Nguyên nhân motor bị nóng

21/09/2017 TIN TỨC 11,450 Views

Trong qua trình sử dụng máy bơm nước. Có lẽ rằng ai cũng sẽ gặp tình huống chiếc máy bơm bị phát nóng, Nhiệt độ cao hơn mức bình thường. Trong những lúc đó bạn rất khó để xác định một nguyên nhân chính xác dẫn tới trình trạng này. Vậy đâu là những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên. Sau đây chúng ta sẽ cùng đi và tìm hiểu tổng hợp những nguyên nhân được các người quản lý vận hành chia sẻ.

Nguyên nhân motor bị nóng
Thợ kỹ thuật kiểm tra tình trang bơm
  • Kiểm tra động cơ đang chạy chế độ nào, Sao hay tam giác đối với những động cơ từ 4 Kw trở xuống sẽ là đấu sao. Từ 5,5 Kw trở lên đấu tam giác.
  • Cáp nối từ tủ điều khiển sử dụng cáp gì, Kiểm tra mối nối tiếp súc vào cầu giao, tủ điện. Có thể trong quá trình làm việc bị rung lắc  ê cu bị nỏng, Hay bị oxi.
  • Bạn cần quan tâm đến đây dẫn điện tiết diện của dây chịu được dòng Idm của động cơ. Ví dụ như bơm 37 KW thường Idm = 72 A. Công thức tính : idm=P/u*1.73*cos phi

      + Trong Đó : Idm = Dòng điện đinh mức, P = Công suất của máy, U = Điện áp sử dụng cho động cơ, 1.73 : Là căn của dòng điện trên cả 3 dây. Là bằng 1.73, Cos phi : Góc bằng 0.8. 

 => : Ta đã có Idm của động cơ lưu ý khi khỏi động dòng điện của động cơ có thể gấp 2 – 3 lần dòng Idm.

  • Nếu chọn dây quá bé mà chạy xa sẽ bị nóng dây dẫn và động cơ. 

     + Công thức tính dây dẫn điện ;

                  I= S . J

Trong đó:

  • I: là cường độ dòng điện. Đơn vị tính bằng A
  • S: là tiết diện của dây dẫn. Đơn vị tính mm²
  • J: là mật độ của dòng điện cho phép chạy qua.

Ví Dụ : 1 thiết bị điện 3 pha có công suất là là 10 kW ta có:

            Cường độ dòng điện tổng là:  I = P / U = 10000 / 380 = 26,3 A

            Tiết diện dây dẫn là S = 26,3 / 6 = 4,4 mm2

           Vậy ta cần chọn dây dẫn có tiết diện là 5mm2

  • Kiểm tra xem động cơ có đúng tải không. Nếu quá tải cũng là một nguyên nhân gây đến nóng động cơ bơm.
  • Kiểm tra nguồn điện áp có ổn định đúng không ( Lưới việt nam là 380V/50HZ ) Sử dụng Ampe kìm để kiểm tra kẹp dây khi động cơ đang chạy.
  • Điện trở cách điện các cuộn dây giảm. Có thể động cơ lâu ngày không được vệ sinh bảo dưỡng hoặc làm việc trong môi trường ẩm ướt, có hơi dầu, hơi muối, nhiều bụi,… làm điện trở cách điện của các cuộn dây giảm, khi hoạt động rất dễ bị nóng.
  • Vấn đề làm mát kém, Quạt động cơ bị hỏng mòn, Đối với động cơ làm mát bằng nước thì kiểm tra khoang chữa nước của động cơ có còn lượng nước đủ làm mát không.
  • Ổ bị bị rơ, hỏng, roto bị chạm với stator
  • Bạn nên kiểm tra nguồn nước cấp có đầy đủ không, Hoặc máy bơm có bị hở phần trõ bơm không hút được nước. Vấn đề này rất quan trọng nếu để máy chạy không tải lâu sẽ giây hỏng máy bơm.
  • Ngoài ra bạn nên kiểm tra phần cánh của bơm có bị kẹt, nứt vỡ……..

