Nội dung nào không có trong trình tự đọc bản vẽ chi tiết

1. Thế nào là bản vẽ chi tiết ?

Nội dung nào không có trong trình tự đọc bản vẽ chi tiết
Thế nào là bản vẽ chi tiết ?

1.1. Bản vẽ chi tiết là gì?

Có thể cụ từ bản vẽ chi tiết đã không còn xa lạ gì với đại đa số mọi người trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Bản vẽ chi tiết ngày càng được nhắc đến nhiều trong sản xuất cũng như đời sống hàng ngày bởi vai trò quan trọng của nó. Không chỉ trong lĩnh vực kỹ thuật, xây dựng, kiến trúcmà nó ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác, giúp tận dụng tối đa công dụng của bản vẽ chi tiết.

Bản vẽ chi tiết (hay còn được gọi là bản vẽ chế tạo chi tiết) là một loại tài liệu chứa đựng nhiều thông tin quan trọng và được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực kỹ thuật, cụ thể là lĩnh vực gia công, chế tạo chi tiết máy. Nếu làm trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy thì các kiến thức về đọc, tạo, chỉnh sửa bản vẽ kĩ thuật là điều kiện bắt buộc đối với bất cứ kỹ sư, công nhân nào. Nếu không nắm vững được lý thuyết căn bản có thể dẫn đến sai lệch về thông số kỹ thuật trong quá trình chế tạo và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, độ uy tín doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh thị trường.

Bản vẽ chi tiết có thể là bản vẽ thể hiện cấu tạo, hình dáng của một chi tiết riêng biệt hoặc trở thành một bản tổng thể nào đó nhằm thể hiện tính lắp ghép giữa nhiều chi tiết. Mang đến cho người đọc một cái nhìn từ tổng quát đến chi tiết một cách dễ dàng nhất.

1.2. Công dụng và nội dung của bản vẽ chi tiết

Nội dung nào không có trong trình tự đọc bản vẽ chi tiết
Công dụng và nội dung của bản vẽ chi tiết

Bản vẽ chi tiết chứa nhiều thông tin của sản phẩm phục vụ cho quá trình gia công, chế tạo chi tiết. Đây chính là phương thức trao đổi thông tin giữa người thiết kế và người gia công. Bản vẽ chi tiết được sử dụng xuyên suốt trong quá trình chế tạo sản phẩm từ thiết kế trên bản vẽ cho đến gia công tại xưởng.

Một bản vẽ chi tiết sẽ bao gồm những mục sau đây:

Các hình biểu diễn: hình chiếu theo các hướng như hình chiếu bằng, hình chiếu chính và hình chiếu cạnh. Trong một số trường hợp có thể đưa cả hình chiếu thiết kế 2D,3D vào để giúp người đọc dễ dàng hình dung hình dạng chi tiết. Bên cạnh đó còn thể hiện được những vị trí mặt cắt.

Khung tên, bản vẽ: ở khung này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản như tên gọi chuẩn của chi tiết, vật liệu gia công,dung sai hình học, số lượng cần chế tạo, tỉ lệ bản vẽ so với vật thật và tên người thiết kế... Tất cả đều là những thông tin vô cùng quan trọng.

Kích thước: thể hiện chính xác, hoàn chỉnh, hợp lý độ lớn của từng bộ phận chi tiết máy cần thiết cho quy trình chế tạo sản phẩm và kiểm tra.

Các yêu cầu kỹ thuật: mục này bao gồm những ký hiệu về giá trị độ nhẵn bề mặt, dung sai kích thước cho phép, dung sai hình học, các yêu cầu về nhiệt luyện hay những chi dẫn, ghi chú về gia công, kiểm tra, điều chỉnh... tuy nhiên mục này cũng đòi hỏi những người có kiến thức mới có thể nắm được ý nghĩa của từng kí hiệu.

Bản vẽ chi tiết ngày nay không chỉ đơn thuần được sử dụng trong lĩnh vực cơ khí chế tạo nữa mà đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác từ đơn giản cho tới phức tạp.

