Nhật ký Đặng Thùy Trâm Đêm cuối tôi mơ về hòa bình được dịch sáng tiếng Anh và xuất bản khi nào

Theo kế hoạch, bản tiếng Anh cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm sẽ được phát hành vào tháng 7.2007. Tuy nhiên theo quảng bá mới nhất của Nhà xuất bản Random House, cuốn sách tựa đề Last Night I Dreamed of Peace [tạm dịch Đêm qua, tôi mơ thấy hòa bình] với phụ đề The Dairy of Dang Thuy Tram sẽ chính thức ra mắt sớm nhất vào ngày 11.9.2007 tại Mỹ. Nhật ký được dịch bởi Andrew X.Pham với lời giới thiệu của Frances Fitzgerald, người từng đoạt giải Pulitzer Prize.

Năm 2005, cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm do Công ty truyền thông Nhã Nam ấn hành đã được đón nhận nồng nhiệt trong nước và có tiếng vang ra nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều nhà xuất bản nước ngoài đã tiếp xúc với gia đình bác sĩ Đặng Thùy Trâm và đề nghị được xuất bản ở nước ngoài, trong đó có một số đề nghị dịch ra tiếng Anh.

Ngay sau khi cuốn sách được xuất bản ở Việt Nam, nhiều dịch giả - cả người Việt Nam lẫn người nước ngoài đã đến gặp gia đình bác sĩ Đặng Thùy Trâm, bày tỏ sự yêu mến và đề nghị được dịch ra tiếng của họ, trong đó có một số người bạn thân thiết của VN như nhà văn Lady Borton, giáo sư Hàn Quốc Ahn Kyong Hwan, cựu Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam Lý Gia Trung. Gia đình hoan nghênh và đáp ứng đề nghị của tất cả các dịch giả đó, song cũng nêu rõ rằng bản dịch của họ có xuất bản được hay không là còn tùy ở nhà xuất bản sau này.

Với bản tiếng Anh, do vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với gia đình, đồng thời theo thông lệ quốc tế, gia đình bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã thuê hãng Carol Mann làm đại diện để giải quyết các vấn đề với các nhà xuất bản. Trong số các nhà xuất bản có Tập đoàn Random House, một trong những tập đoàn xuất bản lớn nhất trên thế giới. Họ đã tiếp xúc với người đại diện tác giả Đặng Thùy Trâm và được đồng ý với điều kiện gia đình có quyền xem xét và yêu cầu sửa chữa bản dịch nếu cần thiết. Nhà xuất bản Random House chỉ chấp nhận bản dịch của dịch giả sau khi có xác nhận sự đồng ý của gia đình. Cuối cùng, thông qua đại diện của mình tại Mỹ, gia đình đã ký hợp đồng xuất bản với Random House. Theo thông lệ, việc chọn dịch giả là quyền và trách nhiệm của nhà xuất bản. Tuy nhiên họ cũng ưu tiên cho gia đình đề xuất dịch giả, nếu thông qua kiểm tra, tuyển chọn đáp ứng được yêu cầu của nhà xuất bản. Gia đình đã giới thiệu 3 dịch giả là nhà văn Lady Borton, Robert Whitehurst và một dịch giả Việt Nam có uy tín. Sau thời gian xem xét, Nhà xuất bản Random House quyết định chọn dịch giả tiếng Anh là Andrew X.Pham, người Mỹ gốc Việt, một tác giả quen biết với độc giả Mỹ. 

Với sự giúp đỡ của người cha vốn là sĩ quan trong quân đội của chế độ cũ, Andrew X.Pham đã hoàn thành bản dịch trong thời gian ngắn nhất. Trong bài viết của mình in trong cuốn sách, Andrew X.Pham coi việc được dịch cuốn nhật ký là một vinh dự và tỏ lòng ngưỡng mộ người nữ bác sĩ đã sống, phục vụ và hy sinh một cách cao quý và đầy lý tưởng. 

