Nhà cung cấp của ngành xây dựng là gì năm 2024

Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

  • Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, Trường Đại học Xây dựng, số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt

Lựa chọn nhà cung cấp vật liệu là hoạt động quan trọng góp phần đảm bảo chất lượng, tiến độ của dự án và lợi nhuận của nhà thầu xây dựng. Trên cơ sở so sánh các phương pháp đánh giá lựa chọn đa mục tiêu trong đánh giá lựa chọn nhà cung cấp, bài báo đề xuất áp dụng phương pháp AHP để lựa chọn nhà cung cấp vật liệu. Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng cho nhà thầu tại Việt Nam thông qua khảo sát phỏng vấn chuyên gia. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có 8 tiêu chí chính quan trọng trong việc lựa chọn nhà cung cấp vật liệu cho nhà thầu xây dựng Việt Nam bao gồm: Giá cả; thời gian giao hàng; chất lượng sản phẩm; chất lượng dịch vụ, bảo hành; khả năng đáp ứng nguồn hàng; năng lực của nhà cung cấp; tỷ lệ hàng hư hỏng và chính sách thanh toán. Thông qua ví dụ cụ thể cho bài toán lựa chọn nhà cung cấp thép cho công trường xây dựng bằng phương pháp AHP. Kết quả nghiên cứu đóng góp quan trọng cả về phương diện khoa học và thực tiễn trong hoạt động lựa chọn nhà cung cấp vật liệu nói riêng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà thầu xây dựng nói chung.

Từ khóa:

nhà cung cấp vật liệu; AHP; tiêu chí; nhà thầu thi công.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Nhà cung cấp của ngành xây dựng là gì năm 2024

  • PDF

Kiểu trích dẫn

Toản, N. Q., & HạnhN. T. M. (2020). Lựa chọn nhà cung cấp vật liệu cho nhà thầu xây dựng bằng phương pháp AHP. Tạp Chí Khoa Học Công Nghệ Xây Dựng (TCKHCNXD) - ĐHXDHN, 14(3V), 149-162. https://doi.org/10.31814/stce.nuce2020-14(3V)-14

Chuyên mục

Bài báo khoa học

1. Tác giả chuyển giao toàn bộ bản quyền bài báo cho Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (TCKHCNXD) – Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (ĐHXDHN), bao gồm quyền xuất bản, tái bản, truyền tải, bán và phân phối toàn bộ hoặc một phần bài báo trong các ấn bản điện tử và in của Tạp chí, trong tất cả các phương tiện truyền thông được biết đến hoặc phát triển sau này.

2. Bằng cách chuyển giao bản quyền này cho TCKHCNXD, việc sao chép, đăng, truyền tải, phân phối hoặc sử dụng toàn bộ hoặc một phần bài báo bằng bất kỳ phương tiện nào bởi Tác giả đều yêu cầu phải trích dẫn đến Tạp chí một cách phù hợp về hình thức và nội dung, bao gồm: tiêu đề của bài báo, tên các tác giả, tên tạp chí, tập, số, năm, chủ sở hữu bản quyền theo quy định của Tạp chí, số DOI. Khuyến khích đưa kèm đường dẫn (Link) của bài báo đăng trên trang web của Tạp chí.

3. Tác giả và công ty/cơ quan chủ quản đồng ý rằng tất cả các bản sao của bài báo cuối cùng được xuất bản hoặc bất kỳ phần nào được phân phối hoặc đăng bởi họ ở dạng in hoặc điện tử như cho phép ở đây sẽ bao gồm thông báo về bản quyền theo quy định trong Tạp chí và trích dẫn đầy đủ đến Tạp chí như được công bố trên trang web.

