Phương thức thâm nhập thị trường New Zealand của Vinamilk

Phương thức thâm nhập thị trường New Zealand của Vinamilk

Bên cạnh việc đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong nước, Vinamilk đã từng bước khảo sát, đánh giá và thâm nhập vào các thị trường sữa tiềm năng trên thế giới.  Ảnh: VGP/Minh Thi

Vinamilk chính thức đặt “viên gạch” đầu tiên cho sự nghiệp kinh doanh ở nước ngoài của mình từ năm 1997 tại Iraq với chuyến đi đầy quyết đoán của bà Mai Kiều Liên khi đó là Chủ tịch HĐQT và hiện là Tổng Giám đốc Vinamilk.
Ngay sau đó, năm 1998, Vinamilk đã xuất khẩu những sản phẩm sữa bột đầu tiên vào khu vực Trung Đông, chủ yếu là Iraq theo chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên Hợp Quốc.

Từ năm 1998 đến nay, bên cạnh việc nâng cao năng lực doanh nghiệp và đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường trong nước, Vinamilk đã từng bước thăm dò, khảo sát, đánh giá các thị trường sữa tiềm năng trên thế giới để có những bước nhảy ngoạn mục về đầu tư ở nhiều thị trường sữa nổi tiếng.

Với phương châm dám nghĩ khác, dám đầu tư, châu Âu đã trở thành thị trường chiến lược thứ 2 trên hành trình khẳng định thương hiệu Việt tại thị trường sữa thế giới của Vinamilk.

Năm 2010, Vinamilk chính thức có mặt tại New Zealand với việc mua 23,8% cổ phần của Công ty Miraka Limited (sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép đầu tư ra nước ngoài). Dự án đầu tư nhà máy đầu tiên của Vinamilk ở thị trường thế giới là minh chứng rõ nét nhất cho việc thương hiệu sữa Việt có thể cạnh tranh với các “ông lớn” của ngành sữa tại “thủ phủ” của vùng chăn bò sữa nổi tiếng trên thế giới là châu Âu, trong đó có New Zealand.

Hay phải kể đến dự án tại Ba Lan với tổng mức đầu tư 3 triệu USD, chuyên bán buôn nguyên liệu nông nghiệp cũng như bán buôn bán lẻ sữa, các chế phẩm từ sữa. Hoạt động của nhà máy tại Ba Lan đã là cầu nối quan trọng để Vinamilk chinh phục thị trường châu Âu.

Tiếp đó, tháng 5/2013, HĐQT Vinamilk tiến hành lựa chọn đại diện thương mại của Vinamilk tại thị trường Hoa Kỳ. Tháng 6/2013, HĐQT Vinamilk đã phê chuẩn tăng vốn đầu tư vào Công ty Miraka, đồng thời phê chuẩn đầu tư vào Công ty Sữa Driftwood tại California (Mỹ) sau khi Vinamilk được Cục Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp số đăng ký được xuất hàng vào Mỹ. Chỉ đến tháng 5/2016, Vinamilk đã quyết định tăng vốn đầu tư, mua trọn 100% cổ phần của Công ty Driftwood.

Phương thức thâm nhập thị trường New Zealand của Vinamilk

Đầu tư ra nước ngoài tiếp tục là một trong những chiến lược quan trọng của Vinamilk nhằm duy trì sự phát triển bền vững và xây dựng thương hiệu Vinamilk toàn cầu. Ảnh: VGP/Minh Thi

Trong thời điểm hình thành và hội nhập của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), nhận định châu Á nói chung và ASEAN nói riêng đang là một thị trường đầy tiềm năng với mật độ dân số trẻ và tỷ lệ được tiếp cận với sữa chưa cao, sau hơn 10 năm thâm nhập thị trường Campuchia, ngày 25/5/2016, Vinamilk đã khánh thành Nhà máy sữa Angkor tại Phnompenh.

Đây là nhà máy sữa đầu tiên và duy nhất tại quốc gia hơn 15 triệu dân với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 7%. Nhà máy có mức đầu tư 23 triệu USD (Vinamilk nắm giữ 51% vốn, Công ty Angkor Dairy Product của Campuchia đóng góp 49%), có công suất 19 triệu lít sữa nước, 64 triệu hộp sữa chua và 80 triệu túi sữa đặc có đường, doanh thu khoảng 35 triệu USD và dự kiến tăng dần qua các năm… sẽ là một trong những điểm nhấn mạnh mẽ để Vinamilk tiến sâu hơn nữa vào ASEAN, thị trường hơn 600 triệu dân này.

