Phân tích hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện này

Tài liệu "Phân tích đặc điểm của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch Cho ví dụ" có mã là 546214, file định dạng docx, có 2 trang, dung lượng file 12 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Tài liệu chuyên ngành > Chuyên Ngành Kinh Tế > Ngoại Thương - Du Lịch. Tài liệu thuộc loại Đồng

Nội dung Phân tích đặc điểm của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch Cho ví dụ

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Phân tích đặc điểm của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch Cho ví dụ để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 2 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Phân tích đặc điểm của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch Cho ví dụ

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

Chuyên đề 5

XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VẬT CHẤT KỸ THUẬT

& VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

___

BỐ CỤC BÁO CÁO:

1/ Khái niệm

2/ Vai trò của xây dựng CSHT – VCKT trong phát triển du lịch

2.1/ Cơ sở hạ tầng

2.1.1   Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải

2.1.2   Thông tin liên lạc

2.1.3   Cơ sở hạ tầng khác

2.2/ Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

2.2.1 Cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú

2.2.2 Mạng lưới cửa hàng thương nghiệp

2.2.3 Cơ sở thể thao

2.2.4 Cơ sở y tế

2.2.5 Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá

2.2.6 Các cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác

3/ Một số vấn đề đặt ra khi xây dựng CSVC – CSHT Du lịch

3.1 Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng

3.2 Giải pháp phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

NỘI DUNG

1/ Khái niệm

CSHT – VCKT là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn nhu cầu du khách.

2/ Vai trò của xây dựng CSHT – VCKT trong phát triển du lịch

2.1/ Cơ sở hạ tầng

2.1.1   Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải

Việc phát triển giao thông, nhất là tăng nhanh phương tiện vận chuyển (công cộng và cá nhân) cho phép mau chóng khai thác các nguồn tài nguyên du lịch mới. Chỉ thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng  thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội.

Mỗi loại giao thông có những đặc điểm riêng biệt:

Phân tích hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện này
   Giao thông bằng ô tô tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch dễ dàng đi theo lộ trình mình lựa chọn.

   Giao thông đường sắt rẻ tiền, tất cả mọi người đều có thể sử dụng được nhưng nó chỉ cho phép đi theo tuyến đường có sẵn.

   Giao thông đường không rất nhanh, rút ngắn thời gian đi lại nhưng không phải ai cũng có khả năng sử dụng do chi phí cho phương tiện này khá cao.

   Giao thông đường thuỷ, mặc dù tốc độ đi lại chậm, nhưng có thể kết hợp với việc tham gia giải trí... dọc theo sông hoặc ven biển.

Mạng lưới và phương tiện giao thông trên thế giới không ngừng được hoàn thiện.Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, chiều dài đường sắt tăng khá nhanh. Tuy nhiên sau đó, trước sức ép của các phương tiện vận chuyển khác như ô tô, máy bay, vận chuyển đường sắt đã bị thu hẹp lại. Hiện nay, ngành đường sắt đã có nhiều tuyến đường điện khí hoá, sử dụng rộng rãi đầu máy chạy điện.Cạnh tranh gay gắt với mạng lưới đường sắt, các tuyến đường ô tô vươn dài khắp nơi. Mạng lưới đường hàng không dày đặc..Tất cả điều đó giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và du lịch.


2.1.2   Thông tin liên lạc

Thông tin liên lạc là một phần quan trong của cơ sở hạ tầng trong hoạt động du lịch .

Trong hoạt động du lịch, nếu màng lưới và các phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiệm việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu giữa các vùng, các nước. Nhờ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các phương tiện thông tin liên lạc hiện nay phong phú hơn trước nhiều. Nhờ có cáp điện thoại ngầm mắc qua các biển và đại dương, các vệ tinh thông tin, các máy tính và điện báo, điện thoại đường dài đã được sử dụng phổ biến. Ngày nay người ta còn có thể trực tiếp truyền cả hình ảnh tới bất cứ nơi nào trên Trái Đất.

Mạng lưới thông tin liên lạc  của nước ta khá phát triển, hiện nay đã có trên 3 triệu máy điện thoại, bình quân gần 5 máy trên 100 dân. Đây là một tỷ lệ khá cao so với nhiều quốc gia trên thế giới.Mạng lưới viễn thông đã phủ kín toàn quốc với 3 trung tâm là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

.