...Bác sĩ Thùy Trâm viết nhật ký dưới một sức ép ghê gớm. Cô ghi những dòng nhật ký trong chiến hào, trong hầm trú bom, giữa cảnh hoang tàn và trong những phòng bệnh đầy ắp những bệnh nhân đang hấp hối. Cô ghi nhật ký giữa cảnh tàn phá, giữa cái đói, giữa lúc mệt mỏi tột độ, giữa cô đơn, giữa những đau buồn về tâm lý. Vậy mà người phụ nữ trẻ thật đặc biệt này vẫn đủ tỉnh táo để đạt đến độ văn học và uy nghi đến tuyệt vời… Bất kể cuốn sách này được đọc và lĩnh hội ra sao, về tác giả cuốn nhật ký có ba điểm không thể phủ nhận được. Thứ nhất, cô vô cùng cao quý. Thứ hai, cô sống theo lý tưởng. Thứ ba, sự hy sinh của cô thật anh hùng mà cũng thật bi thảm… Những điều chưa được cô viết ra cũng nói lên nhiều như những gì đã viết. Andrew X.Pham  [trích lời dịch giả in trong sách]

[Thanh niên]

VNTN – Đó cũng chính là một câu mở đầu ở một trang trong “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, một cuốn nhật ký “trong đó đã có lửa”, nhưng là lửa của khát vọng hòa bình, lửa của những trái tim khao khát “hãy yêu nhau khi còn sống”… Và cuộc “trở về nhà” của cuốn nhật ký sau 30 năm lưu lạc, cùng bản thảo tiếng Anh đầu tiên sau hơn 40 năm âm thầm trên đất Mỹ cũng là một giấc mơ hòa bình có thật, hóa giải mọi hận thù, trở thaành một sự kiện ý nghĩa ảnh hưởng sâu sắc đến lý tưởng sống đặc biệt ở giới trẻ Việt Nam cũng như dư luận quốc tế.

Mười ba năm trước [2005], hành trình “trở về nhà” của cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” như một câu chuyện rất ly kỳ, gói trong đó rất nhiều câu chuyện của những người lính quân đội Mỹ có mặt trong cuộc chiến tranh Việt Nam nói chung và ở chiến trường Đức Phổ, Quảng Ngãi nói riêng. Từ chuyện người phiên dịch với câu nói đầy linh cảm về số phận cuốn nhật ký: “Đừng đốt! Trong đó đã có lửa rồi”, đến cuộc “hành quân” sang nước Mỹ trong balo của một sĩ quan Mỹ gốc Đức từ năm 1971, nằm ở nhà người sĩ quan này suốt hơn 20 năm… Rồi tiếp tục âm thầm lặng lẽ gần như ẩn mình thêm 10 năm nữa trong tay người sĩ quan đã nhặt cuốn nhật ký ở chiến trận Fredric Whitehurst… Và có một cuộc “trở về nhà” đầy trân trọng, nhân văn, nhiều thương cảm của những người sống có liên quan đến cuốn nhật ký…
Nhưng đằng sau “cuộc trở về” đó còn một câu chuyện nhiều ý nghĩa, là “cuộc sống”, là những cuộc “đối thoại” của cuốn nhật ký trong 20 năm ở nhà người sĩ quan Mỹ gốc Đức mang tên Carl.W.Greifzu với người vợ Việt Nam quê gốc Bắc Ninh.

Hành trình đầy bí ẩn và ly kỳ của cuốn nhật ký Sau 45 năm “im lặng”, Carl W.Greifzu trở lại Việt Nam với tư cách là cựu binh Mỹ và cũng là con rể của miền quan họ Bắc Ninh. Chuyến đi này của ông còn là một chuyến đi để tìm đến gia đình chủ nhân cuốn nhật ký ông đã giữ trong suốt 20 năm, đã gần như thuộc lòng từng dấu chấm, dấu phảy trong đó, là gia đình người “nữ Việt Cộng Đặng Thùy Trâm”. Và cũng như một chuyến đi để sám hối, để hiểu biết hơn một “nữ khách” đáng kính đã “sống” cùng vợ chồng ông suốt 20 năm, cũng là hiểu thêm về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam.

Vào tháng 6/1970, khi Fredric Whitehurst, một lính Mỹ, trong một trận càn tại chiến trường Đức Phổ [Quảng Ngãi] đã tính châm lửa đốt quyển sổ tay được bọc bằng vải, thu được như một “chiến lợi phẩm” của đối phương, thì viên thông dịch người Việt của ông sau khi đọc, đã cản: “Đừng đốt. Bản thân nó đã có lửa rồi!”. Nghe lời khuyên, người lính Mỹ ấy đã giữ lại quyển sổ tay. Và “ngọn lửa” ấy sau hơn 30 năm, còn dẫn Fredric cùng người anh trai là Robert Whitehurst [cũng là một cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam] làm một cuộc hành trình vượt đại dương, đưa quyển nhật ký của người “nữ Việt Cộng” Đặng Thùy Trâm về với gia đình chị ở Hà Nội, Việt Nam…