Như trên là những kinh nghiệm hiểu nguyên nhân tại sao động cơ bị nóng, Và hướng dẫn chọn cách đấu động cơ và chọn dây dẫn điện sao cho phù hợp nhất. Hy vọng bài viết này giúp bạn tìm ra lỗi dẫn đến nguyên nhân động cơ bị nóng. Nếu cảm thấy hữu ích vui lòng like hoặc share bài viết để cảm ơn tác giả.

Nơi xuât bản

Phòng kỹ thuật

Khi quạt điện sử dụng với tần suất lớn trong thời gian liên tục có thể khiến cho motor quạt bị nóng và làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị. Thiết bị chuyên dụng sẽ mang đến cho bạn những thông tin về nguyên nhân và cách sửa motor quạt bị nóng đơn giản ngay dưới đây.

  1. 1. Nguyên nhân khiến motor quạt bị nóng
  2. 2. Cách xử lý hiệu quả khi motor quạt nóng

Nguyên nhân khiến motor quạt bị nóng

Motor còn được biết đến là động cơ của quạt để biến đổi điện năng thành động năng sẽ làm trục quay. Khi trục quay sẽ làm cho cánh quạt quay để tạo ra gió mát.

Nguyên nhân motor bị nóng

Động cơ của quạt bị nóng

Việc motor quạt bị nóng sẽ mang đến nhiều ảnh hưởng đến sự vận hành của quạt như quạt nhanh bị nóng, giảm tuổi thọ, cháy nổ, tiêu tốn nhiều điện năng… Khi đó, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân động cơ bị nóng để có được cách sửa chữa hiệu quả.

Ổ quay không được bôi trơn

Lúc này ma sát giữa trục quay và bạc quay tăng dần dẫn tới nhiệt tăng nhanh và lan tỏa. Ma sát càng nhiều nhiệt sinh ra càng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của motor.

Điện trở của cuộn dây

Đây là thành phần sinh nhiệt lớn từ các yếu tố dây dẫn có điện trở cao, đường kính dây nhỏ,… đều làm nhiệt tăng cao.

Nguyên nhân motor bị nóng

Điện trở cao có thể sinh nhiệt cho motor

Từ trường trong cuộn dây

Trong trường hợp quạt không chạy khi được cấp điện do kẹt trục, tụ điện hỏng, đứt dây đồng,… có thể gây tăng nhiệt cho motor rất nhanh và sẽ dẫn đến tình trạng phát lửa cháy thiết bị.

Có thể thấy, motor quạt điện không tránh khỏi tình trạng nóng bởi nhiệt năng luôn được sinh ra. Tuy nhiên, cần có những phương pháp để khắc phục tình trạng này để bảo vệ motor quạt nói riêng và sự an toàn cho người sử dụng nói chung.

Xem thêm: 

  • Tiết kiệm điện vào mùa hè bằng cách làm quạt phun sương mini tại nhà
  • Nguyên nhân và cách sửa quạt không quay đơn giản tại nhà

Cách xử lý hiệu quả khi motor quạt nóng

Vệ sinh motor quạt thường xuyên

Thiết kế của motor rất đặc biệt gồm các khe hở để tản nhiệt, lâu ngày những khe hở sẽ bị bám bụi bẩn, màng nhện, làm giảm khả năng tản nhiệt. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng motor bị nóng, khô dầu, kẹt trục, … do đó việc vệ sinh quạt, đặc biệt là khe thoát nhiệt là điều rất cần thiết.

Nguyên nhân motor bị nóng

Vệ sinh quạt điện thường xuyên

Bảo dưỡng motor định kỳ

Ổ quay là bộ phận quan trọng nếu không được bảo dưỡng thường xuyên sẽ sinh ra nhiệt vô cùng lớn. Do vậy, ổ quay cần được bôi trơn thường xuyên định kỳ để giảm tình trạng motor nóng do ma sát.

Nguyên nhân motor bị nóng

Bảo dưỡng động ocow theo định kỳ

Lựa chọn dây điện phù hợp

Nên sử dụng dây điện lõi đồng để có mức điện trở thấp nhất, tránh sử dụng dây nhôm. Vệ sinh quạt điện thường xuyên để đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt nhất

Sau khi áp dụng các cách thức xử lý kể trên, nếu quạt điện của bạn vẫn còn tình trạng nóng động cơ, vậy thì hãy ngưng sử dụng ngay lập tức và đưa đến cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng quạt để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.