Quản trị viên trên messenger là gì

Chắc hẳn thuật ngữ “quản trị viên” không còn quá xa lạ với những bạn trẻ ngày nay. Nhưng không phải ai cũng biết quản trị viên là gì? Công việc thường ngày của họ như nào? Làm thế nào để trở thành một quản trị viên? Để tìm được câu trả lời, hãy đọc bài viết dưới đây nhé!

Quản trị viên là gì?

Quản trị viên (Administrator) là một thuật ngữ dùng để nói đến một vị trí, chức danh trong một công ty, tổ chức. Quản trị viên sẽ đảm nhận một số công việc như quản lý, điều phối, theo dõi, sắp xếp những hoạt động trong đội nhóm, tổ chức để hệ thống được vận hành một cách hiệu quả, nhịp nhàng nhất.

Quản trị viên trên messenger là gì

Quản trị viên - Administrator là gì? (Nguồn: Internet)

Vai trò và nhiệm vụ của quản trị viên

Vai trò

Quản trị viên có vai trò không thể thiếu trong một công ty. Họ sẽ nghiên cứu, thu thập thông tin và truyền tải những thông điệp đến với khách hàng sao cho hiệu quả nhất. Không chỉ làm việc với khách hàng, quản trị viên còn đại diện cho lãnh đạo công ty để phổ biến những thông tin cho toàn thể đội ngũ nhân viên, để củng cố niềm tin, mang lại những giá trị tốt đẹp nhất cho công ty.

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ chính của admin chính là quản lý toàn bộ các bộ phận trong công ty. Họ có vai trò rất quan trọng bởi không chỉ cần phát triển tổ chức mà còn phải làm sao để tất cả hoạt động diễn ra an toàn, trong tầm kiểm soát.

Nếu là quản trị viên phụ trách mảng mạng xã hội, bạn sẽ có nhiệm vụ là quản lý các kênh truyền thông, đo lường, đảm bảo các chỉ số liên quan đến kênh như lượt tương tác, lượt tiếp cận, tìm kiếm những phương pháp để phát triển kênh.

Những yêu cầu, kỹ năng cần có của một quản trị viên

Quản trị viên trên messenger là gì

Một quản trị viên cần rất nhiều kỹ năng để hoàn thành tốt công việc (Nguồn: Internet)

Để trở thành một quản trị viên chuyên nghiệp, xuất sắc bạn cần trang bị những kỹ năng cơ bản như:

  • Có kiến thức, kỹ năng về quản lý: Công việc chính của admin chính là quản trị, nên đòi bạn cần nắm vững những yếu tố về quản lý và không ngừng học hỏi, sáng tạo để công việc được thực hiện hiệu quả, dễ dàng hơn.
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt: Quản trị viên có vai trò như một cầu nối giữa doanh nghiệp - khách hàng, lãnh đạo - phòng ban. Do đó kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn truyền đạt những thông tin một cách chính xác và hiệu quả nhất.
  • Bảo mật thông tin: Quản trị viên là người nắm bắt và quản lý toàn bộ thông tin trong doanh nghiệp. Vì vậy cần giữ bí mật tuyệt đối để tránh thông tin bị rò rỉ vào tay kẻ xấu, gây tổn thất cho công ty.

Một số vị trí quản trị viên phổ biến

Admin văn phòng

Đây là những người phụ trách những công việc quản trị văn phòng, quản lý hành chính cho doanh nghiệp, thuộc khối hành chính nhân sự trong cơ cấu tổ chức của công ty.

Admin văn phòng sẽ chủ yếu thực hiện các công việc liên quan đến văn bản, giấy tờ, soạn hợp đồng, quản lý văn phòng phẩm, vật dụng của công ty và những công việc phát sinh.

Sale admin

Quản trị viên trên messenger là gì

Công việc của Sale admin (Nguồn: Internet)

Sales Administrator (SA) là trợ lý, thư ký kinh doanh. SA sẽ phối hợp với nhân viên bán hàng và các bộ phận trong công ty để thúc đẩy doanh số, gia tăng doanh thu. Họ cũng sẽ phụ trách việc tổng hợp, báo cáo số liệu liên quan đến doanh số cho cấp trên. Ngoài ra, họ có những nhiệm vụ khác như:

  • Soạn thảo, quản lý văn bản liên quan đến những hoạt động kinh doanh
  • Xử lý đơn hàng, vấn đề nhập, xuất hàng và hồ sơ khách hàng
  • Tiếp nhận, xử lý khiếu nại của khách hàng trên website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử,...
  • Hỗ trợ bán hàng, tư vấn, thuyết phục đối tác, khách hàng hợp tác với công ty

Admin website

Admin website là một hay nhiều người nắm giữ quyền hạn cao nhất trong việc quản trị website. Họ sẽ nắm quyền kiểm soát, điều phối tất cả hoạt động của website. Phân tích số liệu website định kỳ để từ đó kịp thời lựa chọn chiến lược, định hướng nội dung để tăng tương tác và tỷ lệ chuyển đổi của trang.

