Phong cách thơ của quang dũng là gì

Tây TiếnÝ nghĩa nhan đề và cảm hứng chínhNăm 1947, Quang Dũng gia nhập đơn vị Tây Tiến. Đơn vị có phạm vi hoạt động rộng lớn, từSơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa đến bên kia biên giới Việt – Lào. Nhữngchiến sĩ Tây Tiến, phần lớn đều là những thanh niên trí thức Hà Nội, lần đầu đến với núi rừngmiền Tây hiểm trở, hoang sơ, thời tiết khắc nghiệt, điều kiện vật chất thiếu thốn. Chính vì vậy,hầu hết người lính Tây Tiến đều mắc phải căn bênh sốt rét rừng – căn bệnh “vô phương cứuchữa” ở thời điểm đó, thậm chí có những người đã phải hi sinh không phải trên chiến trường màchính là do căn bệnh sốt rét. Tuy ngày ngày phải đối mặt với bệnh tật, cái chết, điều kiện sốngthiếu thốn, con đường hành quân gian nan vất vả, những người lính Tây Tiến vẫn gan dạ, vẫntràn trề nhiệt huyết, mạnh mẽ và luôn vui tươi. Đầu năm 1948, Quang Dũng rời Tây Tiến đểnhận nhiệm vụ công tác khác, không lâu sau đó, tại làng Phù Lưu Chanh, bằng nỗi nhớ nhung,hoài niệm về một thời đã qua cùng kỉ niệm đối với đồng đội của mình, Quang Dũng đã viết bàithơ Nhớ Tây Tiến (về sau được đổi thành Tây Tiến). Tây Tiến có nghĩa là tiến về miền Tây, nơinhững người lính đang dốc sức bảo vệ hòa bình, an ninh cho Tổ quốc, cho đồng bào của họ vàsự giúp sức cho nước bạn Lào.Quang Dũng là nhà thơ có phong cách thơ gói gọn trong bốn từ: hồn hậu, tài hoa, phóngkhoáng và lãng mạn. Tây Tiến là bài thơ không chỉ là nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác củanhà thơ Quang Dũng mà còn mang đậm phong cách thơ của ông. Cảm hứng lãng mạn là cảmhứng chủ đạo của bài thơ, là mạch cảm xúc nhớ nhung xuyên suốt về những thời đã qua của nhàthơ về đồng đội, đơn vị của mình. Chính cảm hứng lãng mạn đã biến một bài thơ viết về ngườilính cách mạng thành một bài thơ mang đậm nét trữ tình, đong đầy cảm xúc. Cảm hứng lãngmạn được thể hiện ở ba khía cạnh, đầu tiên là ở cái nhìn về thiên nhiên. Thiên nhiên miền Tâyhiện lên hiểm trở, khắc nghiệt, hoang sơ. Bằng sự tài tình trong sự dụng các nét vẽ khỏe khoắn,thanh bằng trắc kết hợp đã như hiện lên trước mặt người đọc núi rừng Tây BắcDốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây súng ngửi trờiNgàn thước lên cao ngàn thước xuốngNúi rừng hiểm trở là thế nhưng qua con mắt người lính, nó lại hiện lên với vẻ đẹp khỏe khoắnđầy khác lạ, không chỉ tạo nên sự hung vĩ cho núi rừng mà còn nâng tầm cho dáng vóc ngườilính. Những cảnh đẹp thơ mộng của núi rừng Tây Bắc cũng được nhìn qua con mắt lãng mạn vàmộng mơ của người línhSài Khao sương lấp đoàn quân mỏiMường Lát hoa về trong đêm hơiNhớ ôi Tây Tiến cơm lên khóiMai Châu mùa em thơm nếp xôiTây Tiến là bài thơ viết về người lính nên không thể không nhắc tới chân dung người lính. Cảmhứng lãng mạn hiện lên trong vẻ đẹp gan dạ, hào hùng, mạnh mẽ của người lính Tây Tiến.Những người lính Tây Tiến, họ xem nhẹ bệnh tật, cái chết, dù trong hoàn cảnh khắc nghiệtnhưng họ vẫn không hề chùn bước, run sợTây Tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùmVới biện pháp đảo ngữ “Tây Tiến đoàn binh” gợi lên những người lính giống như những chiếnbinh hào hùng trong những áng thơ cổ. Chính cách đó đã làm hình ảnh người lính phải chịu dichứng nặng nề của căn bệnh sốt rét càng thêm khác lạ. “Không mọc tóc” là cách nói chủ độngbiến những người lính Tây Tiến như không phải là họ bị ở thế bị động mà là ở thế chủ động,giống như họ cố tình làm như vậy để mình có vẻ ngoài khác lạ, làm những người lính ốm màkhông yếu, xanh xao mà vẫn “dữ oai hùm”. Một khía cạnh khác của người lính Tây Tiến là vẻđẹp tâm hồn trữ tình, hào hoa và lãng mạn với tâm hồn bay bổngMắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơmTrước những kẻ thù nơi biên giới, luôn lăm le bờ cõi nước ta, những ánh mắt người lính đầycăm phẫn, tức giận tưởng chừng có thể thiêu đốt kẻ thù, những cặp mắt trừng như nói lên khátvọng lập công, mong muốn được đối diện để tiêu diệt kẻ thù, bảo vệ đất nước. Vậy nhưng, khimàn đêm buông xuống, khi “sương lấp đoàn quân mỏi”, những cặp mắt ấy dường như lại mangmột tình cảm, tâm tư hoàn toàn khác. Những đôi mắt ấy mơ về dáng vóc hào hoa của Hà Nội,về những cô gái Hà Nội xinh đẹp, dịu dàng, mộng mơ. Không chỉ ở cái nhìn thiên nhiên, chândung người lính mà ta còn cảm nhận được sự lãng mạn được hiện lên qua từng ngôn từ, từ ngữmang tính ước lệ, hình ảnh tương phản đối lập, giọng điệu khi nhẹ nhàng tha thiết, khi mạnh mẽkhở khoắn, khi hào hùng, khi bi tráng trong bài thơ.

