Quả dưa hấu có tên gọi khác là quả gì năm 2024

Theo như Lĩnh Nam chích quái liệt truyện thì ngày xưa, đời Hùng Vương có một người ngoại quốc, mới được 7 tuổi theo thuyền buôn từ phương Nam đến nước Văn Lang, vua Hùng mua về làm đầy tớ. Khi trưởng thành, cậu bé ngày nào nay đã là một chàng trai cao lớn, diện mạo đoan chính, thông minh, tuấn tú; vua Hùng rất yêu mến mới nhận làm con nuôi và đặt tên là Mai Yến, tên chữ là Mai An Tiêm và chọn một cô gái xinh đẹp, hiền thục gả cho làm vợ, sau sinh được một trai. Nhờ được vua yêu, tin dùng nên dần dần Mai An Tiêm thành phú quý, ai cũng muốn lấy lòng, thường đến dâng lễ vật không thức gì là không có; từ đó Mai An Tiêm sinh ra kiêu mạn, thường tự bảo rằng:"Của cải này là vật tiền thân của ta, ta không cần nhờ vào sự ban ơn của vua". Hùng Vương nghe được, nổi giận nói rằng: "Làm thần tử mà nó không biết ơn chúa, sinh ra kiêu mạn, nói rằng của cải đều là vật tiền thân của nó. Bây giờ ta đem bỏ nó ra ngoài biển, ra nơi không có người sinh sống để coi thử nó có còn cái vật tiền thân nữa hay không?".

Nói rồi ra lệnh đày Mai An Tiêm và vợ con ra một hòn đảo hoang ở ngoài cửa biển Nga Sơn, bốn phía không có dấu chân người, chỉ cấp cho lương thực đủ dùng trong 4-5 tháng mà thôi, ăn hết là chết đói. Vào ngày nọ, bỗng thấy một con bạch hạc lớn từ phương tây bay lại, đậu lên mỏm núi cao, kêu lên ba bốn tiếng thì 6-7 hạt màu đen rơi trên mặt cát, một thời gian sau hạt đơm hoa kết trái; chim chóc kéo đến mỏ khoét để ăn. An Tiêm thấy thế mừng rỡ nói:"Chim ăn được tất người ăn được. Đây chính là thứ mà trời ban cho để nuôi ta đó". Quả thật, trái đó ăn vào mùi vị thơm tho ngọt ngào, mát ruột vô cùng. Mỗi năm trồng tỉa thêm, ăn không hết thì đem đổi cho các thuyền buôn qua lại vùng biển đảo đó lấy lúa gạo nuôi vợ con. Có người hỏi Mai An Tiêm đây là quả gì, chợt nhớ đến chuyện chim tha hạt từ phương Tây đem đến nên đặt tên là quả Tây qua. Lâu ngày, Hùng Vương nhớ đến người con nuôi của mình bèn sai người đến chỗ hòn đảo nơi Mai An Tiêm ở để xem có còn sống hay không. Người ấy về tâu lại mọi chuyện với vua. Vua Hùng than thở hồi lâu mới nói rằng: “Lời nói của nó năm xưa tuy tự mãn nhưng quả thực là đúng như vậy”. Sau đó vua Hùng cho gọi Mai An Tiêm về, trả quan chức lại và ban cho thêm của cải, lại đặt tên chỗ vợ chồng Mai An Tiêm ở là "An Tiêm Sa Châu".

Hòn đảo nơi Mai An Tiêm bị đày đến sau này dần dần được bồi đắp trở thành đất liền, người dân đến sinh sống ngày một đông, dựng thành làng ấp và đặt tên là làng Mai An, còn gọi là Mai Thôn (nay thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

Tương truyền vì là vùng đất gốc nên là nơi trồng dưa ngon nhất nước; người dân ở đây tôn vợ chồng Mai An Tiêm là "Bố Cái dưa hấu" hay "ông bà tổ dưa tây". Sách Lĩnh Nam chích quái liệt truyện cho biết khi lễ bái đều lấy quả dưa Tây qua làm đồ tế tự.

Về sau được gọi là dưa hấu, theo một số bản chép về câu chuyện này thì khi được về đất liền, Mai An Tiêm đã dâng lên vua Hùng một thuyền đầy dưa, vua ăn thấy ngọt mát thấu dạ nên truyền đặt là dưa thấu, chữ “thấu” ở đây còn hàm ý vua đã thấu hiểu được sự cố gắng và tấm lòng của Mai An Tiêm. “Dưa thấu” sau được đọc chệch gọi là dưa hấu.