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả là yêu cầu cấp bách hiện nay nếu doanh nghiệp xây dựng muốn tiết kiệm chi phí, cải thiện lợi nhuận để tăng “sức đề kháng” trong bối cảnh lạm phát kéo dài. Tập trung ưu tiên tối ưu hoá chuỗi cung ứng là biện pháp giúp doanh nghiệp xây dựng tăng cường cộng tác giữa các nhà thầu, nhà cung cấp để điều phối vật liệu, nhân công phù hợp, và xử lý hàng tồn kho hiệu quả hơn.

Cùng FastCons tìm hiểu chi tiết các chiến lược và công cụ giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng ngành xây dựng ngay dưới đây.

Quản lý chuỗi cung ứng trong xây dựng là gì?

Nhà cung cấp của ngành xây dựng là gì năm 2024

Quản lý chuỗi cung ứng trong xây dựng đề cập đến các quy trình, hệ thống được sử dụng nhằm quản lý nguyên vật liệu, nhân công, thông tin cần có để triển khai dự án. Bao gồm tất cả các hoạt động kiểm soát quy trình tìm nguồn cung, thu mua, vận chuyển, quản lý tồn kho…

Về bản chất, quản lý chuỗi cung ứng xây dựng là sự tích hợp quản trị cung cầu giữa các bên liên quan – bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp, thầu chính/ thầu phụ, khách hàng,… Quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả giúp doanh nghiệp xây dựng tiết kiệm chi phí, đảm bảo tiến độ dự án, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và cải thiện lợi nhuận.

Thực trạng quản lý chuỗi cung ứng trong ngành xây dựng

Đại dịch Covid-19, xung đột Ukraine-Nga và các cuộc khủng hoảng năng lượng là nguyên nhân chính gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong 2 năm qua. Điều này tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề, và xây dựng cũng không ngoại lệ. Cụ thể, ngành xây dựng đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn như:

Khan hiếm nguyên vật liệu

Tình trạng khan hiếm và tăng giá nguyên vật liệu thô trở thành “cơn ác mộng” với nhiều doanh nghiệp xây dựng. Giá các gói thầu đã bị đội chi phí lên 18% – 30% khi giá vật liệu như sắt, thép, xi măng, cát tăng từ 20% – 60%.

Thiếu hụt lao động

Trong đại dịch Covid-19, các nhà thầu xây dựng chật vật với vấn đề chi phí, hàng loạt dự án đình trệ khiến nhiều công nhân mất việc. Nhiều kỹ sư có năng lực cũng lần lượt bỏ ngành vì doanh nghiệp không thể duy trì chế độ đãi ngộ như trước.

Khi kinh tế dần phục hồi, các công trình thi công trở lại, nhu cầu tuyển dụng tăng vọt nhưng thị trường lại không đáp ứng kịp. Điều này dẫn tới tình trạng thiếu lao động trầm trọng trong ngành xây dựng. Không chỉ về số lượng, chất lượng nhân lực hiện nay cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhà thầu. Đây là nguyên nhân khiến nhiều dự án chậm tiến độ.

Nhà cung cấp của ngành xây dựng là gì năm 2024

Quản lý chuỗi rời rạc, thiếu sự hợp tác

Tính chất thi công dự án xây dựng ngày càng phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của nhiều đơn vị có chuyên môn khác nhau vào hoạt động thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo trì,… Hơn nữa ngành xây dựng ngày càng phân tán do sự gia tăng về số lượng các nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp vẫn dùng cách quản lý truyền thống, chưa tích hợp công nghệ dẫn đến nhiều bất cập như:

  • Thiếu sự tin cậy và chia sẻ thông tin kịp thời giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng
  • Khó kiểm soát các nguy cơ rủi ro: chậm giao hàng, tồn kho quá mức, vượt định mức sử dụng vật tư, nhân công… khiến dự án chậm tiến độ, đội ngân sách
  • Quy trình hợp tác rời rạc, doanh nghiệp chưa cân bằng được lợi ích với từng khách hàng, chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp,… trong mỗi dự án

Chiến lược tăng hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng xây dựng

Dưới đây là một số giải pháp giúp các doanh nghiệp tăng hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng để khắc phục những khó khăn hiện tại và linh hoạt thích ứng với biến động trong tương lai.