Admin Facebook

Họ là quản trị viên, có tất cả quyền hạn trên fanpage, groups trên Facebook của công ty. Thông thường, phòng marketing sẽ trực tiếp đảm nhận vị trí này để xây dựng, duy trì và phát triển độ nổi tiếng của thương hiệu.

Admin diễn đàn

Với vị trí này, bạn sẽ là người có quyền hạn lớn nhất, là quản lý các diễn đàn, blog và phân quyền cho những thành viên khác trong cùng một đội ngũ quản trị như admin, mod, smod,... Công việc thường ngày của một admin diễn đàn là chọn lọc, đăng, đánh dấu spam, xóa bỏ bài viết hay thậm chí là khóa tài khoản người đăng nếu vi phạm quy chế của diễn đàn. Ngoài ra bạn cũng sẽ nghiên cứu, tổ chức những hoạt động, sự kiện để tăng tương tác, góp phần hiểu thêm về sở thích, tính cách,... của các thành viên.

Cơ hội việc làm quản trị viên, Tìm việc làm quản trị viên ở đâu?

Với sự phát triển nhanh chóng của marketing, đặc biệt là marketing online kéo theo vai trò của admin ngày càng quan trọng trong bộ máy vận hành của doanh nghiệp. Khi theo đuổi lĩnh vực này, bạn có thể làm việc tại các công ty, tổ chức hoặc cũng có thể tự tạo những group, blog, diễn đàn để đảm nhận vị trí admin.

Có rất nhiều thông tin đăng tuyển vị trí admin trên các website, diễn đàn, group FB, trang mạng xã hội,... Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những trang web uy tín như CareerBuilder để lựa chọn cho mình một công việc chất lượng nhất. Các tin tuyển dụng được đăng tải trên CareerBuilder đều được chắt lọc và kiểm duyệt một cách chặt chẽ, đảm bảo độ chính xác. Chỉ cần nhập tên việc làm bạn đang quan tâm vào ô tìm kiếm là website sẽ trả về những kết quả phù hợp cho bạn tham khảo. Ngoài ra, CareerBuilder cũng cung cấp những tiện ích khác để bạn trải nghiệm như tạo CV chuyên nghiệp chỉ với 3 bước đơn giản tại CVHay, đo lường mức thu nhập cạnh tranh khảo sát lương trực tuyến với 135.000 mẫu đã qua kiểm duyệt. Nếu bạn đang phân vân về lộ trình nghề nghiệp của bản thân, đừng bỏ qua CareerMap - 1 công cụ sẽ rất hữu ích cho bạn đấy.

Những câu hỏi thường gặp về quản trị viên

Quản trị viên học ngành gì?

Khi học Quản trị Hành chính văn phòng, Marketing,... hay bất kỳ một ngành nào khác cũng có thể trở thành quản trị viên. Chỉ cần bạn có đam mê, luôn trau dồi những kỹ năng liên quan đến nghiệp vụ là hoàn toàn có cơ hội trở thành một quản trị viên xuất sắc.

Quản trị viên trên Facebook là gì?

Họ là người nắm quyền hành cao nhất trên một trang Facebook, bao gồm: đăng tải thông tin, chắt lọc những bài viết của người đăng, quản lý các thành viên trong nhóm, kiểm soát lượng truy cập,...

Hy vọng qua bài viết này, CareerBuilder đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quản trị viên là gì, những vị admin phổ biến,... để từ đó có những lựa chọn phù hợp cho bản thân. Hãy tích lũy

Quản trị viên trên Facebook là gì?

Quản trị viên trên Facebook là gì? Họ là người nắm quyền hành cao nhất trên một trang Facebook, bao gồm: đăng tải thông tin, chắt lọc những bài viết của người đăng, quản lý các thành viên trong nhóm, kiểm soát lượng truy cập,...

Làm sao để làm quản trị viên trên Messenger?

Thêm ai đó làm quản trị viên của nhóm chat trong Messenger.

Trong phần Chat, mở nhóm chat..

Nhấn vào tên của nhóm chat ở trên cùng..

Nhấn vào Xem thành viên..

Nhấn vào người mà bạn muốn chỉ định làm quản trị viên và nhấn vào Thêm làm quản trị viên..

Nhấn vào XÁC NHẬN để xác nhận..

Quản trị viên có nghĩa là gì?

Nhà quản trị hay quản trị viên là người làm việc trong tổ chức, những người có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đó.

Làm sao để thêm quản trị viên nhóm trên Facebook?

Mở Facebook trên máy tính, nhấn vào biểu tượng trò chuyện..

Chọn nhóm mà bạn muốn thêm quản trị viên trên Messenger > Nhấn vào tên nhóm > Chọn Thành viên..

Nhấn vào biểu tượng 3 dấu chấm ở bên phải tên người mà bạn muốn thêm quyền quản trị viên > Chọn Chỉ định làm quản trị viên..

Chọn Chỉ định làm quản trị viên..