Nhuc mat la trieu chung gi

Đôi mắt là “cửa sổ tâm hồn”, đau nhức hốc mắt không chỉ đơn giản là dấu hiệu bị mỏi mắt, mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh về mắt nguy hiểm. Vì vậy khi có triệu chứng đau nhức hốc mắt bạn tuyệt đối không nên chủ quan, hãy đi thăm khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

  • 1. Đau nhức hốc mắt là bệnh gì?
    • 1.1. Viêm hốc mắt
    • 1.2. Viêm xoang
    • 1.3. Chấn thương
    • 1.4. Biến chứng của tiểu đường
    • 1.5. Khối u
  • 2. Làm gì khi bị đau nhức hốc mắt?

1. Đau nhức hốc mắt là bệnh gì?

Đau nhức hốc mắt trái hay hốc mắt phải, không chỉ đơn giản là mỏi mắt thông thường mà có thể là biểu hiện của một số bệnh lý sau đây:

1.1. Viêm hốc mắt

Viêm hốc mắt do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây ra. Sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng có thể bắt nguồn từ các chấn thương hay nhọt trong khu vực cạnh mắt, miệng, mũi,… Các vị trí viêm ở hốc mắt nếu không được xử trí sớm sẽ lan rộng, thậm chí có thể gây nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng của người bệnh.

1.2. Viêm xoang

Các vị trí viêm xoang như vùng xoang trán gần mắt, sẽ gây đau nhức hốc mắt, đau tăng khi hít hoặc khịt mũi, kèm xuất tiết mũi họng và sốt. Người bị viêm xoang khi cúi xuống sẽ thấy đau hai hốc mắt.

Nhuc mat la trieu chung gi

Đau nhức hốc mắt có thể là biểu hiện của bệnh viêm xoang trán

1.3. Chấn thương

Các chấn thương như xuất huyết nhãn cầu, dị vật trong hốc mắt xảy ra lúc bị chấn thương có thể là nguyên nhân trực tiếp khiến đau nhức hốc mắt.

1.4. Biến chứng của tiểu đường

Bệnh tiểu đường không chỉ làm mắt bị mờ đi mà còn gây đau nhức quanh mắt. Nếu người bệnh không được điều trị hiệu quả, lâu ngày có thể đẫn tới mù lòa, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

1.5. Khối u

Đây có thể là dấu hiệu của việc có khối u chèn ép dây thần kinh ở hốc mắt gây đau nhức. Các dạng u có thể là U lành tính (có u dạng bì, loạn sản xơ ở trẻ nhỏ và u màng não, u dây thần kinh thị giác ở người lớn). U ác tính (u ác tính sacom cơ vân, u xương ác tính ở trẻ nhỏ và u ác tính có di căn, u bạch huyết ở người lớn).

Ngoài ra một số bệnh lý như tai mũi họng, cao huyết áp, tiểu đường, nội thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây đau nhức vùng hốc mắt.

Nhuc mat la trieu chung gi

Bệnh tiểu đường cũng có thể gây biến chứng đau nhức hốc mắt.

2. Làm gì khi bị đau nhức hốc mắt?

Khi có những biểu hiện như đau dây thần kinh hốc mắt, nhức hốc mắt đau đầu, bị đau vùng hốc mắt,… cần tìm ra nguyên nhân và cách chữa đau nhức hốc mắt để chấm dứt tình trạng khó chịu càng sớm càng tốt.

Các chuyên gia nhãn khoa và các bác sĩ có chuyên môn cao sẽ kiểm tra, thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân gây để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Nhuc mat la trieu chung gi

Thăm khám và điều trị ngay với bác sĩ chuyên khoa khi bị đau nhức hốc mắt để được chẩn đoán nguyên nhân, tư vấn cách điều trị kịp thời chấm dứt triệu chứng khó chịu này.

Chuyên khoa Mắt tại Hệ thống Y tế Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa mắt, có chứng chỉ nhãn khoa cùng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại giúp xác định đúng bệnh lý và đưa ra phương pháp điều trị nhanh chóng, hiệu quả và đảm bảo vẻ thẩm mỹ cho đôi mắt của bạn.

Mọi sự thay đổi của đôi mắt đều có thể là dấu hiệu của một bệnh lý hay vấn đề nào đó mà người bệnh đang gặp phải. Những dấu hiệu này thường rất đơn giản và dễ mắc phải trong cuộc sống hàng ngày như đau hốc mắt, mỏi mắt, khô mắt hay ngủ dậy bị đau nhức mắt... nên hay bị bỏ qua hoặc không chú ý, đến khi chúng gây ra sự khó chịu ngoài sức tưởng tượng thì mới tìm cách điều trị hoặc khắc phục.

