Quan hệ thương mại là gì

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Tranh chấp thương mại là gì?

Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.

Đặc điểm của tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể, có thể kể đến như:

  • Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; cho thuê, cho thuê mua; xây dựng; vận chuyển hàng hóa; mua bán trái phiếu, cổ phiếu; đầu tư tài chính, ngân hàng.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

Thứ hai, mâu thuẫn phát sinh từ hoạt động thương mại, do hành vi vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật của các bên tham gia quan hệ hợp đồng thương mại làm thiệt hại đến lợi ích của bên còn lại.

Thứ ba, tranh chấp thương mại chủ yếu là tranh chấp giữa các thương nhân. Ngoài ra các cá nhân, tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại khi trong các giao dịch, bên không có mục đích sinh lợi chọn áp dụng luật thương mại.

Phân loại các tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại được chia thành các loại sau:

  • Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ: tranh chấp thương mại trong nước và tranh chấp thương mại quốc tế.
  • Căn cứ vào số lượng các bên tranh chấp: tranh chấp thương mại hai bên và tranh chấp thương mại nhiều bên.
  • Căn cứ vào lĩnh vực tranh chấp: tranh chấp liên quan đến hợp đồng, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, đầu tư, …
  • Căn cứ vào quá trình thực hiện: tranh chấp trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng và tranh chấp trong quá trình thực hiệc hợp đồng.
  • Căn cứ vào thời điểm phát sinh tranh chấp: tranh chấp thương mại hiện tại và trong tương lai.

Trong kinh doanh, việc lựa chọn được đối tác phù hợp nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và lâu bền là điều mà doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới. Vậy đối tác trong kinh doanh là gì? Giữa đối tác và khách hàng được phân biệt thế nào?

Lựa chọn được đối tác phù hợp trong kinh doanh đóng góp rất nhiều vào sự phát triển và thành công chung của các doanh nghiệp

1. Đối tác trong kinh doanh là gì?

Đối tác là mối quan hệ làm việc giữa 2 cá nhân, tổ chức trở lên, cùng xây dựng, tham gia, chia sẻ một loại hoạt động để hướng tới mục đích chung.

Đối tác trong kinh doanh là một thực thể thương mại [cá nhân hoặc tổ chức] đặt mối quan hệ liên minh với doanh nghiệp nhằm vào một mục đích nhất định trong kinh doanh. Mối quan hệ này thường được ràng buộc bởi hợp đồng với các điều khoản trách nhiệm, quyền lợi rõ ràng của các bên tham gia.

2. Một số thuật ngữ về đối tác trong kinh doanh

Hiểu về đối tác trong kinh doanh giúp bạn có được định hướng và những tiêu chí đặt ra nhằm lựa chọn mối quan hệ hợp tác phù hợp, đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.

2.1. Đối tác chiến lược trong kinh doanh

  • Đối tác chiến lược trong kinh doanh là mối liên kết giữa hai doanh nghiệp, thường được giao kết bởi các hợp đồng kinh doanh có pháp lý rõ ràng, cùng thực hiện hướng tới mục tiêu kinh doanh chung.
  • Khi hai doanh nghiệp là đối tác chiến lược của nhau, họ sẽ cùng nhau phát triển một lĩnh vực nào đó. Ví dụ như mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thương mại, họ sẽ cùng quảng cáo, tiếp thị để cùng tạo nên một thương hiệu sản phẩm. Mối quan hệ giữa một công ty sản xuất, chuyên cung cấp kỹ thuật, sản xuất hợp tác với một doanh nghiệp quy mô nhỏ để tạo ra một sản phẩm chuyên ngành mới.