2.1.3   Cơ sở hạ tầng khác

Trong cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch  còn phải đề cập đến hệ thống các công trình cấp điện, nước. Các sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi giải trí của khách.

Với hệ thống các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện, ngành năng lượng Việt Nam đã có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng năng lượng phục vụ du khách.

Sản phẩm các nhà máy điện đã hoà chung vào mạng quốc gia, đảm bảo cung ứng tối đa nhu cầu của ngành khách sạn.

Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế , trong đó có hoạt động du lịch.


2.2/ Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

              Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch  và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch như thương nghiệp, dịch vụ ... Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và tài nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới công suất, thể loại, thứ hạng của hầu hết các thành phần cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch  là cơ sở xác định công suất các công trình phục vụ du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm nhiều thành phần, chúng mang những chức năng khác nhau và có ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra, thực hiện những sản phẩm du lịch. Để đảm bảo cho việc tham quan du lịch trên quy mô lớn cần phải xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng như khách sạn, nhà hàng, camping, cửa hiệu, trạm cung cấp xăng dầu, trạm y tế, nơi vui chơi thể thao... Khâu trung tâm của cơ sở vật chất kỹ thuật là các phương tiện phục vụ cho khâu ăn ngủ của khách, tức là nguồn vốn cố định của du lịch.

Việc đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được căn cứ  vào 3 tiêu chuẩn chủ yếu:

1) Đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi du lịch

2) Đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong quá trình xây dựng và

    khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật

3) Thuận tiện cho việc đi lại của khách từ các nơi đến.

Để đi sâu tìm hiểu nhằm sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật  du lịch cần chú ý các thành phần chủ yếu sau:

2.2.1 Cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú

Cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống của ngành du lịch bao gồm các công trình đặc biệt đảm bảo nơi ăn ngủ và giải trí cho khách du lịch. Đây là thành phần đặc trưng nhất trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Chúng đáp ứng nhu cầu căn bản nhất của con người (ăn và ngủ) khi họ sống ngoài nơi thường trú của họ.

Các cơ sở lưu trú là các cơ sở kinh doanh phục vụ khách du lịch lưu trú trong một thời gian nhất định, đáp ứng nhu cầu về mặt ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí và các dịch vụ cần thiết khác trong quá trình họ lưu lại.

Về mặt chất lượng phục vụ, các cơ sở lưu trú được phân chia thành hai loại, loại được xếp hạng và loại chưa được xếp hạng.

             Loại chưa được xếp hạng là cơ sở lưu trú có chất lượng phục vụ chưa đạt yêu cầu tối thiểu của khách sạn 1 sao. Những cơ sở này được gọi là nhà trọ, nhà nghỉ, nhà khách...

          Loại được xếp hạng gọi là khách sạn. đây là những cơ sở lưu trú được kiểm soát chất lượng, it nhất đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu trong việc phục vụ khách lưu lại. Khách sạn ở nước ta được chia phân thành năm loại chất lượng, được gọi là khách sạn 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao và 5 sao. Cách phân hạng này phù hợp với thông lệ quốc tế vì cách phân loại này được sử dụng tương đối phổ biến. Có 5 căn cứ để xếp hạng khách sạn là vị trí, kiến trúc, trang thiết bị, tiện nghi phục vụ, các dịch vụ và mức độ phục vụ, nhân viên phục vụ và vệ sinh. Khách sạn càng cao sao, yêu cầu chất lượng phục vụ, trang thiết bị tiện nghi, số lượng các dịch vụ càng phải đầy đủ, hoàn hảo, đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của khách.

(Yêu cầu tối thiểu đối với khách sạn

Khách sạn 1 sao phải có 10 phòng, phòng khách có trang thiết bị  đầy đủ, có phòng ăn, trong phòng ăn có quầy bar. Nếu có 4 tầng trở lên, phải có thang máy dành riêng cho khách. Diện tích phòng ngủ đơn tối thiểu 9m2, phòng đôi 14m2. Trong phòng ngủ phải có điện thoại gọi được liên tỉnh và quốc tế, 50% số phòng có điều hoà nhiệt độ, số còn lại có quạt máy. Phòng vệ sinh rộng ít nhất 3m2, có vòi nóng lạnh. Ga giường, gối ngủ được thay 2 ngày 1 lần, khăn tắm, khăn mặt 1 ngày/1 lần, giấy vệ sinh và xà phòng được đặt hàng ngày. Thiết bị vệ sinh được niêm phong hàng ngày sau mỗi lần dọn. Nhân viên phòng trực 24/24 giờ. Có phục vụ ăn uống, giải khát từ 6 giờ đến 22 giờ.