Nhuc mat la trieu chung gi

Ảnh minh họa

1. Một số dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh lý ở mắt

- Khô mắt và cay mắt: Người bệnh khi bị khô mắt sẽ có biểu hiện cay mắt thường xuyên và mở mắt khó khăn khi ngủ dậy, nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do sử dụng máy tính quá nhiều hoặc thay đổi thời tiết, tác dụng phụ của một số loại thuốc đang sử dụng, do tuổi tác hoặc tuyến nước mắt gặp vấn đề nên làm việc kém hiệu quả.

- Ngứa và sưng mắt: Dấu hiệu sưng mắt, ngứa mắt hay đau hốc mắt xảy ra thường xuyên hoặc theo mùa là những dấu hiệu thường gặp của người bị dị ứng phấn hoa, thời tiết hay bụi bẩn.

- Đau và nhức mỏi mắt: Mỏi mắt hay đau nhức mắt có thể là hiện tượng phổ biến, là cảnh báo của chứng rối loạn điều tiết, đặc biệt, khi người bệnh trong trạng thái thiếu ngủ lâu ngày hoặc sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài khiến cho mắt không được nghỉ ngơi thì sẽ gây ra tình trạng đau, nhức mỏi mắt. Ngoài ra, nếu người bệnh mắc phải chứng tăng nhãn áp cũng có thể gây ra tình trạng đau nhức mắt, trường hợp đau nhiều và trong thời gian dài, kể cả khi nghỉ ngơi thì cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa.

- Mờ mắt: Dấu hiệu mờ mắt có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như rối loạn điều tiết, mắt có tật khúc xạ, đục thủy tinh thể tuổi già, tăng nhãn áp, viêm nhiễm tại mắt... Đây là một trong những dấu hiệu bất thường ở mắt nguy hiểm.

- Đỏ mắt: Đỏ mắt là hiện tượng rất thường xuyên gặp phải trong cuộc sống, có thể là do dị ứng hoặc khô mắt gây ra. Trong trường hợp mắt quá khô cũng có thể làm cho các mạch máu nhỏ trên kết mạc bị vỡ gây ra các khoảng hoặc toàn bộ kết mạc mắt bị đỏ, người bệnh có thể tra thuốc theo đơn của bác sĩ để làm giảm tình trạng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng đỏ mắt đi kèm với các triệu chứng nóng rát, có gỉ mắt, sưng mắt thì cần phải đi khám càng sớm càng tốt.

- Xuất hiện những đốm đỏ trong mắt: Nếu bỗng nhiên xuất hiện những đốm đỏ trong mắt thì rất có thể đó là những mạch máu li ti dưới kết mạc bị vỡ ra khi phải chịu một tác động nào đến mắt như phẫu thuật, va chạm... thông thường thì những đốm đỏ này sẽ tự tan sau vài ngày hoặc 1 tuần. Ngoài ra, xuất hiện những đốm đỏ trong mắt cũng có thể xảy ra với người bệnh tiểu đường khi lượng đường trong máu quá nhiều sẽ khiến cho các mạch máu nhỏ bị tắc nghẽn, sưng lên và bị vỡ. Nếu như không được xử trí kịp thì sẽ khiến cho thị lực suy giảm nghiêm trọng.

- Vệt đen trong tầm nhìn (triệu chứng nhìn thấy ruồi bay): Có nhiều trường hợp bỗng nhiên trông thấy những tia sáng hay vệt đen, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo võng mạc bị rách, bong võng mạc, bong dịch kính,... người bệnh cần phải nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

2. Biện pháp chăm sóc giúp đôi mắt luôn sáng khỏe

Chăm sóc mỗi ngày bằng cách:

- Cung cấp dưỡng chất cần thiết cho đôi mắt nhờ những thực phẩm chứa omega 3, vitamin A, vitamin C...

- Khám mắt định kỳ để tầm soát bệnh về mắt và có biện pháp điều trị kịp thời

- Hạn chế dùng các thiết bị điện tử trong thời gian dài, nếu làm việc với máy tính trong thời gian dài thì cần phải có kế hoạch cho mắt nghỉ ngơi.

- Bảo vệ mắt khỏi những tác nhân gây nguy hiểm cho mắt, cần phải rửa tay thật sạch trước khi chạm vào mắt hay miệng, khi đi ngoài trời nắng phải đeo kính râm.

- Hạn chế những tổn thương trực tiếp lên mắt trong khi chơi thể thao hay tai nạn...

- Áp dụng các biện pháp chăm sóc mắt vào buổi sáng để có thị lực tốt hơn.

- Tập thể dục cho mắt để giúp tầm nhìn được tốt hơn.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)