Hình ảnh Mai An Tiêm và sự tích quả dưa hấu là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước, là lời ngợi ca bản lĩnh, ý chí vượt khó khăn để sinh tồn. Bằng trí tuệ và sức lao động con người thời Hùng Vương, mà Mai An Tiêm là hình tượng tiêu biểu đã xây dựng, vun đắp lên một đời sống vật chất đầy đủ, sung túc.

Vào mùa hè người dân rất thích ăn dưa hấu vì đây là loại quả có tác dụng giải nhiệt rất cao, chứa nhiều nước nên có thể bù đắp lượng nước cơ thể bị mất đi do nắng nóng.

Dưa hấu được trồng khắp các tỉnh ở miền Bắc và miền Nam nước ta và ở nhiều nước nhiệt đới khác. Người dân chủ yếu trồng để lấy quả ăn. Hạt cũng được thu nhặt để làm thực phẩm.

Quả dưa hấu có tên gọi khác là quả gì năm 2024

Dưa hấu cho ta vị thuốc quý.

Mùa quả ở miền Bắc từ tháng 4 đến tháng 7, ở các tỉnh miền Nam từ tháng 1 đến 3-4 (trước và sau tết âm lịch).

Việc sử dụng các bộ phận của dưa hấu làm thuốc ít được chú ý hơn, thường chỉ có tính chất địa phương: Người ta dùng vỏ giữa của quả dưa hấu với tên tây qua thủy – Mesocarpium Citrulli. Vỏ dưa được cạo bỏ lớp vỏ ngoài màu xanh, phơi khô vỏ quả giữa để dùng.

Ngoài ra, còn dùng lớp vỏ xanh phơi khô với tên tây qua bì – Exocarpium Citrulli.

Hạt dưa hấu cũng được thu nhặt phơi khô rang chín mà ăn hay làm nhân bánh, kẹo.

Trong hạt dưa hấu, J. Barksdale chiết được chất cucurboxitrin.

1. Công dụng và liều dùng của dưa hấu

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, quả dưa hấu được dùng chủ yếu trong nhân dân làm thức ăn bổ và mát vào mùa hè (tết ở miền Nam vào đúng những ngày nóng nực), hạt rang lên ăn hay dùng làm bánh mứt kẹo.

Trong y học cổ truyền dân gian, người ta coi dưa hấu có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh thử, giải nhiệt, lợi tiểu, dùng trong những trường hợp tăng huyết áp, nóng trong bàng quang, đái buốt, viêm thận, phù thũng, vàng da, đái tháo đường, say rượu, cảm sốt, phiền khát.

Quả dưa hấu có tên gọi khác là quả gì năm 2024

Dưa hấu món ăn giải nhiệt ngày nóng.

Ngày dùng 10-40 g vỏ quả giữa hay vỏ quả ngoài (tây qua bì) dưới dạng thuốc sắc. Thêm nửa lít nước vào đun sôi giữ sôi trong 15 phút rồi uống thay nước trong ngày.

Tại Malaysia, nước ép rễ dưa hấu dùng cầm máu sau khi đẻ hay sau khi bị dọa sảy thai.

Đơn thuốc có vỏ dưa hấu

- Chữa tiêu chảy: Vỏ dưa hấu khô 20g, nước 500ml sắc còn 300ml, chia 3-4 lần uống.

- Chữa cảm sốt, đầu váng, mắt hoa, nhiều mồ hôi: Tây qua bì 20g, hoa hay cành kim ngân 20g, trúc diệp 10g, nước 500ml, đun sôi, giữ sôi 15 phút. Chia 3 lần uống trong ngày.

2. Món ăn - thuốc có dưa hấu

Theo TS. Nguyễn Đức Quang (bác sĩ y học cổ truyền) một số món ăn - thuốc có dưa hấu như sau:

- Nước tỏi dưa hấu: Dưa hấu 1 quả, tỏi 30-60g. Dưa hấu khoét một miếng tạo ra lỗ hổng, cho tỏi đã bóc vỏ vào, đặt miếng dưa vừa khoét vào cho kín, cho vào nồi, đun cách thủy, lấy ra ép nước uống. Dùng tốt cho bệnh nhân bị các chứng bệnh xơ gan cổ trướng, viêm thận cấp, viêm thận mạn.

Quả dưa hấu có tên gọi khác là quả gì năm 2024

Nước ép dưa hấu rất tốt tuy nhiên không nên lạm dụng.