Khách sạn 2 sao có tối thiểu 20 phòng. Trong trang thiết bị phong ngủ có thêm thảm chùi chân, tấm phủ giường, chuông gọi cửaTV và tủ lạnh cho 30% số phòng, điều hoà cho 70% số phòng, phòng vệ sinh có ổ cắm điện. Về phục vụ, có người chuyển hành lý khi khách làm thủ tục tại quầy lễ tân. Phải có chế độ phục vụ ăn tại phòng nghỉ nếu khách có yêu cầu.

Khách sạn 3 sao có tối thiểu 50 phòng. Tại mỗi tầng có phòng trực tầng. Có hai khu vực chế biến món ăn nóng và nguội riêng rẽ. Có phòng họp, phòng khiêu vũ, phong bar. Ở vùng biển có thêm bể bơi. Từ tầng 3 trở lên có đủ thang máy dành riêng cho khách. Những khu vực công cộng đều cos điều hoà. Cửa phòng ngủ có mắt thần, có dây khoá. Trong phòng có bộ sa lon với 2 ghế, co tủ lạnh (minibar) cho 50% số phòng, tất cả các phòng có điều hoà nhiệt độ. Phòng vệ sinh có bồn tắm cho 50% số phòng, trong phòng vệ sinh còn có điện thoại, máy sấy tóc, dao cạo râu. Nước máy đảm bảo vệ sinh, có thể uống trực tiếp từ vòi. Ga gối thay hàng ngày. Phục vụ ăn uống cho đến 24 giờ.

Khách sạn 4 sao phải có tối thiểu 80 phòng. Có các phòng ăn Á, Âu và bar đêm (có dàn nhạc và sàn nhảy). Có ăn sáng buffet. Có cửa hàng đồ lưu niệm, bách hoá, mỹ phẩm. Có các dịch vụ cắt tóc, giặt là lấy ngay, đánh giầy, chụp ảnh, quay phim, đánh máy, photocopy, massage... Có bể bơi, sân tenis, phòng thể thao, câu lạc bộ giải trí. Thảm được trải toàn bộ trong phòng ngủ, hành lang, cầu thang. Trong phòng ngủ có bàn trang điểm, có bảng điều khiển các thiết bị điện ở đầu giường, hàng ngày có hoa và quả tươi. Minibar cho 100% số phòng. 100% phòng vệ sinh có bồn tắm, áo choàng, thiết bị vệ sinh cho phụ nữ.

Khách sạn 5 sao phải có tối thiểu 100 phòng. Có phòng chiếu phim hoặc hoà nhạc, phòng hội thảo có phiên dịch một số ngôn ngữ thông dụng. Có dịch vụ cho người tàn tật. Trong phòng ngủ có  đầu video, có két bảo hiểm. Vệ sinh phòng 2 lần / ngày, dịch vụ ăn uống 24/24 giờ.)

Thông thường, khi kiểm kê, khách sạn được xếp vào 2 loại là khách sạn quốc tế và khách sạn nội địa. Khách sạn quốc tế thường là khách sạn 3 sao trở lên, thấp hơn là khách sạn nội địa. Khái niệm này không nên dùng vì trong thực tế khách sạn 3 đến 5 sao vẫn phục vụ khách trong nước, và ngược lại, khách sạn 1 đến 2 sao vẫn có khách nước ngoài đến ở.


2.2.2 Mạng lưới cửa hàng thương nghiệp

hai loại cửa hàng thương nghiệp.

Loại thứ nhất thuộc ngành du lịch, chúng phục vụ khách du lịch là chủ yếu.

Loại thứ hai thuộc mạng lưới thương nghiệp địa phương, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch ở nơi đó.

    Do khách du lịch đông, lại từ nhiều nơi đến nên nhu cầu về hàng hoá của họ rất phong phú, đa dạng tuỳ theo đặc điểm tiêu dùng như tính truyền thống, tính dân tộc…Từ đó cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng nhu cầu trên cũng phong phú, đa dạng  từ cửa hàng bán đồ lưu niệm đến các cửa hàng bán đồ chuyên dùng cho du lịch , bán hàng tiêu dùng (bằng ngoại tệ hay nội tệ).

