Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo.

Trong văn bản “Làng ”của Kim Lân có đoạn:

“Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...”

(SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 166)

1. Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là điều gì?

2. Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng gì trong khi diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật?

3. Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn “Làng”, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 – 15 câu theo theo phép lập luận tổng - phân - hợp, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật khi biết “cái cơ sự này”. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và khởi ngữ (Gạch chân và chú thích rõ).

4. Tại sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng” chứ không phải “Làng chợ Dầu”?

5. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm viết về người nông dân với nỗi đau sâu sắc bộc lộ qua cử chỉ, ngoại hình. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 1 : 

-Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ông Hai

-  “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là tin làng chợ Dầu của ông Hai theo giặc

2. Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng diễn tả tâm trạng băn khoăn,bàng hoàng  của ông Hai khi nghe tin đồn làng ông theo Tây và sự lo lắng của ông về cuộc sống ,số phận của gia đình mình và những người dân ở làng ông cùng đi tản cư 

3.Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng " của Kim Lân là một người yêu làng tha thiết ,điều đó được thể hiện rõ ở tâm trạng của ông khi nghe tin làng mình theo giặc (1). Khi ở phòng thông tin nghe được biết bao là tin hay về tình hình kháng chiến của quân ta thì tin làng chợ Dầu theo giặc đến với ông giống như tiếng sét giữa trời quangg (2).Cái tìn người phụ nữ mới tản cư lên nói trong quán nước khiến ông Hai vô cùng bất ngờ và đau khổ "Cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được" (3).Một lúc sau ,ông lão mới rặn è è " nuốt một cái gì như vướng ở cổ ,ông cất tiếng hỏi ,giọng lạc hẳn đi :Liệu có thật không hở bác ? Hay chỉ lại...(4).Ông mong đó chỉ là một tin đồn,một sự thất thiệt nhưng trước sự khẳng định của người đàn bà kia khiến cho ông Hai đau khổ vô cùng, tình yêu làng trong ông đã dần sụp đổ (5).Ông lão lảng sang chuyện khác rồi trở về nhà, trên đường trở về ông Hai chỉ dám cúi mặt xuống mà đi bởi ông cảm thấy mình cũng như là kẻ có tội (6).Về đến nhà nhìn lũ con bé bỏng ,nước mắt ông lão cứ giàn rụa ra         '' CHúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? CHúng nó cũng bị người ta rẻ rúng,hắt hủi đấy ư? Khốn nạn!Bằng ấy tuổi đầu..."(7) Ông Hai xót xa vì giờ đây những đứa trẻ trong sáng ,ngây thơ kia phải mang danh " Việt gian bán nước"(8).Nghĩ đến điều đó ,ông lão lại căm tức cái bọn ở làng "Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm lũ Việt gian để phải chịu nhục nhã thế này!"(9) Nhưng sau đó ông lại kiểm điểm từng người một trong đầu "Không,họ đều là những người có tinh thần cả mà ,họ đã quyết ở lại một sống một chết với giặc có điều nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy" ,tuy nhiên trước sự khẳng định chắc chắn của người đàn bà tản cư ông buộc phải chấp nhận " Không có lửa làm sao có khói"(10).Lúc này ,ông lại vô cùng lo lắng và buồn bã ,ông lo cho cuộc sống số phận của gia đình ông và của người dân cùng làng với ông " Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...”(11).Đối với ông Hai thì đó là một cú sốc rất lớn,nó khiến ông vô cùng đau đớn (12)Như vậy ta có thể   chắc chắn rằng , cái tin làng chợ Dầu theo giặc có ảnh hưởng rất lớn đến ông Hai - một người dân yêu làng tha thiết và chính cái tin ấy nó khiến cuộc sống của ông trở nên khó khăn, cùng đường không lối thoát(13)  

Phần in nghiêng là thành phần tình thái còn phần in đậm là khởi ngữ

4.Khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là "Làng " chứ không phải là "Làng chợ Dầu " bởi lẽ : khi truyện được đặt trong một nhân vật một cảnh huống cụ thể người đọc sẽ mường tượng dễ ràng hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật ( nhất là trong thời kì kháng chiến ) nhưng đồng thời cũng làm nổi bật được vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật ông Hai ( một người dân yêu làng tha thiết).Và việc đặt tên cho tác phẩm là "Làng " chứ không phải là "Làng chợ Dầu" bởi lẽ trong thời kì kháng chiến cũng có rất nhiều người yêu làng tha thiết như ông Hai

5.Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm viết về người nông dân với nỗi đau sâu sắc bộc lộ qua cử chỉ, ngoại hình. Đó là tác phẩm "Lão Hạc " của tác giả Nam Cao.