Hướng dẫn

Nét chung trong phong cách nghệ thuật của các nhà thơ Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện qua các bài thơ Tây Tiến, Việt Bắc và đoạn trích Đất Nước? Hãy cùng wikisecret phân tích và gợi ý bài làm ở dưới đây

==>> Bài phân tích phong cách sáng tác của quang dũng

1/ Phong cách nghệ thuật là gì? Biểu hiện của phong cách nghệ thuật? phong cách thơ quang dũng qua bài tây tiến?

2/ Mặc dù nói đến phong cách nghệ thuật là nói đến cái riêng sự độc đáo của người nghệ sĩ trong sáng tác nhưng trong những trường hợp đặc biệt như: các tác giả cùng chung phương pháp sáng tác, mục đích sáng tác, hoàn cảnh sáng tác …thì ngoài nét riêng không trộn lẫn họ còn có sự gặp gỡ, điểm chung trong phong cách sáng tác.

3/ Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm là những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam 1945-1975 nên có gặp gỡ trong một số nét phong cách và nhận xét về phong cách thơ quang dũng

a/ Giới thiệu thật ngắn gọn 3 tác giả tác phẩm và phong cách nghệ thuật của quang dũng qua tây tiến

b/ Nét chung trong phong cách nghệ thuật của 3 nhà thơ.

– Các tác phẩm của họ đều mang đặc điểm của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 hay nói cách khác “phong cách văn học của thời đại chi phối sự hình thành phong cách nghệ thuật của các nhà văn và ngược lại” (SGK Ngữ văn 12 nâng cao trang 171).

+ Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu.

+ Văn học hướng về đại chúng.

+ Văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

– Biểu hiện cụ thể:

+ Về đề tài: Các tác giả thường viết về đề tài Tổ quốc, nhân dân, người lính và đề cập đến những vấn đề trọng đại liên quan đến vận mệnh của dân tộc và cộng đồng.