     Các cửa hàng có thể được bố trí trong khách sạn, tại khu du lịch, đầu mối giao thông.


2.2.3 Cơ sở thể thao

Cơ sở thể thao là một bộ phận của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Chúng có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ nghỉ của khách du lịch, làm nó trở nên tích cực hơn. Các cơ sở thể thao gồm có các công trình thể thao, các phòng thể thao hay trung tâm thể  thao với nhiều loại khác nhau,  các thiết bị chuyên dùng cho mỗi loại (bể bơi, xe đạp nước, cầu trượt nước, cho thuê ô tô...)

Ngày nay, công trình thể thao là một bộ phận không thể tách rời khỏi cơ cấu cơ sở vật chất kỹ thuật của các trung tâm du lịch . Chúng làm tăng hiệu quả sử dụng của khách sạn, camping... và làm phong phú thêm các loại hình của hoạt động du lịch.

2.2.4 Cơ sở y tế

Ngoài mục đích phục vụ du lịch chữa bệnh, cơ sở y tế còn cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch . Cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây bao gồm các trung tâm chữa bệnh (bằng nước khoáng, ánh nắng Mặt Trời, bùn, các món ăn  kiêng...), các phòng y tế với trang thiết bị trong đó ( phòng tắm hơi, massage...)


2.2.5 Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá

Các công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá phục vụ du lịch nhằm  mục đích nâng cao, mở rộng kiến thức văn hoá xã hội cho khách du lịch, tạo điều kiện giao tiếp xã hội, tuyên truyền về truyền thống, thành tựu văn hoá của các dân tộc.

    Các công trình này bao gồm các trung tâm văn hoá, thông tin, phòng chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ, phòng triển lãm… Chúng có thể được bố trí trong khách sạn  hoặc hoạt động một cách độc lập tại các trung tâm du lịch.

    Hoạt động văn hoá thông tin có thể được tổ chức thông qua các buổi dạ hội hữu nghị,  hội hoá  trang, đêm ca nhạc,  tuần lễ biển,  buổi  gặp gỡ trao đổi giữa các khách du lịch có cùng một nghề, buổi chiếu phim, xem kịch, tham quan viện bảo tàng…

     Tuy các công trình này có ý nghĩa thứ yếu đối với quá trình phục vụ khách du lịch, nhưng chúng giúp cho khách du lịch sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý, làm cho họ cảm thấy thoải mái trong kỳ nghỉ của mình tại khu du lịch.


2.2.6 Các cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác 

Các công trình này là điều kiện hỗ trợ, giúp cho khách du lịchsử dụng triệt để hơn tài nguyên du lịch, tạo ra những tiện nghi khi họ đi lại và lưu trú tại điểm du lịch.

    Bộ phận này bao gồm trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu(ở biển hoăc núi), xưởng sửa chữa dụng cụ thể thao, phòng rửa tráng phim ảnh, hiệu cắt tóc, hiệu sửa đồng hồ, nhà giặt là, bưu điện, telex, phòng  sao chụp...

Các công trình này được xây dựng thường là để phục vụ nhân dân địa phương là chủ yếu, còn đối với khách du lịch chúng có vai trò thứ yếu. Nhưng tại các điểm du lịch, chúng góp phần làm tăng tính đồng bộ của hệ thống dịch vụ du lịch . Các bộ phận trong cơ sở vật chất kỹ thuật  du lịch có ý nghĩa quan trọng  trong việc tạo ra vàthực hiện toàn bộ  sản phẩm du lịch. Chúng tồn tại một cách độc lập song đồng thời lại có mối quan hệ khăng khít với nhau, góp phần nâng cao tính đồng bộ  của sản phẩm du lịch, tính hấp dẫn của điểm du lịch.


3/ Một số vấn đề đặt ra khi xây dựng CSVC – CSHT Du lịch

3.1 Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng

 Đảm bảo hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc đạt tiêu chuẩn quốc tế và tới các khu, điểm du lịch.   

 Đảm bảo mạng lưới đường không, đường bộ, đường biển, đường sông tiếp cận thuận lợi đến mọi địa bàn có tiềm năng du lịch. 

 Tạo môi trường giao thông công cộng hiện đại, thuận tiện khi tham gia giao thông du lịch thông qua việc nâng cấp, cải tạo bến xe, bến tàu, cầu cảng .v.v.

