Phân tích về nhân vật ngô tử văn

Mở bài: Nếu phải chọn một bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương bởi chỉ khi đến với văn chương, người nghệ sĩ mới có thể tự do để trái tim mình dẫn dắt. Men theo tiếng gọi đến từ trái tim, người thi sĩ Nguyễn Dữ đã để tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trở thành một áng thiên cổ kì bút trong dòng chảy văn học Việt Nam. Thi phẩm đã khắc hoạ thành công hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn khảng khái, dũng cảm, quyết tâm chống lại cái ác trừ hại cho dân. Điều đó được thể hiện qua đoạn: Tử Văn bị áp giải xuống âm phủ.

Thân bài: Hoàn cảnh sáng tác: Nửa đầu thế kỉ XVI -> Tóm tắt qua về cốt truyện -> Giới thiệu nv Ngô Tử Văn

Lai lịch: Tên Soạn người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. – Tính cách: Khảng khái, cương trực nóng nảy thấy sự gian tà thì không chịu được – Danh tiếng: Nổi tiếng đến mức vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực. → Bằng cách giới thiệu trực tiếp, Nguyễn Dữ đã tạo cho nhân vật yếu tố chính xác, qua đó giúp người đọc tin tưởng vào sự có thật của nhân vật này. → Lời giới thiệu mang giọng điệu khen ngợi, hướng người đọc vào những hành động chính nghĩa của nhân vật. _ Khi Ngô Tử Văn bị áp giải xuống âm ti * Thử thách với Ngô Tử Văn – Những lời vu cáo xảo quyệt của hồn ma tên tướng giặc. – Thái độ quát nạt, giận dữ của Diêm Vương → Tử Văn phải đương đầu với những thế lực mạnh, áp đảo. Liên hệ/ so sánh với Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga. * Thái độ và hành động của Ngô Tử Văn – Bày tỏ thái độ cứng cỏi, thể hiện chí khí của mình trước thái độ uy quyền của Diêm Vương – Bình tĩnh, khảng khái không chịu nhún nhường khi tranh đấu, đưa ra những bằng chứng thuyết phục, xin đem tư giấy đến Tản Viên chứng thực. – Tử Văn được xử thắng kiện và được cử làm chức phán xử ở đền Tản Viên. → Tính cách là con người cứng cỏi, không chùn bước trước những thế lực xấu xa, quyết tâm đến cùng để bảo vệ lẽ phải.

Nhận xét: Nghệ thuật xây dựng nhân vật – Xây dựng cốt truyện hấp dẫn với những xung đột kịch tính – Xây dựng nhân vật thông qua thông qua hành động, lời nói để xây dựng tính cách – Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: Đối lập tương phản, liệt kê,.. – Sử dụng các chi tiết kì ảo

Kết bài: Như vậy, thi phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của thi sĩ Nguyễn Dữ đã vượt qua sự băng hoại của thời gian, tiếp tục toả sáng để thế hệ hôm nay hiểu rõ hơn về thế hệ thời xưa trong những năm tháng của dân tộc, trong thời đại mới, những giá trị ấy góp phần củng cố niềm tin/ tự hào, nâng cao ý thức cho mỗi người con đất Việt. Bạn có thể tham khảo qua bài làm của mình ạ, có gì không rõ có thể cmt ngay phía dưới.

\=> Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phíhttps://diendan.hocmai.vn/threads/t...c-mon-danh-cho-ban-hoan-toan-mien-phi.827998/

Phân tích về nhân vật ngô tử văn

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT NGÔ TỬ VĂN TRONG “CHUYỆN

CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢNG VIÊN” CỦA NGUYỄN DỮ

Các nhà văn, nhà thơ thời xưa khi sáng tác văn chương thường quan niệm

“Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”. Phải chăng cũng vì vậy mà hình tượng của người

trí thức được yêu mến và nhắc đi nhắc lại trong nhiều tác phẩm lúc bấy giờ?