Nhà cung cấp của ngành xây dựng là gì năm 2024

1. Tập trung lập kế hoạch & dự báo rủi ro

Chuỗi cung ứng biến động, chi phí thay đổi có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Vì vậy khi lập kế hoạch triển khai dự án, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng khuôn khổ quản trị rủi ro chuỗi cung ứng. Bằng việc xác định 3 khía cạnh chính: Khả năng xảy ra rủi ro chuỗi cung ứng; Doanh nghiệp ảnh hưởng gì nếu có rủi ro; Giải pháp để doanh nghiệp đối phó với từng rủi ro cụ thể.

Đồng thời, các nhà quản lý cũng cần thường xuyên cập nhật các xu hướng, sự kiện như tăng giá nguyên vật liệu, gián đoạn sản xuất, lạm phát toàn cầu để việc lập kế hoạch thi công, dự toán ngân sách và dự báo rủi ro được chính xác, hiệu quả hơn.

2. Chọn đúng đối tác

Để quản lý chuỗi cung ứng thành công đòi hỏi các bên bao gồm nhà cung cấp, nhà thầu chính, thầu phụ cần phối hợp tốt với nhau. Do vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn đối tác phù hợp, có năng lực để triển khai dự án hiệu quả.

Bạn có thể chọn được các đối tác tiềm năng để hợp tác lâu dài bằng cách đánh giá, xem xét chất lượng cung ứng hàng hóa/ dịch vụ của họ. Thông qua các yếu tố như: tiến độ giao hàng, chất lượng vật tư, khả năng đáp ứng yêu cầu / thay đổi linh hoạt, thời gian phản hồi thông tin, sự ổn định về mặt tài chính,…Sử dụng hệ thống phần mềm hỗ trợ quản lý hợp đồng/ danh mục đối tác sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng đánh giá chính xác năng lực chuyên môn, và kiểm soát tốt tiến độ cung ứng vật tư của các thầu phụ, nhà cung cấp.

3. Đa dạng hóa nguyên vật liệu, nhà cung cấp

Sử dụng đa dạng vật liệu trong xây dựng, mở rộng hợp tác với nhiều nhà cung cấp giúp đảm bảo nguồn cung liên tục, giảm nguy cơ thi công chậm tiến độ do thiếu vật liệu hoặc giao hàng chậm trễ.

Doanh nghiệp nên lựa chọn vật liệu linh hoạt dựa trên những tiêu chí về chất lượng, chi phí, tính bền vững. Xanh hóa chuỗi cung ứng là xu hướng đang được nhiều công ty xây dựng triển khai. Từ lên kế hoạch thiết kế sản phẩm thân thiện với môi trường, tính toán chi phí môi trường đến giai đoạn tìm nguồn nguyên liệu sạch để sản xuất vật liệu bền vững. Một số vật liệu mới được sử dụng trong xây dựng đảm bảo phát triển bền vững như: gạch không nung, đá chẻ, bê tông nhẹ, sơn sinh thái, kiện rơm,…

Ngoài ra, khi tìm nhà cung cấp vật liệu, doanh nghiệp cũng cần xem xét đến yếu tố khoảng cách địa lý từ nơi sản xuất đến công trường để đảm bảo thời gian giao hàng và giảm chi phí vận chuyển. Đồng thời, việc tham gia sâu hơn, chủ động hơn vào quy trình sản xuất chuỗi cung ứng xây dựng cũng giúp các nhà thầu có “sức đề kháng” tốt hơn trong bối cảnh lạm phát kéo dài.

4. Tạo quy trình giao tiếp rõ ràng

Sự hợp tác & giao tiếp hiệu quả giữa các bên có thể làm giảm rủi ro gián đoạn nguồn cung trong xây dựng. Quan trọng là doanh nghiệp phải xác định được trước những rủi ro tiềm ẩn, sau đó phát triển các chiến lược để quản trị những rủi ro đó.

