Phương pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non

Phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ đang trở thành mối quan tâm lớn đối với phụ huynh và giáo viên. Việc chú trọng vào trí tuệ cảm xúc không bị giới hạn độ tuổi. Bởi vậy, dù trẻ đang ở giai đoạn nào, trí tuệ cảm xúc cũng là thứ cần chú ý. Tại bài viết này, Itoan sẽ cùng phụ huynh đi tìm hiểu sâu hơn về trí tuệ cảm xúc. Và bí quyết để phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ.

Về vấn đề nuôi dạy trẻ ba mẹ phải biết

Các giai đoạn phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ luôn vô cùng quan trọng. Ở độ tuổi từ 1 – 18 tuổi là khoảng thời gian các con tích lũy kiến thức. Các con rèn luyện bản thân không ngừng để chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn tuổi trưởng thành. Vì vậy, để con có được nền tảng vững vàng nhất. Ba mẹ nên đồng hành cùng con trên từng chặng đường phát triển. Sự định hướng của phụ huynh là yếu tố không thể thay thế được trong giáo dục.

Tuy nhiên, trong một số vấn đề, có thể các bậc phụ huynh vẫn chưa tìm được giải pháp hiệu quả nhất. Vì vậy, hãy để itoan hỗ trợ ba mẹ, tham khảo ngay các bài viết của Itoan để hiểu rõ và chuẩn bị thật tốt cho việc nuôi dạy trẻ nhé!

Trí tuệ cảm xúc là gì? – Phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ

Khái niệm trí tuệ cảm xúc

Phương pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non
Phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ với những phương pháp hiệu quả

Trí tuệ cảm xúc hay còn được gọi là EQ chỉ khái niệm liên quan đến sự thông minh trong cảm xúc hay trong tâm hồn mỗi người. Trong thuật ngữ tiếng Anh, nó được dịch là “Emotional Quotient” hay còn gọi là chỉ số cảm xúc. Cha đẻ của công trình nghiên cứu về chỉ số cảm xúc EQ là hai nhà tâm lý học Peter Salovey và John Mayer. Công trình được nghiên cứu và đưa ra được những kết quả mong muốn vào năm 1996.

Tuy nhiên, người thực sự phát hiện và gọi tên trí tuệ cảm xúc là ai? Đó vẫn còn là một vấn đề chưa được xác định. Bởi trước khi kết quả nghiên cứu được công bố 1 năm, nhà tâm lý học Daniel Goleman đã nhắc đến “sự thông minh trong cảm xúc” trong tác phẩm của mình. Đó là tác phẩm Emotional intelligence.

Đối với trẻ nhỏ, trí tuệ cảm xúc được định nghĩa là khả năng nắm bắt, nhận biết, hiểu. Và biểu đạt ra những cảm xúc của chính mình. Phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ có tác động lớn đối với khả năng xử lý vấn đề. Trong việc học tập cũng như rèn luyện các kỹ năng mềm của trẻ.

Các cấp độ của trí tuệ cảm xúc

Phương pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non
Phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ với những phương pháp hiệu quả

Trí tuệ cảm xúc được phân chia thành 4 cấp độ từ nhận biết đến quản lý. Đặc biệt là đối với trẻ, sự phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ dựa trên 4 cấp độ cơ bản sau:

  • Nhận biết cảm xúc
  • Hiểu cảm xúc đó
  • Tạo ra những cảm xúc
  • Quản lý cảm xúc của chính mình

Bí quyết phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ

Để giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc, có nhiều cách khác nhau tùy theo độ tuổi. Đối với những trẻ trong giai đoạn dạy thì. Cách tối ưu nhất có lẽ là giúp trẻ hiểu thông qua hình thức tâm sự, trò chuyện. Tuy nhiên, với những trẻ nhỏ tuổi hơn. Cách tốt nhất lại có thể là việc áp dụng trò chơi phát triển cảm xúc cho trẻ.

Nhưng nhìn chung, bí quyết phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ có thể được khái quát thông qua một số bước sau đây. Mời ba mẹ tham khảo

Nhận biết, gọi tên những cảm xúc cá nhân

Cần giúp trẻ nhận biết những cảm cúc của chính mình bằng cách đối diện và gọi tên chúng. Với những trẻ có độ tuổi nhỏ, việc gọi tên cảm xúc còn là một cách để con học hỏi và mở rộng vốn từ. Ba mẹ có thể giúp con bằng cách thường xuyên quan tâm, xác nhận trạng thái cảm xúc của con.

Phương pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non
Phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ với những phương pháp hiệu quả

Đồng cảm, thấu hiểu cho cảm xúc cá nhân của trẻ

Một số bậc phụ huynh luôn tỏ ra không hài lòng hoặc cố gắng ép buộc những cảm xúc của trẻ. Ví dụ như không chấp nhận hình ảnh trẻ ủ rũ. Hay coi nỗi buồn của trẻ là “chuyện trẻ con”. Việc này ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển trí tuệ cảm xúc. Đồng thời tạo thêm khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Vì vậy, việc nên làm là thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ cùng những cảm xúc của con.