2.2. Đối tác tiềm năng

  • Đối tác tiềm năng là các đối tác phù hợp với mục đích hợp tác của doanh nghiệp, hiện tại chưa hợp tác nhưng trong tương lai nếu cơ hội hợp tác đến thì sẽ tạo nên nhiều lợi thế cho cả hai bên.
  • Trong một số trường hợp, sự hợp tác không chỉ đơn thuần là trong kinh doanh mà còn bao gồm nhiều khía cạnh. Như sự hợp tác, quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia, việc hợp tác được phân định từ thấp đến cao bao gồm:
    • Đối tác.
    • Đối tác toàn diện.
    • Đối tác chiến lược.
    • Đối tác chiến lược toàn diện. Đây là sự hợp tác liên quan đến chính trị, an ninh của một quốc gia.

Đối tác là cùng nhau thực hiện mục tiêu chung

3. Đối tác kinh doanh có thể là ai?

Đối tác trong kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là 1 hoặc nhiều đối tượng: 

  • Khách hàng.
  • Nhà cung cấp chính.
  • Kênh trung gian [như đại lý hay cửa hàng nhượng quyền...]
  • Nhà cung cấp các dịch vụ bổ sung.

4. Đối tác và khách hàng khác nhau như thế nào?

Giữa đối tác và khách hàng có những điểm khác biệt nhất định

Trong kinh doanh, thương mại và sản xuất, khách hàng là cá nhân hay tổ chức nhận hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm hoặc một ý tưởng có được từ người bán, nhà cung cấp hoặc nhà phân phối thông qua giao dịch tài chính, trao đổi bằng tiền hoặc một số tài sản có giá trị thanh khoản khác.

Có thể thấy, Khách hàng là người trả tiền cho dịch vụ hoặc sản phẩm.

Ta có thể thấy, sự khác biệt giữa khách hàng và đối tác đó là:

  • Đối tác sẽ không trả tiền cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, mà đối tác là mối quan hệ chia sẻ, cùng đạt được mục đích và thành công của 2 bên. Các đối tác trong quan hệ hợp tác làm việc cùng nhau để giúp nhau đạt được mục tiêu chung, như cùng có lợi từ tài chính, thương hiệu hoặc thậm chí nâng cao các đề xuất kinh doanh tổng thể.
  • Một đối tác trở thành khách hàng ngay khi đối tác đó phải trả tiền khi tham gia vào quan hệ đối tác nhằm đạt được mục đích thỏa mãn nhu cầu. Vì vậy, nếu một đối tác quyết định tính phí đối tác kia khi đang hợp tác, thì mối quan hệ đó sẽ trở thành khách hàng - nhà cung cấp và không còn là quan hệ hợp tác hướng tới mục đích chung nữa.

Trên đây là khái niệm về đối tác, đối tác trong kinh doanh là gì? Cùng cách phân biệt giữa đối tác và khách hàng. 

Để tìm và lựa chọn được đối tác phù hợp trong kinh doanh, CRIF D&B Việt Nam giúp bạn có cái nhìn đánh giá tổng quan nhanh nhất về một doanh nghiệp cùng các thông số về sức mạnh tài chính, giúp bạn nhanh chóng có được các đối tác tiềm năng để cùng phát triển vì lợi ích chung.

Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể về các sản phẩm và dịch vụ đánh giá doanh nghiệp, bạn hãy liên hệ theo thông tin sau:

Hiện nay, tuy đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam nhưng bạn có thể dễ dàng bắt gặp các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài tại các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại như: điện thoại Iphone của Mỹ, rượu vang Ý, các sản phẩm dưỡng da Hàn Quốc,….Đây đều là thành tựu to lớn mà mỗi quốc gia đã đạt được khi tham gia vào sân chơi thương mại quốc tế.

Vậy thương mại quốc tế là gì? chúng tôi xin cung cấp cho Quý vị những thông tin hữu ích về vấn đề trên thông qua bài viết này.

Thương mại quốc tế là các hoạt động thương mại có tính chất quốc tế, trong đó, thương mại là những hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ giữa các thương nhân nhằm mục đích sinh lợi, còn tính quốc tế của các giao dịch này thường được thể hiện ở các yếu tố:

– Giao dịch được ký kết và thực hiện bởi các thương nhân có quốc tịch khác nhau;

– Giao dịch được thực hiện tại quốc gia khác quốc gia mà thương nhân mang quốc tịch;

– Đối tượng của giao dịch có tính quốc tế.

