nhuộm tie-dye là gì

Chúng ta đang trong giai đoạn giao thoa giữa quá khứ và tương lai. Sự xoay vòng của thời trang từ những thập niên 60  70 trở lại mạnh mẽ trong hiện tại. Giai đoạn chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của những cá nhân khao khát tự do, muốn khẳng định mình trước xã hội thông qua các trang phục mặc trên người. Đồng thời đây cũng là thời điểm văn hoá Hippie lên ngôi với các phương pháp nhuộm quần áo, các items đầy màu sắc, bất quy tắc thể hiện tâm trạng và triết lý của người trẻ thời điểm này. Phong cách bắt nguồn từ Mỹ, và rồi được hưởng ứng rộng rãi bởi nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tie-dye chính là xu hướng mạnh mẽ nhất mà nền văn hoá Hippie ảnh hưởng đến ngành công nghiệp thời trang.

Với tie-dye, bạn không chỉ tuyên bố ngầm với người khác về sự thời trang của bạn, mà nó còn thể hiện được sự nổi loạn và cá tính mà những mảng màu sắc không theo trật tự này mang lại. Trong thời đại 4.0 công nghệ làm chủ, việc thể hiện được cá tính của mình trước xã hội, trở thành một công dân toàn cầu là câu hỏi đầy thách thức đối với giới trẻ hiện đại. Bằng nhiều cách khác nhau, họ tìm hướng đi riêng cho chính mình. Và thời trang chính là cách dễ nhất mà bạn có thể sử dụng để diễn đạt tính cách bản thân. Đặc biệt là sự trở lại của nhiều xu hướng thời trang từ quá khứ quay trở lại trong hiện tại. Đó là một minh chứng rõ ràng nhất cho tầm quan trọng của việc khẳng định cái tôi của mỗi cá nhân ở bất cứ thời đại nào.

nhuộm tie-dye là gì

Tie-dye tích cực được các nhãn hàng lăng xê từ mùa Hè năm ngoái. Từ những thương hiệu streetwear như Wacko Maria, Stussy, BAPE hay BST giữa adidas x Pharrell Williams Hu Holi năm ngoái. Đến cả những thương hiệu danh giá như Burberry, Saint Laurent, Louis Vuitton hay Prada cũng áp dụng màu sắc này trong những chiếc đầm và jackets của mình. Sức ảnh hưởng của phong cách này không chỉ lan toả trong giới trẻ và văn hoá đường phố mà còn vượt xa hơn thế. Đó là sự trải nghiệm trên những chất liệu mới như da hay denim.

nhuộm tie-dye là gì

Tie-dye bắt đầu tự sử cải tiến của phương pháp nhuộm truyền thống bắt nguồn từ Ai Cập  resist-dyeing. Tuy nhiên, kỹ thuật này lại được phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ hơn kể từ năm 600 Sau Công Nguyên. Phương pháp cũng khá dễ dàng. Chúng chỉ là sự kết hợp giữa việc buộc mảnh vải bằng những sợi chỉ thật chặt. Sau đó, đổ thật nhiều màu vào từng khúc vải được chia bởi các sợi chỉ, đợi một khoảng thời gian để thuốc nhuộm hoà vào sợi vải. Cuối cùng bạn sẽ nhận được một mảnh vải với hiệu ứng chuyển màu vô cùng tự nhiên.

Trong một số trường hợp, phần vải dự định nhuộm sẽ được bao phủ bởi resins hoặc sáp nhằm ngăn các màu sắc lan đến những vùng không muốn. Các phương pháp như Ikat, Chine, Plangi hay Shibori cho phép bạn xử lý và điều khiến sự lan toả của các màu sắc tốt hơn so với Tie-dye. Tuy nói là thế, tie-dye vẫn là phương pháp cơ bản và dễ sử dụng nhất. Các màu sắc cơ bản trong tie-dye kết hợp với nhau luôn tạo ra hiệu ứng nhìn vô cùng mạnh mẽ.

nhuộm tie-dye là gì

Nắm sơ qua được nguồn gốc và sự phổ biến của tie-dye trong thời trang hiện đại, SNKRVN sẽ giới thiệu đến các bạn một phương pháp nhuộm vải để tạo hiệu ứng này. Có rất nhiều cách thức để bạn có một tác phẩm nhuộm handmade ấn tượng, nhưng hướng dẫn dưới đây sẽ chỉ bạn cách đơn giản nhất  rainbow spiral  cầu vồng xoắn ốc. Hãy kéo xuống ngay nhé!

1. Chuẩn bị một chiếc áo thun, tốt nhất là TRẮNG. Những màu sắc khác bạn vẫn sử dụng được, nhưng sẽ khiến bạn xử lý khó hơn.
2. Sử dụng màu sắc phù hợp cho vải. Bạn có thể tìm màu nhuộm vải (dạng bột hay dảng lỏng) tại các cửa hàng thủ công ở các trường đại học Mỹ Thuật, Kiến Trúc, hoặc có thể đến chợ vải Soái Kình Lâm.
3. Đặt chiếc áo trên mặt phẳng rộng (bản vẽ hoặc bàn làm việc của bạn, bất cứ nơi nào đủ rộng và phẳng). Chọn điểm bạn muốn bắt đầu vòng xoắn ốc và cuộn chiếc áo theo vòng tại điểm đó.
4. Buộc chặt những sợi chỉ hoặc dây thun theo từng phần.
5. Chia mặt áo thành nhiều phần. Đây sẽ là số màu trên vòng xoắn ốc của bạn. Phổ biến và cổ điển nhất vẫn là 6 màu.
6. Bắt đầu nhuộm màu trên cả hai mặt áo.
7. Để màu khô khoảng 2 ngày.
8. Tháo những sợi chỉ hoặc dây thun khỏi áo.
9. Giặt sơ qua bằng nước để loại bỏ những màu thừa, sau đó giặt lại bằng bột giặt hoặc nước giặt quần áo.
10. Cuối cùng, bạn đã có thể mặc thành quả của mình ra đường rồi đấy!

Bình luận

Video liên quan