Trang đầu bản thảo tiếng Anh

Câu chuyện không chỉ có thế. Tháng 9/1971, Carl W.Greifzu, một sĩ quan quân đội Mỹ, với vai trò giám sát các đơn vị quân đội Mỹ hoạt động ở chiến trường miền Nam, có mặt trong trận chiến ở Đức Phổ, Quảng Ngãi và đã có cơ duyên khi được Fredric Whitehurst, gửi giữ hộ quyển sổ tay của bác sỹ Đặng Thùy Trâm. Tháng 12/1973, Carl W.Greifzu hết hạn ở Việt Nam và được trở về nước, ông đã mang quyển nhật ký theo về. Năm 1975, khi chiến tranh Việt Nam đã kết thúc, những người lính Mỹ trở về nước, ai cũng bận rộn với công việc mới, lo chuyện mưu sinh, nên Carl và Fredric đã không có điều kiện gặp lại, vì họ sống ở hai tiểu bang cách xa nhau cả ngàn cây số. Dù chỉ ở Việt Nam trong 2 năm, nhưng ký ức về cuộc chiến vẫn luôn ám ảnh, làm Carl W. Greifzu day dứt không nguôi. Đặc biệt là quyển nhật ký mang theo về “hình như có linh hồn trong đó muốn nói chuyện”- Carl W.Greifzu. Và rồi Greifzu quyết định đưa cho bà vợ là người Việt Nam đọc [bà Trần Thị Kim Dung], để xem trong đó có gì. Những lúc rảnh, bà Dung thường dịch nghĩa những trang nhật ký của người “nữ bác sĩ Việt Cộng” cho chồng nghe từng đoạn. Càng ngày, những trang viết máu lửa chiến trường ấy càng cuốn hút ông. Đến một hôm, Greifzu đã chính thức đề nghị vợ giúp ông dịch toàn bộ cuốn nhật ký của “nữ bác sĩ Việt cộng” ra giấy, để sau đó in ra gửi cho nhiều người, đặc biệt là các cựu chiến binh Mỹ cùng được đọc, giúp họ hiểu thêm về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Tuy nhiên, công việc dịch nghĩa diễn đạt lại theo lời nói và dịch viết ra bản thảo rất khác nhau. Bà Dung đã “đánh vật” với từng trang viết và vất vả nhiều tháng trời. Ông Greifzu đã trợ giúp vợ bằng cách tự đánh máy chữ và hiệu đính bản thảo vì thời đó, nhiều người Mỹ vẫn còn dùng máy chữ, chưa có sẵn máy vi tính như bây giờ. Cuối cùng bản thảo dịch cũng hoàn thành. Carl W. Greifzu cho biết, ông và vợ đã thuộc lòng nhiều trang nhật ký của người “nữ bác sĩ Việt Cộng” anh hùng ấy. Bởi đó là một phần cuộc đời của vợ chồng ông. Những năm sau đó, ông và vợ đã photo cả hàng ngàn bản dịch đã được văn bản hóa, để gửi tặng cho những người bạn cựu binh Mỹ và người Mỹ cùng đọc nó, giúp họ hiểu thêm về cuộc chiến tranh Mỹ- Việt Nam… Và cuốn nhật ký ở nhà Greifzu suốt 20 năm trời.

Khoảng năm 1996, Fredric Whitehurs tìm đến thành phố nơi vợ chồng Carl W. Greifzu đang sống. Họ vừa ăn trưa cùng nhau, vừa ôn lại những kỷ niệm tại chiến trường Việt Nam. Carl đã quyết định trao lại quyển sổ tay “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” cho Fredric. Và cũng sau rất nhiều cuộc liên lạc qua lại với khá nhiều khó khăn thời kỳ quan hệ Việt Nam- Mỹ sau “cấm vận” , quyển nhật ký đã có một hành trình “trở về nhà” ngoạn mục. Và đoạn kết có hậu ở Việt Nam thì chúng ta đã biết… Quyển nhật ký trở thành “hiện tượng” xuất bản ở Việt Nam với hàng trăm ngàn bản in khi được xuất bản, rồi được dịch sang 18 thứ tiếng ở 22 nước như hiện nay với số lượng in chỉ riêng ở Mỹ đã gần 100.000 cuốn và đều đặn hàng năm vẫn tái bản.