Đặc điểm của thương mại quốc tế

Sau khi tìm hiểu thương mại quốc tế là gì? có thể thấy đây là một hoạt động đang diễn ra phổ biến trên thế giới ngày nay. Quý vị có thể dễ dàng nhận biết nó thông qua những đặc điểm sau:

– Đối tượng trao đổi trong thương mại quốc tế là hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa và dịch vụ phải có sự trao đổi,mua bán hoặc cung ứng qua biên giới thông qua các hoạt động như xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư,…

– Chủ thể thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế thường là các thương nhân. Tuy nhiên, đối với một số hoạt động đặc biệt như mua sắm chính phủ, luật quốc tế vẫn cho phép nhà nước tham gia.

– Nguồn luật điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế cũng như các tranh chấp phát sinh từ việc giao kết, thực hiện các giao dịch kinh doanh quốc tế là pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Trong đó, luật quốc tế bao gồm điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế và án lệ. Còn pháp luật quốc gia thì bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật do từng quốc gia ban hành như: luật, nghị định, thông tư, chỉ thị, quyết định,….

– Ngôn ngữ sử dụng trong thương mại quốc tế thường là tiếng Anh.

– Phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế giữa các bên là ngoại tệ có khả năng chuyển đổi.

Nhằm giúp Quý vị hiểu rõ hơn về thương mại quốc tế là gì? sau đây chúng tôi xin đưa ra ví dụ sau:

Công ty A [Việt Nam] ký kết hợp đồng mua bán 1000 tấn gạo với công ty B [Hoa Kỳ] trong đó thỏa thuận hàng hóa sẽ được giao bằng tàu biển theo điều kiện CIF của INCOTERM 2010.

Vì sao các quốc gia phải tiến hành các hoạt động thương mại quốc tế với nhau?

Thương mại là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của quốc gia tuy nhiên có hai nguyên nhân chính giải thích cho việc tại sao các quốc gia lại có xu hướng hội nhập, hợp tác thương mại với nhau. Cụ thể là:

– Nguyên nhân kinh tế: ý tưởng tự do hóa thương mại trên thế giới từ lâu đã xuất hiện trong các học thuyết kinh tế nổi tiếng của Adam Smith hay David Ricardo. Đây là các học thuyết nền tảng cho sự ra đời của thương mại quốc tế.

Theo Adam Smith “người thợ may không nên đóng giày cho chính mình mà nên mua giày của người thợ đóng giày. Người thợ đóng giày không nên tự may quần áo cho mình mà nên mua quần áo của người thợ may….” Vì vậy, quốc gia chỉ nên sản xuất và trao đổi những hàng hóa mà mình có lợi thế tuyệt đối. Điều này sẽ giúp các quốc gia tiết kiệm thời gian, sức lao động và chi phí sản xuất.

Quan điểm về “chuyên môn hóa” và “lợi thế tuyệt đối” nêu trên đã được Ricardo tiếp tục phát triển. Ông đã xây dựng “học thuyết tương đối so sánh”, theo đó quốc gia nên tập trung sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có ưu thế hơn đồng thời nhập khẩu những hàng hóa mà mình không có ưu thế trong tương quan so sánh với các quốc gia khác.

– Nguyên nhân chính trị: Có câu nói “nếu không để hàng hóa đi qua biên giới thì người lính sẽ vượt qua biên giới”. Trên thực tế, một trong những nguyên nhân gây ra chiến tranh thế giới lần thứ II lại bắt nguồn từ chính sách bảo hộ thương mại của các quốc gia. Vì vậy, thương mại quốc tế chính là một chính sách ngoại giao quan trọng của các quốc gia ngày nay. Nếu các nước có quan hệ thương mại với nhau thì sẽ làm giảm nguy cơ chiến tranh và xung đột vũ trang trên thế giới.