Đọc hiểu Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được - Đề số 1

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là của ai? Trình bày hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Làng.

Câu 2. Cái cơ sự này được nhắc trong đoạn trích là điều gì? Theo em, việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng gì khi diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật? Hình thức diễn đạt trong các câu nghi vấn đó là đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm?

Câu 3. Bằng sự hiểu biết của em về truyện ngắn Làng, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 12 câu) theo theo phép lập luận diễn dịch, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật chính khi biết cái cơ sự này cho đến khi tâm sự với đứa con út. Đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một lời dẫn trực tiếp (gạch chân và chú thích rõ).

Câu 4. Một tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 9 cũng được ra đời cùng năm với tác phẩm Làng. Em hãy cho biết đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai? 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là của ông Hai.

Hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Làng là: được viết vào thời kì đầu trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương.

Câu 2. 

Cái cơ sự này được nhắc trong đoạn trích là tin làng theo giặc trở thành Việt gian.

Theo em, việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ về tin tức đó: Ông Hai thấy bất ngờ, ngạc nhiên không tin nổi và rất day dứt, khổ tâm về điều đó.

Hình thức diễn đạt trong các câu nghi vấn đó vừa là đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm.

Câu 3. 

      Làng là một truyện ngắn nổi tiếng của Kim Lân viết về tình yêu nước, yêu làng quê của ông Hai. Vì hoàn cảnh mà gia đình ông phải chuyển tới ngôi làng mới. Dù ở nơi mới nhưng ông vẫn luôn nhớ và mong ngày trở về làng. Đó là nơi mà ông vẫn luôn tự hào vì có tinh thần yêu nước vững chắc. Thế nhưng khi nghe tin làng theo giặc, ông đã không thể chấp nhận nổi, tâm trạng đau đơn, day dứt khiến ông không thể ngủ yên. Nước mắt rơi chính ông cũng không thể kìm nén nổi khi nhìn hai đứa con thơ, nghĩ đến cảnh bị người ta ghen ghet, căm thù mà ông không chịu nổi. Chuyện này xảy ra chắc chắn gia đình ông sẽ bị đuổi khỏi làng, ông nén đau thương tâm sự cùng con, hỏi con muốn ở đâu. Khi con bảo muốn quay trở về làng, ông đã kiên quyết nói "Làng thì yêu thật đấy nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Câu nói đầy kiên quyết đã cho thấy tình yêu nước sâu sắc của ông Hai.

- Câu bị động: Nước mắt rơi chính ông cũng không thể kìm nén nổi khi nhìn hai đứa con thơ, nghĩ đến cảnh bị người ta ghen ghet, căm thù mà ông không chịu nổi. 

- Lời dẫn trực tiếp: "Làng thì yêu thật đấy nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù"

Câu 4. 

Một tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 9 cũng được ra đời cùng năm với tác phẩm Làng là “Đồng chí” của Chính Hữu.

Đọc hiểu Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được - Đề số 2

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là điều gì? 

Câu 2. Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng gì trong khi diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật? 

Câu 3. Tại sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng Chợ Dầu, nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng” chứ không phải “Làng chợ Dầu”?

Câu 4. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm viết về người nông dân với nỗi đau sâu sắc bộc lộ qua cử chỉ, ngoại hình. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 5. Xác định thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ông Hai.

“Cái cơ sự này” trong đoạn trích là tin làng chợ Dầu theo giặc.

Câu 2. 

Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng bộc lỗ rõ những đau khổ trong tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng theo giặc.

Câu 3. 

Xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng Chợ Dầu, nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng” chứ không phải “Làng chợ Dầu” là vì làng ở đây là làng ở khắp mọi nơi trên đất nước, những ngôi làng yêu nước chứ không riêng làng chợ Dầu.

Câu 4. 

Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm viết về người nông dân với nỗi đau sâu sắc bộc lộ qua cử chỉ, ngoại hình. Đó là Lão Hạc của Nam Cao.

Câu 5. 

Thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên là: Không có lửa làm sao có khói.