Nếu như trẻ đang buồn, đừng vội thúc ép trẻ rằng “hãy vui lên”. Cảm xúc và việc biến đổi cảm xúc luôn cần một quá trình. Quá trình đó sẽ ngắn hơn nếu bên cạnh trẻ có người sẻ chia. Trong trường hợp này, ba mẹ có thể hỏi trẻ về lý do khiến tâm trạng trẻ không vui. Hãy cố gắng chờ đến khi trẻ thực sự muốn chia sẻ. Khi ấy, ba mẹ hãy phân tích cho trẻ hiểu bản chất của vấn đề. Để trẻ có thể tự mình nghiệm ra, đối diện với bản thân và thay đổi cảm xúc tiêu cực ấy.

Giúp trẻ kiểm soát cách thể hiện cảm xúc – phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ

Phương pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non
Phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ với những phương pháp hiệu quả

Đối với cảm xúc của con trẻ, việc tôn trọng là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, tôn trọng khác hoàn toàn với việc nuông chiều cảm xúc. Ba mẹ nên có những biện pháp phù hợp để giáo dục trẻ. Không để trẻ thể hiện cảm xúc một cách quá đà. Hay giúp trẻ hiểu không nên để những cảm xúc cá nhân của mình làm ảnh hưởng đến những mối quan hệ xung quanh.

Thay vì chăm chăm vào cảm xúc của mình, trẻ có thể học được thêm cách để giải quyết vấn đề. Ba mẹ sẽ trở thành những người hướng dẫn, giúp con rèn luyện thêm kỹ năng giải quyết vấn đề. Ví dụ, thay vi trong lúc tức giận, trẻ thể hiện thái độ không tốt. Hay tệ hơn là trẻ đập phá đồ đạc, gào thét hay nói những lời tổn thương người khác. Ba mẹ nên giúp con bình tĩnh lại. Sau đó tìm ra hướng giải quyết vấn đề tạo nên cơn tức giận đó. Trẻ cần hiểu, cũng như những cảm xúc của mình, cảm xúc của người khác cũng cần được tôn trọng. Và trẻ nên học cách để kiểm soát chính mình. Để không gây nên những hậu quả không đáng có.

Tìm hiểu thêm về website học toán online Itoan

Itoan.vn là một trang web được xây dựng và phát triển bởi CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ & SÁNG TẠO TRẺ TEKY HOLDINGS. Mang trong mình sứ mệnh cung cấp những kiến thức chuyên sâu về bộ môn toán học. Đối tượng itoan hướng đến là những em học sinh tiểu học, trung học và trung học cơ sở.

Tự hào khi mang đến một kho tàng kiến thức khổng lồ với nội dung phong phú, đa dạng. Hình thức trình bày hấp dẫn và dễ hiểu, phù hợp với mọi lứa tuổi. Website của chúng tôi đã trở thành những nguồn cảm hứng, kích thích sáng tạo và say mê học tập của các em học sinh. Giúp các em trải nghiệm việc học tập trực tuyến đơn giản và hiệu quả nhất.

Itoan sẽ trở thành cầu nối giữa các học sinh ở các tỉnh thành trong cả nước. Đem lại cho các bạn cơ hội học tập, tiếp cận những nguồn tri thức chất lượng với những giáo viên giỏi, nguồn tài liệu uy tín.

itoan.vn cung cấp chương trình học bộ môn Toán,  từ lớp 1 tới lớp 12; cộng tác với nhiều gia sư, giáo viên giỏi toàn quốc.

itoan.vn giúp học sinh có thêm người bạn đồng hành thân thiết, cùng học sinh học toán hiệu quả hơn!

Lời kết

Trên đây là tổng hợp những bài học tốt nhất về chủ đề phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ. Nhằm mục đích chia sẻ cùng phụ huynh những kiến thức thú vị về nuôi dạy trẻ Hy vọng rằng với những bài viết của mình. Itoan có thể giúp các bạn học sinh cũng như các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về các vấn đề có liên quan tới nuôi dạy và giúp trẻ phát triển trí tuệ một cách hiệu quả nhất. Để lại bình luận cho chúng tôi để cùng tìm hiểu thêm về chủ đề này nhé!

Mời các bạn tham khảo thêm những bài học bổ ích và các dạng toán mới tại Website học toán online itoan.vn.

Chương trình truyền hình cho trẻ em mang nội dung ý nghĩa nhất

Hoạt hình cho bé – Top những bộ phim truyền tải ý nghĩa nhân văn

Bài thơ ngắn cho trẻ em – Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ qua văn học

Truyện tranh cho bé lớp 1 tập đọc – Cùng con học tập mỗi ngày

Truyện cổ tích cho trẻ em – Ươm mầm cho những trái tim nhân hậu

Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu chỉ ra sở hữu trí tuệ cảm xúc cao là tài sản vô giá. EQ cao liên quan trực tiếp đến IQ cao. Nghiên cứu cho thấy trẻ sở hữu EQ cao hoàn thành tốt và thường đạt điểm cao bài kiểm tra tiêu chuẩn. EQ cũng giúp các em quản lý xung đột, hình thành các mối quan hệ sâu sắc.

