Phân tích các yếu tố tác động đến thị trường xăng dầu của Việt Nam từ tháng 1 2022 cho đến này

Mặc dù giá dầu thô đón nhận mức tăng ấn tượng trong tháng 1, tuy nhiên trong thời gian vừa rồi thị trường cũng đón nhận một số giai đoạn điều chỉnh. Với vai trò là một bộ phận thiết yếu của nền kinh tế thế giới cũng như một công cụ tài chính, bên cạnh các yếu tố căn bản chính như nhu cầu và nguồn cung, nhiều phân tích cũng chỉ ra rằng giá dầu sẽ sớm chịu tác động của các yếu tố bên ngoài thị trường.

Diễn biến giá dầu trong tháng đầu năm

Tính riêng trong tháng 1, giá dầu thô WTI tăng 17,72% trong khi giá dầu Brent tăng 15,14%, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 2 năm 2021. Những ngày gần đây, có những phiên giá dầu thách thức mức 90 USD/thùng.

Phân tích các yếu tố tác động đến thị trường xăng dầu của Việt Nam từ tháng 1 2022 cho đến này

Lo ngại về nguồn cung sụt giảm đang là yếu tố hàng đầu dẫn dắt thị trường trong thời gian vừa rồi. Các tổ chức uy tín như Cơ quan Quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA), Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) chỉ ra rằng, nhu cầu dầu thế giới sẽ vượt mức tiêu thụ 100 triệu thùng/ngày trước đại dịch trong năm nay, do tác động của biến thể Omicron đến nhu cầu đi lại không quá nhiều như những dự báo trong năm 2021.

Trong khi đó, theo báo cáo tháng 1 của IEA, tồn kho dầu thô của 38 quốc gia thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD, hiện chỉ đang ở mức 2,7 tỷ thùng, mức thấp nhất trong vòng 7 năm. Điều này khiến cho việc nguồn cung dầu đột ngột sụt giảm do các sự cố đường ống như tại Ecuador, hay việc các thành viên OPEC tiếp tục sản xuất thiếu dầu so với hạn ngạch đề ra do các bất ổn nội bộ, đều tạo động lực khiến giá tăng mạnh. Theo ước tính, mặc dù OPEC+ vẫn duy trì chính sách tăng sản lượng 400.000 thùng dầu/ngày tuy nhiên tính đến tháng 1, sản lượng vẫn thấp hơn 674.000 thùng/ngày so với chỉ tiêu đề ra.

Tác động của triển vọng nền kinh tế

Bên cạnh vai trò là cung cấp nhiên liệu cho giao thông, dầu thô còn là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp cũng như nguồn năng lượng chính cho các hoạt động kinh tế. Vì vậy, theo lý thuyết, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu. Theo báo cáo Cập nhật Triển vọng Kinh tế Thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, cơ quan này đã hạ dự báo tăng trưởng GDP thế giới năm 2022 từ 4,9% xuống còn 4,4%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự giảm tốc của 2 nền kinh tế lớn là Mỹ và Trung Quốc.

Theo IMF, giá năng lượng cao kết hợp với các vấn đề trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã khiến cho lạm phát tăng cao, đặc biệt là Mỹ. Trong tháng 12 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng CPI tại Mỹ tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, báo hiệu lạm phát tại nước Mỹ đang ở mức cao nhất trong gần 40 năm. Trong đó, chi phí cho điện, dầu, khí tự nhiên,…chiếm đến gần 50%.

Phân tích các yếu tố tác động đến thị trường xăng dầu của Việt Nam từ tháng 1 2022 cho đến này
 

Điều này đang thúc đẩy nước Mỹ tìm cách hạ nhiệt giá các mặt hàng năng lượng nói chung như dầu để kiểm soát lạm phát, tiêu biểu như việc tích cực kêu gọi các nhà sản xuất trong nước gia tăng sản lượng hay sử dụng dầu trong kho dự trữ. Bên cạnh đó, nguy cơ lạm phát đang khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED thắt chặt chính sách tiền tệ.

