Phieu thu trả lại tiền hàng hoàng hóa bị hỏng năm 2024

Trong những trường hợp hàng hoá không đáp ứng được yêu cầu như hợp đồng đã ký kết, doanh nghiệp có thể trả lại hàng cho bên bán. Khi đó, kế toán phải thực hiện hạch toán trả lại hàng mua.

Cùng MIFI tìm hiểu cách hạch toán trả lại hàng mua với bên mua và bên bán.

Phieu thu trả lại tiền hàng hoàng hóa bị hỏng năm 2024

Kế toán hạch toán trả lại hàng mua đối với hàng hóa không đạt chất lượng.

Điểm 2.8 Phụ lục 4 của Thông tư 39/2014/TT-BTC – Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với trường hợp trả lại hàng. Tại thông tư này quy định về việc trả lại hàng như sau:

Khi cá nhân, tổ chức mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn và người mua đã nhận đủ hàng nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng chất lượng, quy cách như đã cam kết phải trả lại một phần hay toàn bộ số hàng hoá đã nhận.

Khi đó, người mua phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại cho người bán do không đúng quy cách, chất lượng và tiền thuế GTGT (nếu có).

Nếu người mua thuộc đối tượng không có hoá đơn thì khi trả lại hàng hóa bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại chưa có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng, đồng thời bên bán thu hồi hoá đơn đã lập.

Cập nhật bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 133 của Bộ Tài Chính

2. Bên mua (bên trả hàng)

2.1. Khi mua hàng hoá, dịch vụ kế toán hạch toán:

Nợ TK 152, 153, 156, 211…

Nợ TK 1331 (nếu có)

Có TK 111, 112, 331

Phieu thu trả lại tiền hàng hoàng hóa bị hỏng năm 2024

Khi trả lại hàng mua kế toán hạch toán giảm giá trị hàng hoá.

2.2. Khi trả lại hàng mua, kế toán tiến hành ghi nhận giảm giá trị hàng hoá bằng cách hạch toán:

Nợ TK 111, 112, 331 – Số tiền được trả lại

Có TK 152, 153, 156,… – Hàng hóa trả lại (giá chưa thuế)

Có TK 1331 – Thuế GTGT (nếu có)

(Thông tư 200 và Thông tư 133 đều hạch toán như trên).

\>>> Hiểu thêm về Nghiệp vụ kế toán bán hàng

3. Bên bán (bên bị trả hàng)

3.1. Khi xuất hoá đơn bán hàng, kế toán hạch toán:

Ghi nhận doanh thu bán hàng:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 511

Có TK 3331 (nếu có)

Ghi nhận giá vốn:

Nợ TK 632

Có TK 152, 153, 156,…

Phieu thu trả lại tiền hàng hoàng hóa bị hỏng năm 2024

Khi xuất hàng bán kế toán hạch toán ghi nhận doanh thu, giá vốn.

3.2. Khi nhận lại hàng hoá bị trả lại kế toán hạch toán:

Ghi nhận giảm giá vốn hàng bán:

Nợ TK 152, 153, 156,…

Có TK 632

Ghi nhận giảm doanh thu bán hàng:

Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại (Nếu doanh nghiệp hạch toán theo Thông tư 200)

Nợ TK 511 (Nếu doanh nghiệp hạch toán theo Thông tư 133)

Nợ TK 3331 – Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại (nếu có)

Có TK 111, 112, 131, … – Tổng số tiền trên hóa đơn

Phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình trả hàng (nếu có):

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (Nếu doanh nghiệp hạch toán theo Thông tư 200)

Nợ TK 6421 – Chi phí bán hàng (Nếu doanh nghiệp hạch toán theo Thông tư 133)

Có TK 111, 112,…

Phieu thu trả lại tiền hàng hoàng hóa bị hỏng năm 2024

Tài khoản ghi nhận giảm giá hàng bán không có số dư cuối kỳ.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp quyết toán thuế doanh nghiệp hay hạch toán theo Thông tư 200 thì cuối kỳ phải kết chuyển số dư của TK 5212 sang TK 511 để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo (do TK 521 không có số dư cuối kỳ). Cụ thể:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 5212 – Hàng bán bị trả lại

4. Ví dụ về hạch toán trả lại hàng mua

Công ty A trong tháng 07/2021 có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. Xuất kho bán 100 sản phẩm cho công ty B với giá bán 600.000 đồng/sản phẩm, giá vốn 550.000 đồng/sản phẩm. Công ty B đã chấp nhận thanh toán, thuế GTGT 10%.

2. Công ty B trả lại 10 sản phẩm do không đạt yêu cầu theo hợp đồng đã ký kết. Công ty A đã nhận lại hàng và trừ vào số tiền phải thu của khách hàng.

3. Công ty B thanh toán số tiền còn nợ cho doanh nghiệp bằng hình thức chuyển khoản.

Biết công ty A và công ty B thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Các nghiệp vụ kinh tế trên được định khoản:

Tại công ty A:

1. Khi xuất bán hàng hoá

Ghi nhận giá vốn:

Nợ TK 632: 55.000.000

Có TK 156: 55.000.000

Ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 131 (công ty B): 66.000.000

Có TK 511: 60.000.000

Có TK 3331: 6.000.000

2. Hàng bán bị trả lại

Ghi nhận giảm giá vốn:

Nợ TK 156: 5.500.000

Có TK 632: 5.500.000

Ghi nhận giảm doanh thu:

Nợ TK 5212: 6.000.000

Nợ TK 3331: 600.000

Có TK 131 (công ty B): 6.600.000

3. Khách hàng thanh toán tiền hàng:

Nợ TK 121: 59.400.000

Có TK 131 (công ty B): 59.400.000

Cuối kỳ, kết chuyển số dư TK 5212 sang TK 511

Nợ TK 511: 6.000.000

Có TK 5212: 6.000.000

Tại công ty B:

1. Khi nhận được hoá đơn mua hàng:

Nợ TK 156: 60.000.000

Nợ TK 133: 6.000.000

Có TK 331 (công ty A): 66.000.000

2. Khi xuất hàng trả lại:

Nợ TK 331 (công ty A): 6.600.000

Có TK 156: 6.000.000

Có TK 133: 600.000

3. Khi thanh toán cho người bán

Nợ TK 331 (công ty A): 59.400.000

Có TK 112: 59.400.000

Như vậy, khi có hoạt động trả lại hàng mua thì cả bên bán và bên mua đều phải hạch toán trả lại hàng mua để giảm trừ công nợ và giá trị hàng hoá. Kế toán viên cần căn cứ vào hoá đơn, chứng từ kế toán để ghi nhận đúng tình thực tế.