Người sở hữu EQ cao từ thời thơ ấu có nhiều khả năng thành công hơn khi trưởng thành. Nghiên cứu kéo dài 19 năm được công bố trên Tạp chí Y tế công cộng Mỹ cho thấy những trẻ có EQ cao có nhiều khả năng lấy bằng đại học, nhận được công việc ổn định vào năm 25 tuổi. Khi trưởng thành, các em cũng ít mắc bệnh trầm cảm và bệnh tâm thần khác.

Dưới đây là năm bước giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc.

1. Gọi tên cảm xúc cá nhân

Trẻ sở hữu EQ cao có khả năng nhận biết và biểu đạt cảm xúc cá nhân. Cha mẹ có thể giúp con hình thành thói quen này qua việc hướng dẫn gọi tên cảm xúc. Chẳng hạn, khi con đang buồn vì thua trò chơi, bố mẹ có thể nói: "Có vẻ con đang cảm thấy tức giận ngay lúc này phải không?". Nếu trẻ buồn bã, hãy thử hỏi: "Con đang cảm thấy thất vọng vì không được đi thăm ông bà đúng không?".

Các tính từ như tức giận, khó chịu, xấu hổ, đau đớn giúp trẻ tích lũy vốn từ để diễn đạt cảm xúc. Dù trẻ đang vui vẻ, đừng quên nhấn mạnh vào những cảm xúc tích cực như vui vẻ, phấn khích, hồi hộp, hy vọng.

2. Thể hiện sự đồng cảm

Khi trẻ đang buồn, bố mẹ có xu hướng an ủi, giúp bé lấy lại niềm vui. Nhưng những câu nói có tính chất phủ định như "Đừng buồn nữa", "Có gì đâu mà buồn" khiến trẻ hiểu rằng cảm xúc tiêu cực là sai trái.

Cách tiếp cận tốt hơn là đối diện, chia sẻ và đồng cảm với cảm xúc của trẻ. Nếu trẻ khóc vì không được đi chơi mà phải dọn nhà, bố mẹ có thể nói: "Con buồn vì không được làm điều mình muốn. Bố mẹ cũng vậy khi phải làm điều không muốn nhưng chúng ta phải hoàn thành những công việc trước mắt".

Khi được bố mẹ đồng cảm, trẻ hầu như không cảm thấy bị ép buộc. Do đó, thay vì la hét, tức giận để biểu đạt cảm xúc, trẻ cảm thấy thoải mái hơn vì được hiểu và chia sẻ.

Phương pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non

Ảnh: Shutterstock.

3. Mô hình hóa cách thể hiện cảm xúc

Trẻ cần được dạy cách thể hiện cảm xúc phù hợp trong từng tình huống. Khi con cảm thấy tổn thương, bạn có thể khuyến khích con nói ra, vẽ mặt mếu, nhưng nói không với hành vi la hét, ném đồ đạc.

Trẻ cũng nên được dạy kỹ năng đối phó lành mạnh với cảm xúc cá nhân. Chẳng hạn khi tức giận, hãy hướng dẫn trẻ hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh. Phương pháp dạy trẻ thường được các chuyên gia khuyến khích là "thổi bong bóng khi tức giận", nghĩa là hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng như động tác thổi bong bóng.

4. Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề

Một phần của việc hình thành EQ cao có liên quan đến học cách giải quyết vấn đề. Sau khi cảm xúc đã được xác định, trẻ cần học cách khắc phục vấn đề.

Kỹ năng giải quyết vấn đề có thể hình thành EQ cao vì nếu biết bày tỏ, trẻ cũng cần biết tìm ra giải pháp mang tính xây dựng, để cảm xúc và vấn đề cá nhân không làm ảnh hưởng đến cộng đồng.

Ví dụ, trẻ tức giận vì không được chơi điện tử, hãy giúp các em diễn đạt cảm xúc này. Sau đó, khuyến khích nghĩ năm cách để giải quyết vấn đề. Các giải pháp không cần quá hay hoặc chính xác vì mục tiêu ban đầu là giúp trẻ hình thành tư duy giải quyết vấn đề. Với 5-6 giải pháp, trẻ có thể cân nhắc ưu, nhược điểm của từng thứ để chọn ra phương án tốt nhất.

Ngoài ra, phụ huynh không nên thay con giải quyết vấn đề mà chỉ nên ở bên hướng dẫn và để trẻ tự giải quyết. Ưu điểm khác của kỹ năng này là trẻ sẽ học được cách đặt mình vào vị trí của người khác.

5. Rèn luyện liên tục

Dù sở hữu EQ cao, trẻ vẫn có những thiếu sót cần cải thiện. Vì vậy, hãy biến việc rèn luyện EQ trở thành mục tiêu xuyên suốt quá trình trưởng thành. Khi con còn nhỏ, bạn có thể thảo luận về cảm xúc của nhân vật trong sách truyện, phim ảnh. Khi con lớn hơn, bạn hãy nói về tình huống thực tế như vấn đề thời sự, tin tức.

Dung Ly (Theo Verywell Family)

    Đang tải...

  • {{title}}