Liên tục trong khoảng tháng 5/2016, Vinamilk đã tổ chức nhiều sự kiện tại Myanmar, Campuchia, Thái Lan... đánh dấu sự mở rộng đầu tư, mở rộng thị phần của Vinamilk tại nước ngoài, đặc biệt trong khu vực ASEAN. Tại Myanmar, bên cạnh phối hợp với đối tác chiến lược là Synchro World trong mở rộng hệ thống phân phối, Vinamilk còn tập trung vào các hoạt động nghiên cứu thị trường để hiểu rõ được nhu cầu của người dân địa phương, đầu tư kinh phí marketing nhằm tăng mức độ nhận biết sản phẩm và nâng cao thương hiệu Vinamilk tại đây.

Ngày 12/5/2017, tại Bắc Kinh, Vinamilk đã đạt được bản ghi nhớ hợp tác cung cấp sản phẩm sữa của Vinamilk vào thị trường Trung Quốc, một thị trường rất lớn và tiềm năng với dân số cao nhất thế giới, tổng giá trị thị trường sữa lên đến khoảng 30 tỷ USD/năm.

Thông qua những bước tiến dài đầy tự tin vào thị trường sữa toàn cầu, Vinamilk đã là một trong những doanh nghiệp tỷ USD có công quảng bá hình ảnh các doanh nghiệp Việt đầy nội lực của Việt Nam ra thị trường thế giới. Cũng qua đó, quá trình kinh doanh tại thị trường nước ngoài đã và đang đem về cho Vinamilk những trái ngọt.

Vinamilk bắt đầu khai thác thị trường xuất khẩu từ năm 1998 với kim ngạch xuất khẩu từ xấp xỉ 30 triệu USD đã tăng nhanh và đạt mức 250 triệu USD năm 2015 (tăng trưởng bình quân 24%/ năm). Trong vòng 17 năm, tổng kim ngạch xuất khẩu của Vinamilk đạt 1,9 tỷ USD. Sản phẩm của Vinamilk đã có mặt tại hơn 40 quốc gia trên thế giới bao gồm khu vực châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, Đông Nam Á, Trung Đông và các nước khác.

Đầu tư ra nước ngoài tiếp tục là một trong những chiến lược quan trọng của Vinamilk nhằm duy trì sự phát triển bền vững và xây dựng thương hiệu Vinamilk toàn cầu.

Với các thành công hiện có, Vinamilk đang góp phần nâng cao vị thế ngành sữa nói riêng và dinh dưỡng nói chung của Việt Nam trên bản đồ quốc tế, đồng thời trở thành cầu nối đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới. Đây cũng chính là mục tiêu lớn nhất của Vinamilk khi đầu tư ra nước ngoài.

Phương thức thâm nhập thị trường New Zealand của Vinamilk

Bên cạnh việc đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong nước, Vinamilk đã từng bước khảo sát, đánh giá và thâm nhập vào các thị trường sữa tiềm năng trên thế giới.  Ảnh: VGP/Minh Thi

Vinamilk chính thức đặt “viên gạch” đầu tiên cho sự nghiệp kinh doanh ở nước ngoài của mình từ năm 1997 tại Iraq với chuyến đi đầy quyết đoán của bà Mai Kiều Liên khi đó là Chủ tịch HĐQT và hiện là Tổng Giám đốc Vinamilk.

Ngay sau đó, năm 1998, Vinamilk đã xuất khẩu những sản phẩm sữa bột đầu tiên vào khu vực Trung Đông, chủ yếu là Iraq theo chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên Hợp Quốc.

Từ năm 1998 đến nay, bên cạnh việc nâng cao năng lực doanh nghiệp và đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường trong nước, Vinamilk đã từng bước thăm dò, khảo sát, đánh giá các thị trường sữa tiềm năng trên thế giới để có những bước nhảy ngoạn mục về đầu tư ở nhiều thị trường sữa nổi tiếng.

Với phương châm dám nghĩ khác, dám đầu tư, châu Âu đã trở thành thị trường chiến lược thứ 2 trên hành trình khẳng định thương hiệu Việt tại thị trường sữa thế giới của Vinamilk.

Năm 2010, Vinamilk chính thức có mặt tại New Zealand với việc mua 23,8% cổ phần của Công ty Miraka Limited (sau khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép đầu tư ra nước ngoài). Dự án đầu tư nhà máy đầu tiên của Vinamilk ở thị trường thế giới là minh chứng rõ nét nhất cho việc thương hiệu sữa Việt có thể cạnh tranh với các “ông lớn” của ngành sữa tại “thủ phủ” của vùng chăn bò sữa nổi tiếng trên thế giới là châu Âu, trong đó có New Zealand.

Hay phải kể đến dự án tại Ba Lan với tổng mức đầu tư 3 triệu USD, chuyên bán buôn nguyên liệu nông nghiệp cũng như bán buôn bán lẻ sữa, các chế phẩm từ sữa. Hoạt động của nhà máy tại Ba Lan đã là cầu nối quan trọng để Vinamilk chinh phục thị trường châu Âu.