+ Về nhân vật trung tâm: là nhân dân anh hùng (người lính trong Tây Tiến, những người kháng chiến trong Việt Bắc, những con người bình dị vô danh làm nên Đất Nước trong đoạn trích Đất Nước).

+ Giọng điệu, cảm hứng chính: là cảm hứng tự hào, ngợi ca – ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi nhân dân, ca ngợi những tình cảm lớn (đồng chí, tình yêu quê hương đất nước, tình quân dân, tình cảm với người lính, tình yêu lãnh tụ); lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc…

+ Về ngôn ngữ: trong sáng, dễ hiểu, sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ truyền thống gần gũi, quen thuộc với đông đảo quần chúng nhân dân….

c/ Lí giải vì sao có sự giống nhau:

– Các tác giả đều là những người con ưu tú trực tiếp tham gia vào cuộc chiến của dân tộc (nhà thơ-chiến sĩ).

– Cùng sáng tác dưới ánh sáng soi đường của Đảng, đề cương văn hoá của Đảng.

  • Cùng sáng tác trong 30 năm chiến tranh.
  • Cùng có tình yêu Tổ quốc, nhân dân anh hùng,…

4/ Đánh giá:

– Nét chung trong phong cách nghệ thuật của các tác giả đã góp phần làm nên diện mạo của văn học Việt Nam 30 năm chiến tranh và cổ vũ chiến đấu.

– Ngoài nét chung mỗi tác giả vẫn có nét riêng đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của sáng tạo nghệ thuật: không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình (nêu qua phong cách nghệ thuật của mỗi nhà thơ).

– Các tác giả và tác phẩm của họ sẽ sống mãi cùng độc giả mọi thời đại bởi những đóng góp lớn lao cho nền văn học dân tộc và mỗi chúng ta tự hào về họ.

  1. Tuyển tập đề thi, bài văn hay về Việt Bắc -Tố Hữu
  2. Tuyển tập đề thi, bài văn hay về Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm
  3. Tuyển tập đề thi, bài văn hay về Tây Tiến Quang Dũng

Từ khóa tìm kiếm : phong cách nghệ thuật của quang dũng, phong cách sáng tác của quang dũng, phong cách thơ quang dũng, phong cách nghệ thuật quang dũng, phong cách thơ quang dũng qua bài tây tiến, phong cách nghệ thuật thơ quang dũng, nhận xét về phong cách thơ quang dũng, phong cách nghệ thuật của quang dũng qua tây tiến, phong cách nghệ thuật của nguyễn khoa điềm, phong cách quang dũng, đặc điểm phong cách nghệ thuật của tác giả quang dũng, phong cách nghệ thuật của quang dũng qua bài thơ tây tiến, phong cách thơ của quang dũng, nhận xét phong cách thơ quang dũng, nhận định về phong cách thơ quang dũng, phong cách sáng tác quang dũng, phong cách của quang dũng, phong cách sáng tác của nhà thơ quang dũng, phong cách nghệ thuật của nhà thơ quang dũng, đặc điểm phong cách thơ quang dũng, đặc điểm thơ quang dũng, phong cách thơ nguyễn khoa điềm, phong cách thơ của nguyễn khoa điềm, phong cách sáng tác của nguyễn khoa điềm, đặc điểm thơ quang dũng qua bài tây tiến, đặc điểm sáng tác của quang dũng,

THPT Sóc Trăng xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà thơ Quang Dũng để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

  • Phong cách thơ của quang dũng là gì

  • Phong cách thơ của quang dũng là gì

  • Phong cách thơ của quang dũng là gì

  • Phong cách thơ của quang dũng là gì

  • Tiểu sử nhà thơ Phạm Tiến Duật
  • Tiểu sử nhà văn Nam Cao
  • Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Tóm tắt lý lịch Quang Dũng

Nhà thơ Quang Dũng sinh ngày ?-?-1921 tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) gà (Tân Dậu 1921). Quang Dũng xếp hạng nổi tiếng thứ 65245 trên thế giới và thứ 562 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng. Tổng dân số của Việt Nam năm 1921 vào khoảng 15,58 triệu người.

