internet là do tác động của gia đình: Cha mẹ bận việc làm ăn, không có thời gian gần gũi con cái; cha mẹ bất hòa, ly thân, ly dị; trẻ bị giáo dục nghiêm khắc bằng roi vọt và chửi mắng, hoặc ngược lại được nuông chiều quá đáng; cha mẹ không lắng nghe những khắc khoải ưu tư của tuổi mới lớn.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh khuyên cha mẹ nên gần gũi để tìm hiểu, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của con trẻ. Cha mẹ cũng cần theo dõi cách con cái sử dụng máy vi tính và có biện pháp hạn chế hoặc ngăn chặn trẻ vào Internet. Hãy giải thích cho con trẻ biết sự nguy hiểm của việc cung cấp thông tin về bản thân, kết bạn, gửi ảnh cho bất kỳ người nào gặp trên mạng, cũng như từ chối trả lời những thư có lời lẽ gây xúc phạm hay đe dọa.

Phụ huynh cũng nên theo dõi hành vi của con: Nếu thấy trẻ đang kích thích, căng thẳng hay thích giữ bí mật khi cha mẹ bước vào phòng lúc chúng đang sử dụng Internet thì nên thảo luận với con về những cuộc giao du ảo. Giống như tivi, nên đặt máy vi tính ở giữa phòng khách, nơi mọi người trong gia đình có thể dùng, chứ không nên để ở phòng riêng của trẻ. Cha mẹ nên khuyến khích, hỗ trợ con trẻ tham gia những trò chơi thể thao và nghệ thuật để trẻ phát huy tài năng một cách toàn diện.

Dấu hiệu nhận biết trẻ lệ thuộc Internet

- Phủ định hay nói dối về thời gian sử dụng hoặc về việc làm trên vi tính.

- Quá mệt mỏi và thiếu ngủ vì thức khuya hay dậy sớm để ngồi trước máy.

- Sa sút học tập trong khi phụ huynh tưởng con mình đang miệt mài học tập.

- Không chơi với bạn, không quan tâm đến sinh hoạt thể dục và giải trí vì mải mê sống trong thế giới ảo, không cần sống thật.

Không thể phủ nhận, internet là công cụ tuyệt vời được phát minh ra để phục vụ con người làm việc và giải trí, giúp cho thế giới này phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, internet cũng là con dao hai lưỡi nếu bạn không biết sử dụng nó hợp lý. Trên thế giới có đến 38% dân số mắc chứng bệnh nghiện internet và ở Việt Nam tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp  mắc hội chứng nghiện intenret này. Vậy nghiện internet là gì? Cùng tìm hiểu nhé

  • Tìm hiểu Internet là gì?

Nguyên nhân dẫn đến nghiện Internet là gì?

Nghiện internet là gì?

Nghiện internet (Internet addiction) là chứng bệnh thần kinh gây ra rất nhiều tổn hại tới sức khỏe của người bệnh, nó có thể gây ra việc thiếu tập trung trong suy nghĩ, sao nhãng trong học tập và trong làm việc. Nghiện Internet rất nguy hiểm, nó tương tự như nghiện đánh bạc, nghiện tình dục…

Nghiện internet có biểu hiện như thế nào?

Các triệu chứng của người bị bệnh nghiện internet:

  • Thức rất khuya, sử dụng internet rất nhiều
  • Tâm trạng hay bồn chồn khi không dùng intenret
  • Ít giao tiếp với cuộc sống đời thực và không kiểm soát được thời gian online
  • Dùng intenret càng nhiều, càng cảm thấy thú vị

Tác hại của nghiện intenret

Nghiện intenret có tác hại cực kỳ lớn tới hệ thần kinh và có nhiều di chứng để lại rất nặng nề. Người nghiện intenret có xu hướng hay tranh cãi với người khác, thường xuyên nói dối, thành tích trong học tập và làm việc kém, hay cảm thấy mệt mỏi và nguy hiểm nhất là có xu hướng tách rời xã hội thực.

Nguyên nhân của bệnh nghiện intenret

Tại các nước Á Đông, quan điểm xã hội thường hay khép kín, khi đó cái tôi của mỗi người bị đè nén bởi các mối quan hệ trong xã hội. Do đó tại đây thường có nguy cơ mắc bệnh nghiện intenret cao hơn. Trên môi trường internet, mạng xã hội, trò chơi online, các mối quan hệ “giấu mình” trên mạng, làm cho họ bung ra, không còn ngần ngại. Vì thế, họ dễ bị lôi cuốn bởi thế giới ảo internet

Đối với trẻ em: Thiếu sân chơi trầm trọng. Trẻ em không biết chơi đâu, chơi gì nên ‘nướng’ thời gian vào Internet – game online.Bị bạn bè lôi kéo.