 Phát triển hệ thống dịch vụ công cộng tiện nghi, hiện đại.


3.2 Giải pháp phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

   Thực hiện quy hoạch, và đầu tư xây dựng hệ thống khu, điểm du lịch quốc gia và địa phương.

   Đầu tư xây dựng một số trung tâm du lịch dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo khả năng cạnh tranh quốc tế tại một số đô thị du lịch chính.  

   Khuyến khích đầu tư phát triển mạnh các khách sạn nghỉ dưỡng với các loại dịch vụ đa dạng ở các địa phương ven biển.Phát triển các cơ sở lưu trú du lịch gần gũi với thiên nhiên phục vụ loại h́nh du lịch sinh thái.

   Phát triển các loại hình cơ sở lưu trú phù hợp nhu cầu và xu hướng phát triển. Tập trung phát triển các khách sạn thương mại cao cấp; tổ hợp khách sạn kết hợp với trung tâm thương mại; tổ hợp khách sạn kết hợp nghỉ dưỡng và tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế.

   Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá, tin học hoá vào kinh doanh và phục vụ du lịch, đẩy mạnh việc tham gia hệ thống đặt buồng và thanh toán quốc tế của các cơ sở lưu trú.

   Đẩy mạnh việc quản lư chặt chẽ các nhà hàng du lịch đạt chất lượng, có quản lư tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo tŕnh độ nghiệp vụ phục vụ.

   Hoàn thiện hệ thống cơ sở phục vụ hội nghị, hội thảo, thể thao, giải trí tại những địa bàn phù hợp, đảm bảo yêu cầu về chất lượng phục du lịch du lịch cao cấp.


Page 2

Chuyện đề 6

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TRONG NỀN

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ  HỘI NHẬP Ở NƯỚC TA

1. KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG

Du lịch bền vững là:

Việc di chuyển và tham quan  đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để  tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tê-xã hội của cộng đồng địa phương. 

(World Conservation Union,1996)

Du lịch trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng ở bên trong và xung quanh các KBTB và các vùng bảo vệ khác trên toàn thế giới. Các chương trình du lịch bền vững được lập kế hoạch tốt sẽ cung cấp những cơ  hội cho du khách tìm hiểu về các vùng tự nhiên, cộng  đồng  địa phương và học thêm về  tầm quan trọng của công tác bảo tồn biển và văn hoá địa phương. Hơn thế  nữa, các hoạt động du lịch bền vững có thể  tạo ra những thu nhập cho các cộng  đồng  địa phương và các KBTB. Du lịch bền vững có những hứa hẹn riêng như là một cơ chế  cần thiết cho cộng đồng địa phương được hưởng lợi từ các nguồn lợi đa dạng sinh học và môi trường trong KBTB, vì thế  họ có thể thích thú hơn trong việc bảo tồn những nguồn lợi này. 

Du lịch bền vững khác với du lịch đại chúng như thế nào?

Du lịch đại chúng không được lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao công tác bảo tồn hoặc giáo dục, không mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương và có thể phá huỷ nhanh chóng các môi trường nhạy cảm. Và kết quả là có thể phá huỷ hoặc làm thay đổi một cách không thể nhận ra được các nguồn lợi và văn hoá mà chúng phụ thuộc vào. Ngược lại, Du lịch bền vững thì được lập kế hoạch một cách cẩn thận từ lúc bắt  đầu  để mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hoá, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và giáo dục du khách và cả  cộng đồng địa phương. Du lịch bền vững có thể  tạo ra một lợi tức tương tự như du lịch đại chúng, nhưng có nhiều lợi ích được nằm lại với cộng đồng địa phương và các nguồn lợi tự nhiên, các giá trị  văn hoá của vùng được

bảo vệ.

Trong nhiều trường hợp, các hoạt động du lịch đại chúng trong quá khứ có thể mang đến những tác  động xấu  đến bảo tồn biển do việc thiếu các điều khiển quản lý và cơ chế  lập kế hoạch hiệu quả. Ngược lại, du lịch bền vững có những kế hoạch được suy nghĩ  cẩn thận để giảm thiểu các tác động xấu của du lịch, đồng thời còn đóng góp vào công tác bảo tồn và sức khoẻ của cộng đồng về cả mặt kinh tế và xã hội. Du lịch bền vững cũng tạo ra lợi nhuận như du lịch đại chúng, tuy nhiên cộng đồng địa phương được hưởng nhiều hơn từ lợi tức đó, và các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên và văn hoá của vùng được bảo vệ. Trong một số trường hợp, các hoạt động du lịch đại chúng trước đây đã gây ra những đe doạ cho bảo tồn biển do thiếu các cơ chế quản lý và các kế hoạch hiểu quả.