Vai trò của thương mại quốc tế

Từ khi ra đời, thương mại quốc tế đã đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế trên thế giới như:

– Khuyến khích nền kinh tế phá triển theo hướng chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế so sánh;

– Mở rộng thị trường đến những nơi mà các nhà sản xuất nội địa khó có thể tiếp cận, từ đó thúc đẩy việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

– Phổ biến các công nghệ và ý tưởng mới làm tăng năng lực sản xuất của người lao động và nhà sản xuất nội địa;

– Tạo ra nhiều việc làm cho lao động nội địa từ đó làm giảm tỉ lệ thất nghiệp và gánh nặng xã hội.

Việt Nam cũng đang là một nước tham gia rất tích cực vào sân chơi thương mại quốc tế. Điều này đem đến cho Việt Nam nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít rủi ro.

– Thuận lợi

+ Khắc phục được tình trạng bị phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế.

+ Đẩy mạnh thương mại và quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới.

+ Việt Nam sẽ có lợi từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp khi có quan hệ với các cường quốc thương mại lớn trên thế giới.

+ Việt Nam sẽ có điều kiện thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ mới… của nước ngoài

+ Nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong nền kinh tế, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam

+ Tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm Việt Nam và thúc đẩy thương mại phát triển.

– Khó khăn

+ Cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn, gây sức ép không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã quen với sự trợ giúp của Nhà nước, những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và công nghệ yếu kém

+ Hội nhập kinh tế quốc tế với sự chuyển dịch tự do qua biên giới các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội.

+ Thể chế kinh tế nước ta đang còn quá phức tạp, rườm rà khiến các nhà đầu tư e ngại khi đầu tư vào Việt Nam

+ Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và đội ngũ doanh nhân chưa đủ mạnh, thiếu kiến thức về thương mại quốc tế đễ quản lý nền kinh tế.

+ Hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự hợp tác về an ninh và văn hóa. Đồng thời, việc mở cửa thị trường, mở rộng giao lưu trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, bên cạnh nhiều mặt tốt, những cái xấu cũng du nhập vào gây ảnh hưởng không tốt đến truyền thống văn hóa Việt Nam.

Do đó, để khẳng định sức mạnh của mình trước làn sóng toàn cầu hóa kinh tế, Việt Nam cần phải:

– Xây dựng cơ sở vật chất hạ từng nhằm thu hút đấu tư nước ngoài. Ứng dụng công nghệ khoa học kỷ thuật vào sản xuất nhằm khắc phục tình trạng lạc hậu và trì trệ trong sản xuất ở các doanh nghiệp.
– Đề ra được những chính sách đúng đắn nhằm tăng cường khả năng kiểm soát vĩ mô, nâng cao tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của toàn bộ nền kinh tế, củng cố và tăng cường các giải pháp an sinh xã hội để khắc phục những khó khăn ngắn hạn.
– Phải liên tục hoàn thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư và phát huy mọi tiềm lực của tất cả các thành phần kinh tế. Đồng thời không ngừng hoàn thiện các quy định về cạnh tranh để bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng khi hội nhập.
– Tạo ra được một nền hành chính công khai hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn, một nền hành chính vì quyền lợi chính đáng của mọi người dân, trong đó có doanh nghiệp và doanh nhân, lấy người dân, doanh nghiệp, doanh nhân làm trọng tâm phục vụ, khắc phục mọi biểu hiện trì trệ, thờ ơ và vô trách nhiệm
– Cần phải đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và đội ngũ doanh nhân đủ mạnh, có năng lực và phẩm chất tốt.
– Các cấp lãnh đạo, quản lý và mọi người dân phải nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhằm nâng cao sức đề kháng, chống lại sự tha hóa, biến chất, chống lại lối sống hưởng thụ, tự do tư sản…

Video liên quan

Chủ Đề