Đồng thời khuyến khích giao tiếp cởi mở giữa đơn vị nhà thầu, nhà cung cấp, và khách hàng để giải quyết nhanh các vấn đề khi có phát sinh như thay đổi về giá hay thời gian giao hàng,…

5. Đầu tư vào các công cụ phù hợp

Nhiều lợi ích doanh nghiệp xây dựng có thể đạt được khi áp dụng công cụ phần mềm hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng như:

  • Các nền tảng quản lý chuỗi cung ứng hiện đại giúp cập nhật dữ liệu biến động giá cả theo thời gian thực. Căn cứ vào đó, doanh nghiệp có thể cân đối ngân sách, đề xuất các chiến lược định giá bán, lập báo giá dự thầu phù hợp hay chọn được nhà thầu tiềm năng hơn.
  • Phần mềm tạo môi trường làm việc online giúp cải thiện hiệu quả giao tiếp và cộng tác dễ dàng hơn. Các bên có thể cộng tác trên một nền tảng duy nhất, do đó, tất cả thông tin về chuỗi cung ứng, các vấn đề phát sinh hay giải pháp đề ra đều được cập nhật xuyên suốt & xử lý nhanh chóng.
  • Phân tích dữ liệu chuỗi cung ứng trên phần mềm còn giúp doanh nghiệp dự đoán được nhu cầu khách hàng, xác định được lượng hàng tồn kho theo thời gian thực để tối ưu. Đồng thời kiểm soát tốt hơn quy trình vận chuyển và hậu cần,…
  • Phần mềm còn giúp số hóa quy trình báo giá, thanh toán. Nhờ đó các doanh nghiệp sẽ dễ dàng theo dõi tiến độ giải ngân, tình trạng thanh toán, công nợ của từng nhà cung cấp, thầu phụ,…

Top 4 phần mềm quản lý chuỗi cung ứng xây dựng tốt nhất

Dưới đây là gợi ý 4 giải pháp phần mềm quản lý chuỗi cung ứng xây dựng được dùng phổ biến nhất hiện nay, giúp các nhà thầu vận hành tinh gọn, tránh lãng phí nguồn lực và tăng lợi nhuận.

1. Phần mềm FastCons

Nhà cung cấp của ngành xây dựng là gì năm 2024
Phần mềm quản lý dự án xây dựng trực tuyến FastCons

FastCons là phần mềm quản lý thi công dự án xây dựng chuyên sâu nhất và tốt nhất hiện nay tại Việt Nam. Phần mềm sở hữu bộ tính năng thông minh và sát với thực tế giúp các nhà thầu kiểm soát nguồn cung xây dựng hiệu quả từ vật tư, nhân công, chi phí đến tiến độ dự án:

  • Kiểm soát chặt chẽ quy trình xuất – nhập – tồn kho vật tư, và điều phối, kiểm kê vật tư dưới công trình
  • Quản lý tất cả khoản chi phí, đề nghị, duyệt chi, mua sắm vật tư, tiến độ thanh toán NCC, và dòng tiền vào/ra của dự án
  • Lập nhật ký thi công ngay trên App di động
  • Hệ thống báo cáo đa dạng: báo cáo tồn kho, báo cáo tiến độ mua vật tư, báo cáo quyết toán vật tư, báo cáo sử dụng nhân công, theo dõi bảng khối lượng,…

Sử dụng Fastcons, ban lãnh đạo sẽ biết chính xác thông tin cho các câu hỏi như: công trình nào đang thi công chậm, công trình nào đang thiếu hút vật tư để bổ sung kịp thời, hoặc công trình nào đang sử dụng hết bao nhiêu nguồn lực so với kế hoạch, đối chiếu BoQ đầu vào để có căn cứ điều chỉnh… tránh tình trạng vượt định mức thi công.