Ngược lại, du lich bền vững cân nhắc tìm kiếm để giảm thiểu đến mức tối thiểu

các tác động xấu của du lịch, trong khi đóng góp cho bảo tồn và các giá trị  tốt cho cộng  đồng  địa phượng, cả  về kinh tế  và  xã  hội. Du lịch  đại chúng không cung cấp nguồn quỹ tài trợ cho cả các chương trình bảo tồn lẫn cộng đồng địa phương bảo vệ vùng tránh khỏi những hoạt động và phát triển mà có thể gây hại đến cảnh đẹp tự nhiên của vùng. Những cơ  hội và các đe doạ có thể chỉ được điều khiển thông qua du lịch bền vững  đã  được lập kế hoạch và quản lý cẩn thận. 

tóm lại

Du lịch đai chúng

1. Có một mục đích: lợi tức 

2. Thường không được lập kế hoạch từ trước; “chỉ đến lúc xảy ra”

3.  Định hướng đến du khách 

4.  Điều khiển bởi các nhóm bên ngoài

5. Tập trung làm giải trí cho du khách 

6. Không ưu tiên cho bảo tồn 

7. Không ưu tiên cho cộng đồng 

8. Phần lớn lợi tức được đưa về cho các nhà điều hành và đầu tư  từ bên

ngoài 

Du lịch bền vững

1.  Được lập kế hoạch với 3 mục đích: lợi tức, môi trường và cộng đồng (3 chân) 

2. Thường được lập kế hoạch trước cùng với sự tham gia của các bên liên quan 

3.  Định hướng đến địa phương 

4. Do địa phương điều khiển, ít nhất là một phần

5. Tập trung vào các kinh nghiệm giáo dục

6. Bảo tồn nguồn lợi tự nhiên được xem là ưu tiên

7.  Đánh giá văn hoá địa phương là ưu tiên 

8. Có nhiều lợi tức được để lại cho cộng đồng địa phương và KBTB 

Ba yếu tố của du lịch bền vững 

Du lịch bền vững có 3 hợp phần chính,  đôi khi  được ví như “ba chân”

(International Ecotourism Society, 2004):

1. Thân thiện môi trường, du lịch bền vững có tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên và KBTB nói riêng. Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm …) và cố gắng có lợi cho môi trường. 

2. Gần gũi về xã hội và văn hoá, Nó không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay vào đó thì nó lại tôn trọng văn hoá và truyền thống  địa phương. Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng  đồng, nhà  điều hành tour, và quản lý chính quyền) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ. 

3. Có kinh tế, nó đóng góp về  mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt. Nó mang lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người xung quanh. Nó không bắt  đầu một cách  đơn giản  để sau  đó sụp  đổ nhanh do các hoạt động kinh doanh nghèo nàn.  

Một đơn vị kinh doanh du lịch mà có đủ 3 tiêu chí trên thì “sẽ kinh doanh tốt nhờ

làm tốt”. Điều này có nghĩa là việc thực hiện kinh doanh du lịch trong nhiều cách

có thể không phá huỷ các nguồn lợi tự nhiên, văn hoá và kinh tế, nhưng cũng

khuyến khích đánh giá cao những nguồn lợi mà du lịch phụ thuộc vào. Việc kinh

doanh mà được thực hiện dựa trên 3 tiêu chí này có thể tăng cường việc bảo tồn

nguồn lợi tự nhiên, đánh giá cao giá trị  văn hoá và mang lợi tức đến cho cộng

đồng và có thể cũng sẽ thu lợi tức. 

2. PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TRONG NỀN KTTT VÀ HỘI NHẬP  VIỆT NAM

2.1 Bối cảnh chung

2.2.1 Thế giới

Kinh tế thế giới năm vừa qua có những khủng hoảng trên toàn cầu ở tất cả các khu vực như sau:

  - Châu Âu nợ công đang là một vấn đề nhức nhối (điển hình là Hy Lạp đang có nguy cơ vỡ nợ) dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến các nước thuộc EU và đồng tiền chung Châu Âu có nguy cơ bị loại bỏ khỏi danh sách các đồng tiền được giao dịch trên thế giới. Chưa bao giờ trong suốt 30 năm trở lại người thất nghiệp và những người vô gia cư tại Châu Âu lại nhiều như vậy ngay cả những nước được coi là phát triển như Đức, Bỉ, Pháp số người thất nghiệp cũng tăng lên một cách chóng mặt.

- Thời tiết khí hậu Châu Âu và thế giới biến đổi khắc nghiệt, giá lạnh kéo dài tác động đến kinh tế- xã hội ở các quốc gia châu Âu. Những vấn đề về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, dân nhập cư… tác động mạnh đến châu Âu và thế giới.

  - Ở Châu Á, Nhật Bản năm 2011 là một năm gặp rất nhiều khó khăn với khủng hoảng kép, với động đất và sóng thần tác động mạnh đến kinh tế - xã hội nên họ thắt chặt chi tiêu để dành tiền cho việc tái thiết đất nước. Hơn nữa, các ngành sản xuất hàng hóa được coi là thế mạnh của Nhật cũng bị ảnh hưởng do suy thoái kinh tế thế giới.

  - Mỹ bị khủng hoảng tài chính ngân hàng với phong trào cướp phố Wall đã ảnh hưởng nặng nề đến bất động sản và các ngành kinh tế khác.

  - Trung Đông và thế giới Ảrập rơi vào khủng hoảng chính trị dẫn đến kinh tế khủng hoảng theo.Những biến động của Mùa xuân Arab đã tác động, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống chính trị - quân sự toàn thế giới.

  - Trung Quốc lĩnh vực bất động sản bị đóng băng do khủng hoảng tài chính. Những tranh chấp ở Biển Đông với những hành vi bá quyền của Trung Quốc cũng gây bất ổn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

  - Lượng khách châu Âu đến Việt Nam giảm do khủng hoảng tài chính công châu Âu. Thất nghiệp gia tăng. Du lịch bị đình đốn, nhiều hãng du lịch quốc tế bị phá sản (trường hợp Công ty Lanta Tour (Nga) phá sản đầu năm 2012 ở Bình Thuận). Khách quốc tế đến Việt Nam sẽ giảm trầm trọng do thắt chặt chi tiêu. Khách quốc tế đổ vào Việt Nam nhiều nhất là: Âu, Mỹ, Nhật, Trung, Hàn, Trung Đông… thì các nước này đang vật lộn với những khó khăn mà quốc gia của họ đang phải đương đầu. Không những du lịch thăm quan, nghỉ dưỡng bị ảnh hưởng mà cả du lịch công vụ, hội nghị, hội thảo (MICE Tours) cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

2.2.2 Việt Nam  

Trong tình hình suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính châu Âu và thế giới làm suy giảm lượng khách quốc tế thì năm 2012 sẽ là năm “thăng hoa” của du lịch nội địa vì Việt Nam chưa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thị trường của thế giới. Nhưng du lịch nội địa cũng đứng trước “trăm bề khó khăn”:

  - Đặc thù của khách đoàn nội địa Việt Nam chủ yếu là do chế độ của người lao động được hưởng hàng năm trong quá trình làm việc. Khi các doanh nghiệp gặp khó khăn họ sẽ thắt chặt chi tiêu thì một số dịch vụ không cần thiết như du lịch sẽ bị cắt giảm đầu tiên.

- Đối tượng khách lẻ Việt Nam bình thường đã ít ỏi lại cộng lạm phát tăng cao cần phải thắt chặt chi tiêu hơn nên sẽ giảm đi du lịch.

  - Kinh tế đình đốn, các tập đoàn, Tổng công ty làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản hay phải tái cấu trúc… Khách Việt Nam được đánh giá là nguồn khách có chi trả cao trước đây chủ yếu liên quan đến các lĩnh vực, ngân hàng, tài chính, bất động sản, xây dựng, xăng dầu, dịch vụ viễn thông (do thu nhập của họ cao nhất trong các ngành ở Việt Nam) thì hiện nay họ còn “than thở” hơn rất nhiều so với các đối tượng khác.

  - Giá vé của hàng không tăng cao.

  - Giá xăng dầu, nguyên liệu tăng cao.