- Tây qua bì thang: Dưa hấu (lấy phần vỏ trắng bỏ ruột đỏ) 60g, diếp cá 30g, mướp 30g cùng đem nấu canh, thêm gia vị cho ăn. Món này rất tốt cho người bị viêm tắc mũi dạng viêm khô. Dùng liên tục 3-5 ngày.

- Nước ép dưa hấu: Lấy phần cùi trắng quả dưa hấu (tây qua bì) 200g để sẵn; chi tử 12g, xích thược 2g, hoàng liên 2g, cam thảo 2g. Sắc lấy nước, cho thêm chút ít đường phèn khuấy tan đều. Uống dần ít một, ngậm giữ ở trong miệng khoảng vài phút trước khi nuốt. Ngày 1 lần, liên tục trong 10 ngày. Dùng cho người viêm họng loét miệng.

+ Hoặc: Dưa hấu bổ ra ép lấy nước khoảng 250ml, cho uống. Công dụng giải nhiệt, giải nắng. Dùng cho bệnh nhân bị hội chứng dương minh nhiệt thịnh, biểu hiện miệng khô nứt, khát nước, trạng thái kích ứng thần kinh.

+ Hoặc: Nước ép dưa hấu liều lượng tùy ý, uống rải rác trong ngày. Dùng tốt cho người bị loét miệng, viêm họng dạng viêm khô.

- Dưa hấu xào cà rốt: Tây qua bì 300g, cà rốt 200g, gừng tươi 15g. Tây qua bì thái lát; cà rốt thái lát, gừng tươi đập giập. Tất cả xào với dầu thực vật, thêm gia vị. Ăn thành bữa phụ hoặc ăn trong bữa chính. Ngày 1 lần, đợt dùng 7-10 ngày. Món này rất tốt cho các bệnh nhân viêm xoang mũi má, tắc ngạt mũi tiết đờm vàng đục hoặc có thể lẫn tia huyết.

- Cháo dưa hấu: Vỏ dưa 40g, mạch nha 20g, ý dĩ 20g. Tất cả nấu thành cháo đặc. Ăn trong ngày, ăn liền trong 5-7 ngày. Trị mùa hè ăn uống kém, tiêu hóa không tốt, đầy bụng, người mệt mỏi, không thiết làm việc.

Lưu ý: Mặc dù dưa hấu có lượng đường thấp phù hợp với người bệnh đái tháo đường nhưng tốt nhất người bệnh nên ăn dưa hấu một vài miếng nhỏ thay vì ép nước, vì ép dưa hấu sẽ loại bỏ chất xơ, khiến cơ thể hấp thụ đường dễ dàng hơn. Uống nhiều dễ làm tăng đường trong máu.

Quả dưa hấu có tên gọi khác là gì?

Dưa hấu còn gọi là dưa đỏ tây qua, thủy qua, hàn qua, hạ qua. Tên khoa học Citrvllus vulgaris Schrad. Thuộc họ Bầu bí Cucurbitaceae. Vào mùa hè người dân rất thích ăn dưa hấu vì đây là loại quả có tác dụng giải nhiệt rất cao, chứa nhiều nước nên có thể bù đắp lượng nước cơ thể bị mất đi do nắng nóng.

Dưa hấu còn có tên gọi khác là gì?

Không chỉ là trái cây phổ biến, dưa hấu còn là bài thuốc dân gian chữa được rất nhiều bệnh phổ biến. Dưa hấu còn gọi là dưa đỏ, tây qua, thủy qua, hàn qua, hạ qua... Tên khoa học Citrullus vulgaris Schrad. Thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae.

Tại sao lại gọi là dưa hấu?

Vì chim đã mang hột dưa đến từ phương Tây, nên An Tiêm đặt tên cho thứ trái cây này là Tây Quạ Người Tầu ăn thấy ngon, khen là "hẩu", nên về sau người ta gọi trại đi là Dưa Hấu.

Quả dưa hấu có từ bao giờ?

Dưa hấu xuất hiện lần đầu tiên trong một cuốn từ điển tiếng Anh vào năm 1615. Các bảo tàng ở Nam Phi liệt kê, dưa hấu đã được giới thiệu cho người da đỏ Bắc Mỹ vào những năm 1500. Những nhà thám hiểm người Pháp đầu tiên tìm thấy người Mỹ bản địa đang trồng chúng ở Thung lũng Mississippi.