Nghiên Internet có thể chia thành:

  • Nghiện game online
  • Nghiện mạng xã hội
  • Nghiện lang thang trên mạng

Cách cai nghiện intenret

Trích lời của Tony Buổi Sáng “Con cho ai cái laptop rồi ban đêm đăng ký học lớp cầu lông tennis bơi lội đá bóng võ thuật gì đi. Tham gia một CLB tình nguyện, ví dụ nhặt rác bờ hồ. Đăng ký một lớp học ban đêm, mấy lớp dạy kỹ năng hoặc tiếng Ý tiếng Ả Rập… Tìm một cô gái tử tế để kết bạn (lựa cô nào biết làm việc nhà và đọc sách giấy, thể loại chỉ ôm iphone thì thôi nhé, đừng đến gần, mấy cô ấy ngụy biện nói đọc ebook chứ dễ gì, mở ebook chứ facebook nhấp nháy là mở ra coi, nên sách giấy là cái cần phải có của cộng đồng văn hóa đọc thật sự). Cuối tuần đi dã ngoại hay cà phê ngồi đọc sách cùng cô ấy. Lâu lâu đi du lịch bụi thật xa, đến những miền quê nghèo khó.

Mỗi sáng ngủ dậy, lấy tay vả vô mặt 100 lần nếu thèm internet. Làm liên tiếp trong 3 tháng. Quyết tâm may ra hết. Nghiện internet cũng như nghiện ma túy vậy, phải Ý CHÍ lắm mới bỏ được. Nhưng làm được cái đó rồi, thì sau này cái gì làm cũng được.”

Tóm lại:

  • Cai nghiện mạng xã hội: tự khóa tài khoản bằng cách thay đổi mật khẩu mà mình không biết (copy and past cụm từ tự đánh (ví dụ dáadfafadf vào phần thay passwords).
  • Gửi tới trại cai nghiện Internet
  • Tự quản lý thời gian
  • tham gia nhiền hoạt động ngoài trời hơn
  • Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử và người nghiện internet

Vì vậy, bạn hãy sử dụng công cụ internet một cách thật hiệu quả phục vụ bạn trong công việc, học tập và giải trí. Và đừng quên tham gia các hoạt động đời thực, đi dã ngoại, hoạt động từ thiện, hoạt động thể thao… , Và hạn chế online game, facebook… nhé. Chúc các bạn thành công trong cuộc sống.

Nếu bạn cần lắp đặt internet cáp quang Viettel, sử dụng internet cáp quang 20Mbps siêu tốc chỉ 220.000đ/tháng. Mời các bạn theo dõi các khuyến mại tại đây:

Nghiện Internet là gì triệu chứng như thế nào?

Nghiện Internet là khái niệm nói đến nhu cầu bắt buộc phải dành nhiều thời gian cho Internet, đến mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ, công việc, và sức khoẻ. Với trẻ em, Nghiện Internet gây ra một số hậu quả: đau đầu, chóng mặt, học kém đi, nghiện game online, ít gặp gỡ bạn bè..

Giới trẻ nghiện Internet là gì?

Nghiện Internet (tiếng Anh: Internet addiction disorder, IAD) được định nghĩa việc sử dụng Internet có vấn đề, mang tính lạm dụng, dẫn đến suy giảm đáng kể chức năng của một cá nhân trong các lĩnh vực cuộc sống khác nhau trong một thời gian dài.

Nghiện Internet là gì nguyên nhân hậu quả và cách cai nghiện Internet?

Nghiện internet là một loại bệnh lý thần kinh gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, làm sao nhãng việc học tập, làm việc. Nghiện Internet (trong đó có nghiện game online) "có thể được định nghĩa một rối loạn kiểm soát xung lực không liên quan đến chất gây nghiện, tương tự như nghiện đánh bạc, nghiện tình dục…".

Tác hại của Internet là gì?

Giảm tương tác giữa người với người..
Tăng mong muốn gây chú ý.
Xao lãng mục tiêu cá nhân..
Nguy cơ trầm cảm..
Giết chết sự sáng tạo..
Bạo lực trên mạng..
Tình yêu dễ đổ vỡ.
Thường xuyên so sánh bản thân với người khác..