Tiếp đó, tháng 5/2013, HĐQT Vinamilk tiến hành lựa chọn đại diện thương mại của Vinamilk tại thị trường Hoa Kỳ. Tháng 6/2013, HĐQT Vinamilk đã phê chuẩn tăng vốn đầu tư vào Công ty Miraka, đồng thời phê chuẩn đầu tư vào Công ty Sữa Driftwood tại California (Mỹ) sau khi Vinamilk được Cục Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp số đăng ký được xuất hàng vào Mỹ. Chỉ đến tháng 5/2016, Vinamilk đã quyết định tăng vốn đầu tư, mua trọn 100% cổ phần của Công ty Driftwood.

Phương thức thâm nhập thị trường New Zealand của Vinamilk

Đầu tư ra nước ngoài tiếp tục là một trong những chiến lược quan trọng của Vinamilk nhằm duy trì sự phát triển bền vững và xây dựng thương hiệu Vinamilk toàn cầu. Ảnh: VGP/Minh Thi

Trong thời điểm hình thành và hội nhập của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), nhận định châu Á nói chung và ASEAN nói riêng đang là một thị trường đầy tiềm năng với mật độ dân số trẻ và tỷ lệ được tiếp cận với sữa chưa cao, sau hơn 10 năm thâm nhập thị trường Campuchia, ngày 25/5/2016, Vinamilk đã khánh thành Nhà máy sữa Angkor tại Phnompenh.

Đây là nhà máy sữa đầu tiên và duy nhất tại quốc gia hơn 15 triệu dân với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 7%. Nhà máy có mức đầu tư 23 triệu USD (Vinamilk nắm giữ 51% vốn, Công ty Angkor Dairy Product của Campuchia đóng góp 49%), có công suất 19 triệu lít sữa nước, 64 triệu hộp sữa chua và 80 triệu túi sữa đặc có đường, doanh thu khoảng 35 triệu USD và dự kiến tăng dần qua các năm… sẽ là một trong những điểm nhấn mạnh mẽ để Vinamilk tiến sâu hơn nữa vào ASEAN, thị trường hơn 600 triệu dân này.

Liên tục trong khoảng tháng 5/2016, Vinamilk đã tổ chức nhiều sự kiện tại Myanmar, Campuchia, Thái Lan... đánh dấu sự mở rộng đầu tư, mở rộng thị phần của Vinamilk tại nước ngoài, đặc biệt trong khu vực ASEAN. Tại Myanmar, bên cạnh phối hợp với đối tác chiến lược là Synchro World trong mở rộng hệ thống phân phối, Vinamilk còn tập trung vào các hoạt động nghiên cứu thị trường để hiểu rõ được nhu cầu của người dân địa phương, đầu tư kinh phí marketing nhằm tăng mức độ nhận biết sản phẩm và nâng cao thương hiệu Vinamilk tại đây.

Ngày 12/5/2017, tại Bắc Kinh, Vinamilk đã đạt được bản ghi nhớ hợp tác cung cấp sản phẩm sữa của Vinamilk vào thị trường Trung Quốc, một thị trường rất lớn và tiềm năng với dân số cao nhất thế giới, tổng giá trị thị trường sữa lên đến khoảng 30 tỷ USD/năm.

Thông qua những bước tiến dài đầy tự tin vào thị trường sữa toàn cầu, Vinamilk đã là một trong những doanh nghiệp tỷ USD có công quảng bá hình ảnh các doanh nghiệp Việt đầy nội lực của Việt Nam ra thị trường thế giới. Cũng qua đó, quá trình kinh doanh tại thị trường nước ngoài đã và đang đem về cho Vinamilk những trái ngọt.

Vinamilk bắt đầu khai thác thị trường xuất khẩu từ năm 1998 với kim ngạch xuất khẩu từ xấp xỉ 30 triệu USD đã tăng nhanh và đạt mức 250 triệu USD năm 2015 (tăng trưởng bình quân 24%/ năm). Trong vòng 17 năm, tổng kim ngạch xuất khẩu của Vinamilk đạt 1,9 tỷ USD. Sản phẩm của Vinamilk đã có mặt tại hơn 40 quốc gia trên thế giới bao gồm khu vực châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, Đông Nam Á, Trung Đông và các nước khác.

Đầu tư ra nước ngoài tiếp tục là một trong những chiến lược quan trọng của Vinamilk nhằm duy trì sự phát triển bền vững và xây dựng thương hiệu Vinamilk toàn cầu.

Với các thành công hiện có, Vinamilk đang góp phần nâng cao vị thế ngành sữa nói riêng và dinh dưỡng nói chung của Việt Nam trên bản đồ quốc tế, đồng thời trở thành cầu nối đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới. Đây cũng chính là mục tiêu lớn nhất của Vinamilk khi đầu tư ra nước ngoài.

Minh Thi