Tình yêu Việt Nam đã lay động trái tim Carl W. Greifzu Ông là luật sư Carl W. Greifzu, năm nay 75 tuổi, một người Mỹ gốc Đức, một cựu binh trong chiến tranh Việt Nam. Năm 1970, ông có mặt tại Việt Nam, tham gia các chiến dịch của quân đội Mỹ ở chiến trường Đức Phổ, Quảng Ngãi trong vai trò một sĩ quan quân Pháp. Quyển nhật ký đến tay ông cũng là một “nhân duyên” rất khó giải thích. Ông kể: “ Đó là sau một cuộc càn quét tiêu diệt đối phương vào tháng 6/1970, chúng tôi có nhiệm vụ xem xét “chiến lợi phẩm” thu được của họ, và người lính Mỹ Fredric Whitehurst đã giao cuốn nhật ký cho tôi giữ, một cuốn sổ tay bọc bằng vải. Tôi cũng được biết nó suýt bị đốt… Sau đó, tháng 9/ 1971, tôi được trở về Mỹ, và cuốn nhật ký đã theo tôi, nó ở nhà tôi suốt 20 năm, thân thuộc với vợ chồng tôi như một người bạn vô hình. Chúng tôi đã thuộc lòng rất nhiều trang nhật ký, và đôi khi vợ chồng tôi có cảm giác như rất thân quen với cô ấy…”. Vợ ông, bà Trần Thị Kim Dung, một phụ nữ Việt Nam, quê ở Bắc Ninh, nhưng đã xa quê từ năm 17 tuổi. Có lẽ những kỷ niệm về quê hương mình sau bao năm xa cách đã gợi cho bà ý muốn đọc quyển nhật ký như một sự tò mò ban đầu, để có thể tìm chút gì của quê hương trong đó. Bà càng đọc, càng bị cuốn hút bởi những gì gọi là “lửa” ở trong nhật ký. Không phải là “lửa” của chiến tranh mà là “lửa” của tình yêu, tình người. Bà đã dịch cho chồng nghe tóm tắt, để đến lượt ông cũng bị thu hút bởi những gì viết trong nhật ký người “nữ bác sĩ Việt Cộng”. Và càng “đối thoại” với người “nữ bác sĩ Việt Cộng” qua quyển nhật ký, hai vợ chồng ông càng như bị cuốn vào những câu chuyện trong đó, thôi thúc họ không thể để câu chuyện chỉ riêng hai vợ chồng biết, mà nên để cho nhiều người Mỹ, nhất là các cựu binh Mỹ ở chiến trường miền Nam Việt Nam biết.

Trong thập niên 80 thế kỷ trước, hai vợ chồng ông đã dịch sang tiếng Anh thành một tập bản thảo, gồm 102 trang, được viết bằng bút chì trên hai mặt giấy, với nhiều nét chữ hiệu đính. Đây là bản dịch tiếng Anh đầu tiên của “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”. Từ bản dịch viết tay này, cựu binh Carl W. Greifzu đã trực tiếp hiệu đính và sử dụng máy chữ gõ thành văn bản hoàn chỉnh dài 121 trang. Sau đó, ông photo thêm hàng ngàn bản gửi cho các cựu binh Mỹ cùng đọc. Nhờ bản dịch này, các cựu binh Mỹ đã hiểu được giá trị, ý nghĩa của quyển nhật ký, hiểu thêm về cuộc chiến tranh ở Việt Nam và họ đã quyết định tìm mọi cách trao trả cho gia đình liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.

Greifzu và mẹ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm

Cũng chính vì thế, ông và bà nhận ra giá trị của di vật đặc biệt đó, nên năm 1996 Carl W. Greifzu đã quyết định trao lại nó cho Fredric Whitehurst để tìm cách chuyển về Việt Nam như một món quà chân tình chuộc lỗi với Việt Nam, với gia đình liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Như sự dẫn dắt của “lửa” trong cuốn nhật ký, Fredric cùng người anh trai Robert Whitehurst [cũng là một cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam] làm một cuộc hành trình vượt đại dương, đưa nhật ký “trở về nhà” với cái hậu hoàn mỹ của tình yêu và sự hóa giải hận thù.

Nhật ký Đặng Thùy Trâm bằng tiếng Anh

Tháng 3/2016, nhân chuyến về thăm quê vợ tại Bắc Ninh, Carl W. Greifzu đã đến thăm hỏi gia đình và viếng mộ của liệt sỹ Đặng Thùy Trâm, đồng thời gặp ông Đặng Vương Hưng, người đề xướng tủ sách “Mãi mãi tuổi 20”, trong đó có “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, để trao tặng tập bản thảo này sau một thời gian liên hệ trước đó. Bởi mong ước của Carl W. Greifzu là muốn “tập bản thảo sẽ được sử dụng với hiệu quả tốt nhất tại một trong các bảo tàng ở Việt Nam”.

Hoài Hương

Video liên quan

Chủ Đề