Sau cuộc họp tuần trước, phần lớn thị trường cho rằng FED sẽ tăng lãi suất 5 lần trong năm nay. Bên cạnh đó FED cũng có kế hoạch giảm bớt lượng trái phiếu nắm giữ để điều chỉnh danh mục tài sản. Điều này thường gây áp lực lên các tài sản tài chính. Đặc biệt hiện tại sau số liệu Bảng lương phi nông nghiệp của Công ty quản lý nguồn nhân lực ADP cho thấy số lượng việc làm giảm lần đầu tiên trong vòng 1 năm, có thể là yếu tố cho thấy nền kinh tế Mỹ đang điều chỉnh, và trở thành nhân tố kìm hãm giá dầu tiếp tục tăng cao.

HỒNG HOA

(PLO)- Ngân sách và nhiều công ty hưởng lợi từ việc giá xăng tăng mạnh nhưng đại bộ phận người dân và doanh nghiệp lại chịu ảnh hưởng nặng do chi phí đẩy từ xăng.

Hơn hai tháng đầu năm nay, giá xăng dầu đã tăng tới bảy lần và hiện đã tiệm cận mốc 30.000 đồng/lít, mức cao nhất từ trước đến nay.

Giá xăng dầu tăng liên tục không chỉ tác động tiêu cực đến mục tiêu kiểm soát lạm phát mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến doanh nghiệp (DN) và bào mòn thu nhập của người dân.

Phân tích các yếu tố tác động đến thị trường xăng dầu của Việt Nam từ tháng 1 2022 cho đến này

 Nhiều mặt hàng thiết yếu từ lương thực, thực phẩm, tới xăng dầu liên tục tăng giá… khiến người dân phải thắt chặt chi tiêu. Ảnh: TÚ UYÊN

Gây áp lực lớn cho người dân, doanh nghiệp

Ông Phạm Lưu Hưng, Phó Giám đốc Công ty Chứng khoán SSI, nhận định giá dầu tăng chắc chắn ngành dầu khí được hưởng lợi ngay lập tức. Chẳng hạn giá dầu tăng giúp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có kết quả kinh doanh tích cực. Theo đó, lũy kế hai tháng đầu năm nay, doanh thu của tập đoàn ước tính đạt gần 119.000 tỉ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Nộp ngân sách đạt hơn 18.000 tỉ đồng, vượt 52% kế hoạch.

Ngân sách cũng hưởng lợi lớn từ giá xăng dầu tăng. Theo số liệu của Bộ Tài chính, lũy kế hai hai tháng đầu năm thu từ dầu thô đạt 8.060 tỉ đồng, tăng hơn 57% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do giá và sản lượng dầu thô tăng so với cùng kỳ năm trước.

Ở chiều ngược lại, chuyên gia kinh tế Trần Thanh Hải nhận định với giá dầu thế giới lên mốc 130 USD/thùng đã đẩy giá xăng trong nước gần chạm mốc 30.000 đồng/lít, dẫn đến nguy cơ lạm phát tác động đến đại bộ phận người dân. Giá xăng tăng cao ảnh hưởng đến nhiều ngành như vận tải, du lịch, sản xuất, kinh doanh.

“Điển hình nhất là ngành hàng không, mỗi lần giá xăng tăng sẽ lấy bớt đi lợi nhuận của các hãng bay, trong khi dịch bệnh vừa qua đã khiến ngành này lao đao, chưa thể hồi phục. Ngoài ra, khi giá xăng tăng, các hãng hàng không buộc phải tăng giá vé với du khách, do đó ảnh hưởng dây chuyền đến việc phục hồi nhiều lĩnh vực như du lịch, khách sạn” - ông Hải dẫn chứng.