  - Nguy cơ “phí trùm phí” trong giao thông vận tải.

  - Dịch bệnh phát triển nhiều trong nước: tay chân miệng, sốt dịch.v.v...

  - Thực phẩm bẩn lan tràn khó kiểm soát

  - Giá tour nội địa cao hơn tour nước ngoài dẫn đến bất cập trong phát triển kinh tế du lịch đồng bộ.

  - Ngành du lịch chúng ta không có bất cứ một chương trình kích cầu nào ngoài những động thái tuyên truyền theo kiểu “Tôi có cái này” như trường hợp Festival Huế 2012 hiện nay.

  - Giá tất cả các dịch vụ đều tăng đột biến, không có lộ trình thích hợp: vé tham quan các di sản, giá các dịch vụ đều tăng theo điệp khúc “măm – măm – măm!”. Tình trạng phổ biến hiện nay: sự kiện hấp dẫn du lịch thì ít nhưng ấn tượng tăng giá trong du lịchđược coi là sự kiện du lịch thì nhiều!

  - Trong kinh doanh có người dung thuật ngữ “thị trường là chiến trường” thì thị trường kinh doanh của du lịch Việt Nam xuất hiện rất nhiều “cứ điểm” trên “chiến trường” đó. Đó là tình trạng thiếu tính liên kết, phá vỡ tính hệ thống, không tạo ra sự đồng bộ; thể hiện như sự đầu cơ, găm hàng trục lợi thể hiện sự manh mún: “việc chú - chú làm; cơm anh - anh chén”. Người Việt Nam luôn ở trong tình trạng “Thấy Cây mà Không thấyRừng”. Nguy cơ lợi ích nhóm bao trùm nên lợi ích ngành, lợi ích quốc gia, dân tộc.

2.2 Những định hướng cho phát triển du lịch bền vững trong giai đoạn hiện nay

  - Các doanh nghiệp cần áp dụng chiến thuật: “hòa để tiến” trong hoạt động du lịch hiện nay.

  - Xây dựng và phát triển các Chương trình du lịch giá rẻ để thu hút khách. Đầu tư các khu du lịch giá rẻ, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch ở các làng bản du lịch văn hóa để khai thác có hiệu quả loại hình homestay.

  - Kết nối, mở rộng và khai thác hiệu quả các đường bay trực tiếp đến Việt Nam, điều phối, hợp tác giữa ngành Du lịch và hàng không để điều chỉnh mức giá vé phù hợp. Đặt lợi ích toàn cảnh của đất nước lên trên lợi ích của từng ngành, từng địa phương.

  - Đánh giá và hệ thống lại chính sách đầu tư, xúc tiến quảng bá du lịch. Xúc tiến việc quảng bá có tính hệ thống thay vì xúc tiến điểm, thời vụ như hiện nay. Phải có chiến lược quảng bá đồng bộ: Nhà nước quảng bá hình ảnh quốc gia, các tỉnh quảng bá hình ảnh của địa phương mình, các doanh nghiệp bán sản phẩm của mình… tất cả đều cần phải có tầm nhìn dài hạn.

  - Kiểm tra, xây dựng lại những cơ sở hạ tầng tối thiểu ở các khu du lịch, điểm du lịch, không gây khó khăn cho du khách.

  - Tiếp tục cải tiến các thủ tục xuất nhập khẩu, đề nghị Chính phủ miễn visa du lịch cho một số khách thuộc một số các quốc gia là thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam trong thời hạn nhất định.

  - Tập trung rà soát đánh giá lại toàn cảnh thực lực của các doanh nghiệp. Xốc lại tổ chức, đường hướng, chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù với từng địa phương, doanh nghiệp. Tạo ra những nét phong cách độc đáo, ấn tượng.v.v…

  - Ưu tiên phát triển loại hình Outbound với các nước trong khu vực Đông Nam Á và từng bước mở rộng thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Âu, Bắc Mỹ… 

Tóm lại, muốn phải triển bền vững trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay thì cần đạt được những nét chính sau đây: Tồn tại ổn định – Xem xét đánh giá đúng thực lực của ngành và các doanh nghiệp – Xốc lại mọi công việc từ tổ chức đội hình đến xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù – Tiến chậm, tiến chắc là phương châm cần thiết hiện nay của ngành và các doanh nghiệp.

Nguyễn Hoàng Hải