Nguyễn Dữ cũng đã góp thêm nét vẽ chân dung người trí thức đương thời qua hình

ảnh nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” trích trong

áng thiên cổ kì bút “Truyền kì mạn lục”. Qua câu chuyện mang đậm yêu tố kì ảo

này, chân dung Ngô Tử Văn khảng khái, cương trực quyết tâm chống lại cái xấu,

cái ác mang những phẩm chất của một kẻ sĩ hiện lên thật rõ nét.

Ngô Tử Văn xuất hiện bằng những lời giới thiệu rất ngắn gọn và cụ thể về

tên họ, quê quán, tính tình và phẩm chất. Đây là một lối giới thiệu rất đặc trưng của

văn xuôi trung đại. Tác giả đã để cho nhân vật hiện lên qua những nét rất cơ bản

nhưng đặc biệt trực tiếp giới thiệu được tính cách, phẩm chất của nhân vật để từ đó

dẫn dắt đến những sự viêc hoặc những tình tiết xảy ra trong câu chuyện “Chàng

khảng khái, nóng nảy, thấy gian tà thì không thể chịu được”. Đó không phải chỉ là

những lời đánh giá chủ quan mà như một lời nhận xét rất khách quan “vùng Bắc

người ta vẫn khen là một người cương trực. Tính cách ấy, Tử Văn vẫn giữ nguyên

tới cuối tác phẩm và là tiền đề cho hành động quyết liệt của nhân vật sau này.

Không vòng vo, nhân vật Tử Văn đã nhanh chóng đến với người đọc một cách vô

cùng chân thực mang bóng hình của một bậc trí thức, nhà Nho cương trực.

Qua cuộc chiến đấu quyết liệt với tên Bách hộ họ Thôi, Ngô Tử Văn như

“vàng đã qua thử lửa” sáng lên tinh thần dũng cảm, cương quyết trước gian tà, thực

hiện đúng trách nhiệm của một người có học thức nhận biết được cái xấu, cái ác.

Nghe tin ngôi đền trong làng bị yêu quái hị Thôi quấy nhiễu, với tính tình nóng nảy

và bộc trực, không chịu đứng nhìn cái ác đang hoành hành, Tử Văn “rất tức giận,

một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”. “Đốt đền” đó là một

hành động mà không phải ai cũng dám làm, bởi đền miếu là những nơi cảu tín

ngưỡng, linh thiêng “mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn”. Nếu

chỉ thoáng qua thì chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đây là một hành động bồng bột,

thiếu suy nghĩ của một kẻ đang trong cơn nóng giận. Nhưng không, trước hành

động đốt đền, Ngô Tử Văn đã tắm gọi chay sạch, khấn trời đất công khai và đàng

hoàng rồi mới châm lửa đốt. Người trí thức này hiểu được sự linh thiêng của thần

thánh, trời đất, cũng nhận biết được hành động mình đang làm nên đã tiến hành

đầy đủ những nghi lễ chứ không phải là hành động làm càn của một kẻ vô học. Đó

không phải là một sự liều lĩnh nữa, mà ở đây đã chứng tỏ bản lĩnh dám đương đầu

với những khó khăn, thử thách để giành lại ngôi đền, giành lại cuộc sống bình yên

cho dân làng của Ngô Tử Văn. Chàng đốt đền bởi chàng bất bình, tức giận vì hồn

ma viên bách Hộ đã chiếm giữ ngôi đền để tác oai tác quái trong nhân gian, tất cả

là vì lợi ích chung của nhân dân chứ không bởi bất kì một lí do cá nhân nào của Tử

Văn. Không phân biệt con người hay ma quỷ, lẽ công bằng đều được chàng thực

thi. Chàng như ánh sáng của chính nghĩa không chỉ dũng cảm đẩy lùi gian tà mà

còn đánh vào sự mê tín, mê hoặc làm cho con người ta trở nên yếu đuối, nhu

nhược. Phải chăng ý thức trách nhiệm cùng lương tâm của một kẻ sĩ đã không cho

phép Tử Văn chỉ đứng nhìn ngay cả khi biết những hành động đó có thể làm cho