Ông Michael Kokalari, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital, cũng bày tỏ một trong điều đáng ngại nhất hiện nay là giá xăng tăng tác động đến chi phí các nhà bán lẻ, sản xuất và cuối cùng người tiêu dùng phải gánh các khoản phí này. Đối với các công ty sử dụng khí làm nguyên liệu đầu vào như điện, khí, đạm… thì giá dầu tăng sẽ làm tăng giá thành sản phẩm.

“Mặc dù Việt Nam sản xuất một lượng đáng kể dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá nhưng không đủ nguồn cung cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh mà vẫn phải nhập khẩu năng lượng. Sự thâm hụt năng lượng này kết hợp với giá xăng dầu cao sẽ khiến người tiêu dùng thay vì chi tiêu cho hàng hóa thì giờ đây bỏ nhiều tiền hơn cho xăng dầu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP của Việt Nam” - ông Michael Kokalari phân tích.

 

Lý do xăng dầu Việt Nam cao hơn nhiều nước

Theo Gas Petrol Price, hiện nay trong khu vực Đông Nam Á, Singapore có giá xăng cao nhất với 2,194 USD/lít, tương đương 50.194 đồng. Đứng thứ hai là Lào với mức giá 1,482 USD, tương đương 33.905 đồng. Kế tiếp là Thái Lan bán 1 lít xăng là 1,444 USD, tương đương 33.035 đồng.

Đứng thứ tư là Việt Nam với gần 30.000 đồng/lít, bám sát là Philippines với 28.849 đồng. Campuchia ở mức 26.469 đồng/lít, Indonesia là 20.475 đồng và rẻ nhất là Malaysia với 11.233 đồng.

Như vậy, nếu nhìn về thu nhập bình quân trên đầu người thì giá xăng Việt Nam khá đắt đỏ. Ví dụ với Singapore, thu nhập bình quân đầu người trong năm 2021 là 66.263 USD/người. Rõ ràng với mức thu nhập này thì đối với người tiêu dùng Singapore, giá 1 lít xăng ở mức 2,194 USD là rẻ. Trong khi đó, theo Statista, trong năm 2022 dự báo thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 4.187 USD, trong năm 2021 là 3.742 USD.

Nguyên nhân giá xăng dầu tại Việt Nam cao hơn nhiều nước do dầu thế giới tăng mạnh lên mức 130 USD/thùng vì xung đột Nga và Ukraine. Tuy nhiên, giá xăng Việt cao còn do phải gánh nhiều loại thuế, phí chiếm rất lớn trong cơ cấu giá.

Chia sẻ nguồn thu từ giá dầu thô tăng cao

Để kìm giá xăng dầu, TS Phạm Công Hiệp, Trường ĐH RMIT Việt Nam, cho rằng Nhà nước cần thực hiện linh hoạt chính sách tài khóa và tiền tệ, kiểm soát linh hoạt yếu tố gây biến động giá xăng dầu. Qua đó để giảm thiểu tác động xấu đối với tăng trưởng và lạm phát.

Bên cạnh đó, việc xuất khẩu dầu thô cũng góp phần gia tăng đáng kể cho ngân sách nhà nước năm nay khi giá dầu đang tăng giá mạnh. Chẳng hạn lũy kế hai tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu dầu thô tăng hơn 140% so với hai tháng đầu năm ngoái. Qua đó có thể thấy thu ngân sách đang đạt kết quả tốt. Vì vậy, Nhà nước có thể dùng một phần tiền này để hỗ trợ bình ổn giá xăng dầu trong nước nhằm hạn chế lạm phát.

Vị chuyên gia đến từ Trường ĐH RMIT Việt Nam cũng nhấn mạnh để hạn chế cú sốc giá dầu tăng mạnh và lạm phát Việt Nam nên chủ động nguồn cung trong nước, gia tăng tỉ lệ nội địa hóa cũng như tập trung phát triển thị trường nội địa trong bối cảnh căng thẳng thế giới leo thang.

Đặc biệt cần chuyển hướng mạnh sang sử dụng năng lượng sạch và bền vững trong sản xuất và đời sống. Nguồn điện gió, mặt trời, xe chạy điện, trang thiết bị sản xuất sử dụng tiết kiệm năng lượng cũng như tự đảm bảo nguồn cung năng lượng cho sản xuất sẽ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ khủng khoảng xăng dầu như hiện nay.