2. Tại sao chúng ta lại cần phải trang bị kiến thức về bản vẽ kĩ thuật

Nội dung nào không có trong trình tự đọc bản vẽ chi tiết
Tại sao chúng ta lại cần phải trang bị kiến thức về bản vẽ kĩ thuật

Với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của kinh tế-xã hội-kĩ thuật thì càng đòi hỏi con người có kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực bởi sự liên kết giữa các lĩnh vực ngày càng được thắt chặt.

Thực sự thì bộ giáo dục cũng đã nhận ra điều đó và đưa bộ môn vẽ kỹ thuật vào chương trình học từ rất lâu. Tuy chỉ là những kiến thức cơ bản nhưng lại có tác dụng vô cùng lớn với công việc sau này. Bởi, bản vẽ kĩ thuật được xem như một phương thức trao đổi thông tin dùng trong sản xuất và đời sống hàng ngày. Chúng cũng làm tăng khả năng tưởng tượng hình học và thúc đẩy cho tư duy các môn khoa học-kĩ thuật khác.

Trong lĩnh vực kỹ thuật thi kiến thức về bản vẽ là vô cùng quan trọng và đảm bảo sự chính xác cho quá trình sản xuất chi tiết. Đáp ứng đầy đủ các thông số được đưa ra.

Trong đời sống thì khi muốn sử dụng sản phẩm nào đó một cách hiệu quả, an toàn thì đòi hỏi chúng ta cũng phải có kiến thức về đọc và sử dụng bản vẽ. Vậy nên bản vẽ chi tiết cũng trở thành phương thức giao tiếp giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.

Tuyển nhân viên thiết kế cơ khí

3. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết

Nội dung nào không có trong trình tự đọc bản vẽ chi tiết
Trình tự đọc bản vẽ chi tiết

3.1. Cách đọc bản vẽ chi tiết

Để đọc được bản vẽ chi tiết không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là những người chưa từng biết đến nó thì đây là một điều vô cùng nan giải. Thông thường để đọc được bản vẽ chi tiết cần trải qua 5 bước cơ bản như sau:

- Bước 1: Đọc các nội dung được ghi trong khung tên, bao gồm chi tiết máy, ký hiệu bản vẽ, vật liệu, tỷ lệ, Chỉ khi bạn hiểu đúng và nhớ được những thông tin này thì bạn mới có thể giải nghĩa được bản vẽ một cách chính xác.

- Bước 2: Phân tích các hình chiếu cạnh, hình cắt được vẽ trên bản vẽ chi tiết

- Bước 3: Phân tích các kích thước chung và riêng của từng chi tiết

- Bước 4: Đọc các yêu cầu kỹ thuật. Thông thường là chỉ dẫn về gia công và xử lý bề mặt

- Bước 5: Mô tả cấu tạo, hình dáng của chi tiết và công dụng của chi tiết đó

Tuy nhiên, đọc được bản vẽ đã không phải điều dễ dàng, hiểu được bản vẽ lại càng là điều khó khăn hơn nữa. Vì thế, muốn hiểu rõ được, bạn cần phải là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có các kỹ năng cần thiết.

Ví dụ: Đọc bản vẽ chi tiết ống lót:

- Khung tên: Cần nắm được các nội dung như:

+ Tên gọi chi tiết: Ống lót

+ Vật liệu: Thép

+ Tỷ lệ: 1:1

- Hình biểu diễn:

+ Tên gọi hình chi tiết: hình chiếu cạnh

+ Vị trí hình cắt: Hình cắt ở hình chiếu đứng

- Kích thước: Kích thước chung của chi tiết và kích thước các phần của chi tiết:

+ 028, 30

+ Đường kính ngoài 028

+ Đường kính lỗ 016

+ Chiều dài: 30

- Yêu cầu kỹ thuật:

+ Gia công: làm tù cạnh

+ xử lý bề mặt: Mạ kẽm

- Tổng hợp:

+ Mô tả hình dạng và cấu tạo chi tiết: Ống hình trụ tròn

+ Công dụng của chi tiết: Dùng để lót giữa các chi tiết khác nhau.