Bằng cách này, các nhà thầu xây dựng có thể kiểm soát thi công các dự án hiệu quả, kịp thời và tối ưu hơn.

Anh Huỳnh Thái Lel – Giám đốc Công ty Xây dựng Quê Hương chia sẻ: “Trước đây tôi chỉ quản lý dự án một cách đơn giản thủ công qua Excel, Email. Việc áp dụng FastCons đưa toàn bộ dự án lên quản lý online giúp tôi chủ động trong việc kiểm soát vật tư, nhân công mà không phải đợi tổng hợp báo cáo từ các trưởng dự án gửi về, giảm thiểu rủi ro chậm tiến độ dự án ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh và uy tín với khách hàng”

Xem thêm câu chuyện số hóa của Công ty Xây dựng Quê Hương tại đây.

2. Phần mềm KoJo

Nhà cung cấp của ngành xây dựng là gì năm 2024
Phần mềm KoJo quản lý chuỗi cung ứng xây dựng

Kojo là phần mềm quản lý vật liệu hàng đầu. Giải pháp giúp số hóa việc quản lý vật liệu từ giai đoạn chuẩn bị giao hàng cho đến khâu thanh toán. Doanh nghiệp có thể ứng dụng Kojo để đưa ra yêu cầu báo giá, so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp vật tư. Đồng thời theo dõi realtime trạng thái đơn hàng và thanh toán online ngay trên phần mềm.

Ứng dụng Kojo, doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu quả quản lý chuỗi trong xây dựng, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu và tăng tỷ suất lợi nhuận.

  • Tìm hiểu phần mềm Kojo

3. Phần mềm Build.works

Nhà cung cấp của ngành xây dựng là gì năm 2024
Phần mềm Build.works quản lý chuỗi cung ứng xây dựng

build.works là một giải pháp ERP trên nền tảng cloud dành cho xây dựng ngoại vi tinh gọn. Phần mềm hỗ trợ lập kế hoạch và thực hiện sản xuất dựa trên mô hình thông tin BIM. Các tính năng nổi bật của Build.works bao gồm:

  • Thực hiện bóc tách số lượng và theo dõi các thay đổi trong mô hình BIM để quản lý các đơn đặt hàng
  • Quản lý, phân công nhiệm vụ sản xuất, thi công
  • Lập kế hoạch và theo dõi các hoạt động sản xuất tại chỗ
  • Kiểm soát ngân sách, chi phí và doanh thu
  • Lập kế hoạch, quản lý số nhân công, vật tư, thiết bị sử dụng cho từng dự án

Tìm hiểu thêm BIM là gì? Kiến thức đầy đủ về BIM trong quản lý dự án xây dựng tại đây

4. Phần mềm SiteSense

Nhà cung cấp của ngành xây dựng là gì năm 2024
Phần mềm SiteSense quản lý chuỗi cung ứng xây dựng

Doanh nghiệp xây dựng có thể ứng dụng SiteSense ® quản lý chi tiết hàng tồn kho vật tư, thiết bị thi công. Phần mềm có tích hợp ERP giúp tự động hóa việc nhập – xuất các dữ liệu báo cáo sử dụng vật tư, báo cáo chi phí. SiteSense có cả phiên bản web app và mobile app giúp các nhà quản lý theo dõi tình hình dự án mọi lúc, mọi nơi.

  • Tìm hiểu về phần mềm SiteSense

Kết luận

Những thách thức trong chuỗi cung ứng sẽ không thể biến mất hoàn toàn, vì vậy, việc đầu tư ứng dụng công nghệ để quản lý vật tư, thiết bị hiệu quả và tăng cường cộng tác với các bên là nhiệm vụ quan trọng mà doanh nghiệp xây dựng cần ưu tiên thực hiện.

Hy vọng những kiến thức FastCons vừa cung cấp sẽ giúp các đơn vị xây dựng cải thiện hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng để thích nghi với những thay đổi nhanh chóng từ thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.