“Ngoài ra, Việt Nam tận dụng cơ hội đẩy mạnh khai thác, gia tăng sản lượng dầu để có thể xuất khẩu dầu thô với giá tốt” - TS Hiệp khuyến nghị.

Đồng quan điểm, giới chuyên gia cho rằng hiện nay hàng loạt mặt hàng thiết yếu đã tăng 10%-30% so với trước, đánh thẳng vào túi tiền của người dân. Trong khi đó Việt Nam là nước có tài nguyên dầu khí. Nguồn cung do sản xuất xăng dầu trong nước đáp ứng được 70%-75% nhu cầu thị trường, trong đó một phần được sản xuất từ nguồn dầu thô khai thác tại Việt Nam.

Không chỉ vậy, khi giá dầu thế giới tăng dẫn đến các khoản thuế mà Nhà nước thu từ xăng dầu bán ra cũng tăng lên khá mạnh. Lý do là thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng… đều đánh trên giá xăng dầu nhập khẩu và giá bán lẻ. Điều này đồng nghĩa giá xăng dầu càng cao thì các khoản thu từ thuế, phí càng nhiều. Vì vậy, Nhà nước cần chia sẻ nguồn thu này với người dân phần lời khi giá dầu thế giới tăng cao. Bởi hạ nhiệt giá xăng dầu thì người tiêu dùng và nền kinh tế sẽ được hưởng lợi.

PGS-TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược (VESS), cho rằng Nhà nước nên có chính sách phù hợp để giảm bớt những khó khăn cho người dân và DN, nhất là tác động của giá xăng dầu. “Giải pháp hạ nhiệt giá xăng dầu cần tập trung ở thuế, phí. Hiện nay, giá xăng dầu cao quá thì mình phải rút bớt thuế, phí và trích sử dụng quỹ bình ổn ra để không tăng quá cao” - ông Thành nhấn mạnh.•

 

Phân tích các yếu tố tác động đến thị trường xăng dầu của Việt Nam từ tháng 1 2022 cho đến này

Hiện nay, 1 lít xăng A95, người dân phải gánh hơn 11.000-12.000 đồng
thuế, phí. Ảnh: PHI HÙNG

Quyết liệt bình ổn thị trường

Đại diện Bộ Tài chính thừa nhận có nhiều rủi ro tiềm ẩn cho việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm nay. Do vậy, bộ sẽ tiếp tục chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp về quản lý, điều hành giá, bình ổn giá cả thị trường.

Một trong những giải pháp để hạ nhiệt giá xăng dầu là Bộ Tài chính đã trình Chính phủ phương án giảm 2.000 đồng thuế bảo vệ môi trường trên mỗi lít xăng và 1.000 đồng với dầu.

Vẫn treo bảng hết xăng

Sau khi giá xăng tăng lên gần 30.000 đồng lít vào ngày 11-3, hiện vẫn còn tình trạng một số cửa hàng ở TP.HCM thông báo hết xăng dầu. Cụ thể chiều 12-3, khảo sát của PV Pháp Luật TP.HCM cho thấy một số cây xăng ở quận Tân Bình treo bảng hết xăng dầu.

Đáng chú ý là một cửa hàng xăng trên đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp vào chiều 10-3 đã dán bảng thông báo hết xăng, còn dầu. Đến ngày 12-3, tức sau một ngày xăng tăng lên mức gần 30.000 đồng/lít, cửa hàng này vẫn còn dán thông báo hết xăng.

“Hiện vẫn còn tình trạng các cửa hàng thông báo hết xăng dầu là do các đầu mối lỗ nên nhập ít lại. Mặt khác do ảnh hưởng của chiến sự Nga - Ukraine nên nguồn cung giảm” - đại diện một công ty xăng dầu thừa nhận. TÚ UYÊN