Việc làm Thiết kế - Mỹ thuật tại Hồ Chí Minh

3.2. Hướng dẫn tạo lập bản vẽ chi tiết

Nội dung nào không có trong trình tự đọc bản vẽ chi tiết
Hướng dẫn tạo lập bản vẽ chi tiết

Để thực hiện tạo lập được một bản vẽ chi tiết hoàn chỉnh, bạn có thể thực hiện như sau:

- Bước 1:Dùng các đường trục và đường bao để bố trí các hình biểu diễn và khung tên

- Bước 2: Xác định hình dạng bên trong và bên ngoài của các bộ phận, vẽ hình cắt, mặt cắt,.. bằng nét vẽ mờ. nên sử dụng các loại bút có thể tẩy được như bút chì,

- Bước 3: Kiểm tra, sửa chữa các sai sót, đảm bảo các thông số đúng và hoàn chỉnh nhất, sau đó tiến hành tô đậm

- Bước 4: Ghi phần chữ, bao gồm kích thước, yêu cầu kỹ thuật, nội dung khung tên,

Nói thì tương đối ngắn gọn và đơn giản, tuy nhiên để có thể tạo lập được một bản vẽ chi tiết hoàn chỉnh, chính xác thì cần các kiến thức chuyên ngành cũng như sự hiểu biết sâu rộng, kỹ càng về bản vẽ. Đặc biệt, bản vẽ chi tiết là một công cụ quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm sau này. Vì thế khi tiến hành vẽ phải hết sức cẩn thận, kiểm tra kích thước kỹ càng, điền các ký hiệu đúng, để tránh xảy ra sai sót.

4. So sánh bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết

Nội dung nào không có trong trình tự đọc bản vẽ chi tiết
So sánh bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết

4.1. Bản vẽ lắp là gì?

Trong thực tế, người dùng rất hay bị nhầm lẫn giữa bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp. Vậy, tại sao lại có nhầm lẫn như vậy, chúng ta hãy cùng so sánh hai bản vẽ này ngay dưới đây.

Trước hết ta cần hiểu, bản vẽ lắp là gì? Bản vẽ lắp thực chất diễn tả hình dạng, kết cấu của một sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết đồng thời, là tài liệu kỹ thuật được sử dụng chủ yếu trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm. Bản vẽ lắp gồm có 4 nội dung khác nhau: hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên

+ Hình biểu diễn gồm hình cắt và hình chiếu diễn tả kết cấu, hình dạng và vị trí các chi tiết máy của bộ vòng đai

+ Kích thước: Gồm các kích thước lắp của các chi tiết và các kích thước chung của sản phẩm

+ Bảng kê: Gồm tên gọi chi tiết, số thứ tự, vật liệu, số lượng,..

+ Khung tên: Tên sản phẩm, ký hiệu bảng vẽ, cơ sở thiết kế, tỷ lệ,.

Để có thể đọc được bản vẽ lắp, bạn thực hiện theo một trình tự nhất định: Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp.

Việc làm Cơ khí - Chế tạo tại Hà Nội

4.2. Sự khác biệt giữa bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết

Mặc dù là hai bản vẽ khác nhau nhưng bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp đều có các điểm tương đồng như sau:

+ Đều là bản vẽ kỹ thuật, phục vụ cho việc lắp ráp, sửa chữa các máy móc, công cụ dụng cụ,

+ Đều có khung tên, hình biểu diễn, kích thước, phục vụ cho việc đọc bản vẽ

+ Đều có các hình biểu diễn, kích thước và các khung tên

- Khác nhau:

+ Bản vẽ chi tiết có yêu cầu kỹ thuật bắt buộc người sử dụng phải tuân theo

+ Bản vẽ lắp có bảng kê và biểu diễn được nhiều chi tiết.

Tìm kiếm việc làm

Mong rằng, với những chia sẻ của timviec365.vn trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi: Bản vẽ chi tiết là gì? Từ đó, bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết, để định hướng cho tương lai cũng như tự tin, vững bước trên đường đời. Nếu các bạn thấy bài viết hữu ích với các bạn thì đừng quên chia sẻ và tham khảo thêm những bài viết khác của chúng mình: thiết kế nội thất là gì, ngành thiết kế nội thất thi khối nào, nghề thiết kế nội thất có giàu không,... Chúc các bạn thật nhiều may mắn và thành công!!