Nhà thơ Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, ông là một nghệ sĩ đa tài. Ông không chỉ là một nhà thơ mà còn là một họa sĩ, nhạc sĩ tài hoa. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm thơ nổi tiếng, điển hình là: Tây Tiến, Đôi bờ Đôi mắt người Sơn Tây, Quán bên đường, Lính râu ria. Ông cũng chính là tác giả của ca khúc khá nổi tiếng trong những năm kháng chiến, có nhan đề “Bà Vì”.

Bạn đang xem: Tiểu sử nhà thơ Quang Dũng

Từ năm 1948, nhà thơ Quang Dũng bắt đầu sáng tác thơ, ông đã viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các hoạ sĩ nổi danh. Bài thơ “Tây Tiến” được sáng tác vào dịp Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh, tại Hà Nam. Bài thơ “Tây Tiến” được đưa vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông. Thơ của Quang Dũng được ví làm nằm giữa biên giới thật và mơ, mờ ảo như mây khói.

Sau 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về Nhà xuất bản Văn học. Nhà thơ Quang Dũng qua đời ngày 13 tháng 10 năm 1988, tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. Năm 2001, Nhà thơ Quang Dũng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Những tác phẩm đã xuất bản:

  • Mùa hoa gạo (1950)
  • Bài thơ sông Hồng (1956)
  • Đường lên châu Thuận (1964)
  • Làng Đồi đánh giặc (1976)
  • Mây đầu ô (1986)
  • Quang Dũng – Tác phẩm chọn lọc (1988)

Thơ đã được phổ nhạc:

  • Tây Tiến (Phạm Duy)
  • Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương phổ từ hai bài thơ Đôi bờ và Đôi mắt người Sơn Tây)
  • Kẻ ở (Cung Tiến)
  • Bài thơ “Không đề” được 4 nhạc sĩ Việt Dũng, Phạm Trọng Cầu, Khúc Dương, Quang Vĩnh, phổ nhạc.

Quang Dũng thời trẻ

Trước cách mạng tháng Tám, ông học Ban trung học trường Thăng Long. Sau khi tốt nghiệp, ông đi dạy học tư ở Sơn Tây.

Ông nhập ngũ và trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu.

Năm 1947, ông được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khoá học, ông làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn Tây Tiến. Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai, mở đường qua đất Tây Bắc. Trong thời gian này, ông còn được cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào – Việt.

Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III.

Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ.

Sau 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về Nhà xuất bản Văn học.

Sự nghiệp văn học Quang Dũng

Quang Dũng là thế hệ thơ tài năng, trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông vẽ tranh, sáng tác nhạc, viết văn xuôi nhưng trước hết là một nhà thơ.

Trước năm 1945, Quang Dũng đã làm thơ, nhưng thơ ông thực sự được biết đến rộng rãi là từ bài thơ Tây Tiến (1948) và một số bài khác viết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

Phong cách sáng tác: Quang Dũng là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.

Tác phẩm chính: Mấy đầu ô (thơ, 1986), Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988), Rừng biển quê hương (tập thơ, văn, in chung với Trần Lê Văn, 1957),…

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến

Bài thơ Tây Tiến được sáng tác năm 1948 khi Quang Dũng đã rời đơn vị chuyển sang đơn vị khác. Khi dự hội nghị toàn quân ở Phù Lưu Chanh tác giả bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm kháng chiến cùng đồng đội ở đơn vị cũ trong những tháng năm ở miền biên cương Tây Bắc. Những ngày tháng gian khổ mà hào hùng ấy đã rung lên những dây tơ xúc cảm trong tâm hồn để nhà thơ viết nên bài “Tây Tiến”.

Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng.

———————-

Trên đây THPT Sóc Trăng đã giới thiệu tới các em Tiểu sử nhà thơ Quang Dũng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, THPT Sóc Trăng xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải Toán 12 nâng cao, Tiếng Anh lớp 12 mới, Môn Vật lý 12 mà THPT Sóc Trăng tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục